Sau đợt tăng lãi suất của các ông lớn trong hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM), mặt bằng lãi suất lại tiếp tục nóng lên khi một NHTM cổ phần áp dụng mức lãi suất 8,4%/năm đối với kỳ hạn 36 tháng.
Thu hút FDI vượt kế hoạch: Nhìn từ cách đi riêng của Đồng Nai
- Cập nhật : 26/11/2015
(Kinh te)
Đến thời điểm này của năm 2015, lần đầu tiên thu hút đầu tư tại Đồng Nai chạm mốc 2,2 tỷ USD/năm và dự báo đến cuối năm nay, con số hơn 2,2 tỷ USD sẽ còn tăng thêm nữa. Theo đó, nhiều KCN tại Đồng Nai đã và đang được lấp đầy diện tích đất cho thuê bởi một làn song đầu tư mới và có xu hướng gia tăng mạnh mẽ, nhất là từ sau khi TPP kết thúc đàm phán.
Đến thời điểm này của năm 2015, lần đầu tiên thu hút đầu tư tại Đồng Nai chạm mốc 2,2 tỷ USD/năm và dự báo đến cuối năm nay, con số hơn 2,2 tỷ USD sẽ còn tăng thêm nữa. Theo đó, nhiều KCN tại Đồng Nai đã và đang được lấp đầy diện tích đất cho thuê bởi một làn song đầu tư mới và có xu hướng gia tăng mạnh mẽ, nhất là từ sau khi TPP kết thúc đàm phán.
Hẳn nhiên sự tăng trưởng mạnh mẽ của dòng vốn FDI vào Đồng Nai thời gian qua một phần bắt nguồn từ chiến lược mở rộng đầu tư sản xuất của các DN FDI tại Việt Nam – quốc gia có nhiều cơ hội, lợi điểm từ quá trình hội nhập sâu và rộng trong thời gian tới, đặc biệt là trong sân chơi TPP. Tuy nhiên trong xu thế đó, cơ hội không chia đều mà những địa phương và các KCN có hạ tầng, chính sách thu hút đầu tư và hỗ trợ tốt sẽ tiếp tục là những “vùng trũng” thu hút FDI nhiều nhất.
Hội tụ nhiều giá trị gia tăng
So với các tỉnh, thành khác trong khu vực phía Nam, Đồng Nai có khá nhiều ưu thế để đầu tư. Đặc biệt là ưu thế về vị trí chiến lược, giao thông thuận lợi, cơ sở hạ tầng tốt và chính quyền địa phương rất tích cực hỗ trợ DN. Hiện nay, tỉnh đã phân bổ các ngành nghề đầu tư cho từng KCN để tạo thuận lợi cho DN hoạt động. Các KCN trên địa bàn tỉnh đã đầu tư hệ thống hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng mới, hiện đại, có giá trị lâu dài và tác động mạnh đến quá trình đô thị hóa. Hiện có 28 trong tổng số 31 KCN đã hoàn thiện hệ thống hạ tầng với chất lượng tốt, đảm bảo theo đúng quy hoạch và đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.
Đơn cử như KCN Xuân Lộc (tọa lạc tại xã Xuân Tâm và Xuân Hiệp, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) là một trong những KCN đã sẵn sàng chào đón nhà đầu tư với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh và đồng bộ. Tại đây, các yếu tố hạ tầng như điện, nước, hệ thống thông tin liên lạc được phủ kín trên toàn bộ các tuyến đường trong KCN, các đường truyền được ngầm hoá, dịch vụ cung cấp đa dạng, tiện ích, chủ lực là các mạng của Vinaphone, Mobifone, Viettel…
Hệ thống cống thu gom nước thải của KCN này đã hoàn thành 100% tại tất cả các tuyến đường giao thông theo quy hoạch đồng thời đã xây dựng và đưa vào hoạt động nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất giai đoạn 1 là 1.000 m3/ngày đêm, đảm bảo thu gom và xử lý nước thải của các công ty hoạt động trong KCN với chất lượng nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường quy định.
Đồng Nai hiện có 28 trong tổng số 31 KCN đã hoàn thiện hệ thống hạ tầng với chất lượng tốt, đảm bảo theo đúng quy hoạch và đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.
Một trong những yếu tố khác gia tăng lợi thế cho các nhà đầu tư chính là từ vị trí thuận lợi của KCN Xuân Lộc. Nằm ngay bên Quốc lộ 1, trục giao thông huyết mạch Bắc – Nam của Việt Nam, cách đường cao tốc Tp HCM – Dầu Giây – Long thành 35 km và cách cảng Phú Mỹ 70 km, cách sân bay Tân Sơn Nhất 35 km… KCN Xuân Lộc đem lại cho các nhà đầu tư lợi thế rất lớn về giao thông, vận chuyển hàng hóa.
