Mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra cơ chế tỷ giá mới không phải để tác động cho sản xuất, mà để chống găm giữ ngoại tệ, giảm đô la hóa. Do đó tác động đến xuất nhập khẩu cũng sẽ là lâu dài và hiện chưa cảm nhận được.
Tỷ giá trung tâm có giúp minh bạch hóa thị trường?
- Cập nhật : 05/01/2016
(Tai chinh)
Đại diện các ngân hàng, quỹ đầu tư và chuyên gia tài chính kỳ vọng thông tin về cơ cấu tỷ giá sẽ góp phần giúp thị trường tài chính minh bạch hơn.
Các ngân hàng nhận định, việc áp dụng tỷ giá trung tâm là bước tiến trong quản lý tỷ giá, không chỉ giúp ngân hàng chủ động, mà còn mang đến những thông tin rõ ràng hơn về tỷ giá cho giới đầu tư.
Ông Đinh Đức Quang, Phó Tổng GĐ Ngân hàng Phương Đông OCB cho biết: “Ngân hàng cũng như khách hàng của mình không nên trông chờ việc bảo đảm sự ổn định tuyệt đối từ phía cơ quan quản lý, chính vì vậy ngân hàng và khách hàng sẽ hoàn thiện hơn cơ chế quản lý rủi ro cho hoạt động kinh doanh của mình”.
Còn theo đại diện Quỹ đầu tư ngoại PXP, dù chưa rõ cách điều hành tỷ giá trung tâm sẽ cụ thể như thế nào, nhưng đây không phải là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định bỏ vốn hay rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, tính linh hoạt của tỷ giá trung tâm lại được kỳ vọng sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng chuyển đổi giữa VND và USD.
Ông Kevin Snowball, Giám đốc Điều hành Quỹ Đầu tư PXP nói: “Rủi ro lớn của nhà đầu tư nước ngoài là không thể mua được USD khi muốn chuyển tiền ngược ra nước ngoài. Nếu điều hành tỷ giá linh hoạt mà xóa bỏ được thị trường chợ đen thì sẽ rất có lợi cho nhà đầu tư”.
Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính cũng nhận định, việc công bố thông tin tỷ giá sẽ là thách thức lớn nhất cho nhà điều hành trong thời gian tới.