tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Điều chỉnh tỷ giá USD/VND: Khôn ngoan hay tất yếu?

  • Cập nhật : 24/08/2015

(Tin kinh te)

Nhiều ý kiến cho rằng, quyết sách tỷ giá hôm 19/8 của cơ quan điều hành chính sách tiền tệ là “không còn đường nào khác”...

Trước động thái điều chỉnh tỷ giá USD/VND lần thứ 2 liên tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 19/8, nhiều ý kiến cho rằng, động thái này của cơ quan điều hành chính sách tiền tệ là “không còn đường nào khác”...
 

theo ba nguyen thi mui, ty gia bien dong se dan den cau ngoai te tang manh, do khong chi la cau voi ngoai te can ngay de tra no ma con la nguon ngoai te du phong.

Theo bà Nguyễn Thị Mùi, tỷ giá biến động sẽ dẫn đến cầu ngoại tệ tăng mạnh, đó không chỉ là cầu với ngoại tệ cần ngay để trả nợ mà còn là nguồn ngoại tệ dự phòng.

Theo dự báo của Tổng cục Hải quan, nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc năm nay có thể là 35 tỷ USD. Chỉ riêng 7 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập siêu 19,3 tỷ USD từ Trung Quốc.

Diễn biến trên thị trường những ngày qua cho thấy, mức nhập siêu hoàn toàn có thể vượt xa con số ước tính này. Do đó, việc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh tỷ giá là động tác mạnh và tạo nhiều quan điểm trái chiều.

“Không còn bò trườn với tỷ giá”

Đánh giá về động thái điều hành chính sách ngày 19/8 của Ngân hàng Nhà nước, ông Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, cho rằng, Ngân hàng Nhà nước không còn “bò trườn” với tỷ giá mà đã phản ứng nhanh, chuẩn xác và thông minh.

Lý giải cho điều này, ông Nghĩa cho rằng, thị trường tiền tệ mấy ngày qua đã có chuyển động theo hướng lượng mua vào ngoại tệ tăng nhanh. Điều này chứng tỏ có tâm lý găm giữ ngoại tệ và chuyển tài sản từ nội tệ sang ngoại tệ.

“Nên việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá 2 đợt, nhằm giảm kỳ vọng găm giữ ngoại tệ của các ngân hàng thương mại và cả người dân là hợp lý”, ông Nghĩa nói.

Ở khía cạnh khác, vị chuyên gia tư vấn này cho rằng, động thái này có tính đón đầu bước tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).

“Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lần điều chỉnh này sẽ chi phối đến hết quý 1 năm sau nhằm tránh tình trạng e ngại tiếp tục điều chỉnh trong ngắn hạn nên người dân và doanh nghiệp tiếp tục găm giữ ngoại tệ”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

Với nhiều năm công tác trong ngành ngân hàng, Th.S Nguyễn Thị Nhung nêu quan điểm, động thái tiếp tục nới biên độ và điều chỉnh tăng tỷ giá USD/VND của Ngân hàng Nhà nước là “đi trước đón đầu” và “không tác động quá lớn đến cán cân thương mại của Việt Nam với Trung Quốc bởi vì nhập siêu là câu chuyện khá dài, đổ hết cho chính sách tỷ giá là không khách quan”.

Bà Nhung cũng đưa ra kịch bản tồi tệ là Trung Quốc tiếp tục phá giá đồng tiền và FED tăng lãi suất vào tháng 9 tới đây. Với kịch bản này, áp lực với tỷ giá giữa VND với các đồng tiền khác sẽ lớn hơn.

“Động thái ngày 19/8 của Ngân hàng Nhà nước cũng là một bước ứng phó với kịch bản này”, bà Nhung nói.

Bước đi tất yếu

Tiến sỹ Vũ Đình Ánh cho rằng, đây là bước đi tất yếu của cơ quan điều hành chính sách tiền tệ trong điều kiện hiện nay. Ở khía cạnh khác, theo ông Ánh, từ đầu năm đến nay, tiền đồng Việt Nam đã giảm giá 5,07% so với USD.

Như vậy, Ngân hàng Nhà nước đã không thể giữ được cam kết từ đầu năm là chỉ điều chỉnh tỷ giá không quá 2% trong năm nay.

Đồng tình với ý kiến này, Phó giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Thị Mùi cho rằng, cách thức điều hành của Ngân hàng Nhà nước là không thể làm khác được. Tuy nhiên, bà Mùi cho rằng, việc điều chỉnh lần này có thể gây ra một số “tác dụng phụ” với thị trường.

Theo đó, tỷ giá biến động sẽ dẫn đến cầu ngoại tệ tăng mạnh, đó không chỉ là cầu với ngoại tệ cần ngay để trả nợ mà còn là nguồn ngoại tệ dự phòng.

Theo bà Mùi, khi Ngân hàng Nhà nước cam kết giữ ổn định tỷ giá, các ngân hàng thương mại sẽ không sử dụng công cụ phòng chống rủi ro. Một khi không dùng các công cụ này và tỷ giá bất ngờ biến động ngoài dự kiến thì rủi ro sẽ có với cả doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.

Do đó, bà Mùi kiến nghị, thời gian tới nên thực hiện những biện pháp hữu dụng hơn để thu hẹp quy mô cho vay ngoại tệ.

Trong ngắn hạn, theo bà Mùi, chưa thể bỏ được biên độ trong điều hành chính sách tiền tệ nhưng cần thay bằng biên độ mềm, nghĩa là tính toán mức tỷ giá phù hợp tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế.

Về trung và dài hạn, đặc biệt khi Việt Nam đã tham gia vào các hiệp định tự do thương mại (FTA), việc điều chỉnh tỷ giá nên linh hoạt hơn nữa, từng bước công bố mức lạm phát mục tiêu thay vì lạm phát danh nghĩa để giới quan sát có thể phân tích dựa trên mức tỷ giá thực tế thay vì tỷ giá danh nghĩa nhằm có các phán đoán và quyết định chuẩn xác hơn.

(Theo CafeF)

Trở về

Bài cùng chuyên mục