Bên cạnh đó, với vị trí nằm gần trường đào tạo nghề, Bệnh viện Đa khoa Xuân Lộc, Bưu điện Xuân Lộc, Văn phòng Công an huyện Xuân Lộc, Trung tâm Thể dục Thể thao huyện Xuân Lộc và tuyến xe bus số 10, KCN, hay công trình Trường mẫu giáo trên khu đất có diện tích 22.480 m2 tại KCN Xuân Lộc có giá trị khoảng 40 tỷ đồng của Công ty TNHH Giày Dona Standard VN khởi công trong tháng 6/2015… là những lợi thế cộng hưởng tạo thêm giá trị gia tăng mà KCN này đem lại cho các nhà đầu tư.
Với định vị là một KCN miền núi có lợi thế lớn từ nguồn nguyên liệu nông sản và lực lượng lao động dồi dào tại địa phương với giá nhân công thấp và lại không tăng quá nhanh, KCN Xuân Lộc giúp DN thuận lợi từ khởi đầu và dễ dàng thích ứng với lộ trình phát triển. Đặc biệt là phù hợp với ngành công nghiệp may mặc, sản xuất hàng, sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có và nguồn nhân lực lớn tại địa phương. Hiện KCN Xuân Lộc đã lấp đầy 85% trong tổng số 71,59 ha cho thuê.
Động lực từ sự “hậu thuẫn”
Ghi nhận thực tế cho thấy, kết quả trên không chỉ đến từ sức hấp dẫn và uy tín của CTCP Sonadezi Long Bình – một thương hiệu đã và đang phát triển thành công nhiều KCN và là sự lựa chọn của nhiều thương hiệu lớn như Hisamitsu, On Semiconductor, Fujitsu, Mabuchi, Cargill, Philips, Nestle, Taekwang Vina, C.P Group…, mà chính là bởi những giá trị gia tăng mà KCN Xuân Lộc dành cho các nhà đầu tư.
Trong đó, “hạ tầng mềm” hình thành từ chủ trương không thu hút đầu tư bằng các ưu đãi riêng ngoài quy định của pháp luật mà tăng cường các hoạt động hỗ trợ DN, nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như nỗ lực đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng là yếu tố quan trọng giúp KCN Xuân Lộc trở thành KCN miền núi đạt hiệu quả thu hút đầu tư tốt nhất tại Đồng Nai tính đến nay.
Cộng hưởng tích cực với sự chuẩn bị và nỗ lực của KCN Xuân Lộc cũng như các KCN trên địa bàn nói chung, tỉnh Đồng Nai đang tích cực cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và đầu tư mạnh mẽ cho hệ thống logistics. Song song, để hỗ trợ các DN hội nhập, từ nhiều năm qua Đồng Nai đã chú trọng thu hút và phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Theo đó, Đồng Nai đã tổ chức thành lập các phân khu công nghiệp hỗ trợ và chính sách ưu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm tạo nguồn nguyên liệu dồi dào ngay tại địa phương. Đây chính là sự “hậu thuẫn” đặc biệt giúp các DN mạnh dạn đầu tư và có đủ điều kiện để hưởng lợi từ chính sách cắt giảm thuế suất.
Bởi sau khi Việt Nam tham gia các FTA, đặc biệt là tham gia TPP, Việt Nam bắt buộc phải chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào ở trong nước để tăng giá trị gia tăng. Nhất là các DN dệt may phải đáp ứng ứng quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” theo quy định của TPP và không thể nhập nguyên liệu từ Trung Quốc nếu muốn hưởng lợi ưu đãi xuất xứ từ TPP.
Theo Sở Kế hoạch – đầu tư tỉnh Đồng Nai, thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Đồng Nai từ đầu năm đến ngày 6/11/2015 đạt trên 2,2 tỷ USD, vượt hơn 2 lần so với kế hoạch năm. Trong đó, có 95 dự án nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới với trên 1,6 tỷ USD và 81 dự án điều chỉnh vốn tăng thêm hơn 620 triệu USD. Hai quốc gia có số dự án đầu tư vào Đồng Nai nhiều vẫn là Nhật Bản và Hàn Quốc với các dự án chủ yếu đầu tư vào sản xuất công nghiệp hỗ trợ.