Thị trường bán buôn điện cạnh tranh có tác động lớn làm thay đổi mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh điện, nên cần có bước đi thận trọng và năm 2019 mới chính thức vận hành thị trường.
Đón đầu TPP, hàng tỷ USD vốn ngoại “ồ ạt” đổ vào dệt may
- Cập nhật : 27/08/2015
(Thuong mai)
TPP đã trở thành "thỏi nam châm" thu hút vốn ngoại vào ngành công nghiệp dệt may Việt Nam...
Theo tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” đối với hàng dệt may yêu cầu các sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam phải có nguyên phụ liệu như vải, sợi xuất xứ từ một trong các nước thành viên TPP mới được hưởng ưu đãi thuế quan.
Do đó, để tận dụng ưu đãi thuế, các nhà sản xuất hàng may mặc Việt Nam đang đứng trước 2 lựa chọn: tự sản xuất nguyên phụ liệu dệt may trong nước hoặc nhập khẩu nguyên phụ liệu từ một nước thành viên TPP; thay vì nhập khẩu từ Trung Quốc như trước đây.
Vì vậy nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vốn lớn vào Việt Nam với các khâu sản xuất sợi, dệt, nhuộm, may... nhằm đón đầu TPP.
Dự án 274 triệu USD của Far Eastern Group (Đài Loan) vào Bình Dương
Cuối tháng 6, UBND tỉnh Bình Dương đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH Polytex Far Eastern (Đài Loan) đầu tư vào một dự án sản xuất hàng may mặc trị giá 274 triệu USD.
Đây là dự án FDI lớn nhất vào Bình Dương từ đầu năm 2015 tới nay, với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 lên tới 274 triệu USD và diện tích đất thuê là 99 ha.
Đây là nhà máy thứ ba của công ty này sau Trung Quốc, Đài Loan và là nhà máy đầu tiên tại VN, thuộc nhóm sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ với công suất khá lớn gồm: sản phẩm sợi xơ tổng hợp (công suất khoảng 43.200 tấn/năm); sản phẩm dệt kim, nhuộm… công suất 127 triệu m2/năm, sản phẩm kéo sợi cotton 96 triệu m2/năm.
Ông Cheng Chen Yu - Chủ tịch HĐQT Công ty Polytex Far Eastern VN cho biết, công ty đánh giá cao tiềm năng của thị trường Việt Nam và dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng nhà máy giai đoạn 2 với quy mô từ 700 triệu - 1 tỷ USD.
“Việc đầu tư nhà máy tại Việt Nam là để đón đầu Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)” – ông Yu nói.
UBND tỉnh Bình Dương cũng cho biết trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp FDI có xu hướng đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ để đón đầu các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã và đang tham gia.
Dự án 660 triệu USD của Công ty Hyosung (Hàn Quốc) vào Đồng Nai
Trước đó, vào tháng 5/2015, UBND tỉnh Đồng Nai chính thức trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án 660 triệu USD của Công ty Hyosung Đồng Nai tại KCN Nhơn Trạch 5, tỉnh Đồng Nai.
Dự án của Hyosung Đồng Nai được xây dựng trên diện tích 22 hécta với tổng nguồn vốn lên đến 660 triệu USD. Nhà máy của Hyosung Đồng Nai chủ yếu sản xuất và gia công các loại sợi, vải bao gồm: vải mành, vải dệt; sản xuất halogen, oxit halogenua của phi kim loại và nguyên phụ liệu dùng để sản xuất sợi spandex.
Như vậy, cho đến nay, Hyosung đã có 2 dự án đầu tư ở Đồng Nai. Tổng vốn đầu tư của hai nhà máy đã lên tới 995 triệu USD và được xây dựng trên diện tích 90 ha.
Dự án 300 triệu USD của Công ty TNHH Worldon Vietnam (Hồng Kông) vào TP Hồ Chí Minh
Dự án của Công ty TNHH Worldon Việt Nam (Hồng Kông) tổng vốn đầu tư 300 triệu USD tại Tp Hồ Chí Minh với mục tiêu sản xuất sản phẩm may mặc cao cấp. Dự án này được triển khai tại khu công nghiệp Đông Nam, huyện Củ Chi với diện tích đất lên tới hơn 50 héc ta.