tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

TPP từ cái nhìn của Mỹ

  • Cập nhật : 24/08/2015

(Thuong mai)

Hiệp định TPP được miêu tả giống như một “cánh tay kinh tế” trong chính sách tái cân bằng sắp tới của ông Obama tại châu Á. Tuy nhiên, tại chính nước Mỹ, TPP vẫn phải đối mặt với một số ý kiến phản đối.

 

Phóng viên tờ The Diplomat có cuộc trao đổi với Francisco Sanchez - cựu thư ký thương mại quốc tế tại Bộ Thương Mại dưới quyền Obama, về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và quan hệ kinh tế Mỹ với các quốc gia lớn ở châu Á. Chúng tôi xin lược dịch cuộc phỏng vấn và gửi tới bạn đọc:

Hỏi: Hiệp định TPP được miêu tả giống như một “cánh tay kinh tế” trong chính sách tái cân bằng sắp tới của ông Obama tại châu Á. Ông có thể giải thích trong một điều kiện cụ thể nào, TPP giúp kéo dài chiến lược của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương?

Sanchez: Lịch sử cận đại cho thấy, quan hệ kinh tế là cách tốt nhất để củng cố mối quan hệ toàn cầu. Mối quan hệ Mỹ-Việt là một ví dụ. Trải qua 40 năm, hai nước bước ra từ chiến tranh và trở thành đối tác thương mại. Giá trị trao đổi thương mại hàng năm đạt trên 36 tỷ USD. Khảo sát cho thấy, năm 2014, 75% dân số Việt Nam có cái nhìn thiện cảm về nước Mỹ.

Thỏa thuận thương mại trước tiên cung cấp cho nhà lãnh đạo một cách để cải thiện đời sống dân chúng, trong khi xây dựng mối quan hệ quan trọng giữa các cá nhân. Tầm quan trọng của các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương ngày càng được nâng cao ở cả lĩnh vực kinh tế lẫn chính trị. TPP là một cách để Mỹ tăng cường mối liên kết với 4 quốc gia châu Á-TBD đã ở trong TPP nói riêng và các quốc gia sắp gia nhập TPP nói chung.

Hỏi : Liệu TPP có làm ảnh hưởng đến đàm phán Hiệp định đầu tư song phương (BIT) Mỹ - Trung không?

Sanchez : Thư ký thương mại Penny Pritzker đã từng tuyên bố rất rõ ràng, TPP mở cửa với tất cả các quốc gia thuộc khu vực Thái Bình Dương, bao gồm cả Trung Quốc. Đến nay, Trung Quốc còn đang bận rộn với sáng kiến thương mại của riêng mình. BIT đứng trên quan điểm chính trị chung của cả hai bên, một bộ quy tắc ràng buộc được thiết lập giúp định hướng đầu tư và có lợi cho cả hai bên.

Quan hệ Mỹ-Trung đạt mức kỷ lục trên thế giới với giá trị thương mại đạt tổng hơn 550 tỷ USD /năm, như vậy cần có một hệ thống luật để duy trì ổn định trong tương lai. Ông Sanchez cho rằng cả Mỹ và Trung Quốc đều nhận ra điều đó. Trong cuộc gặp gỡ Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Yi, ngài Wang với thái độ lạc quan cho rằng, cả hai bên cần gấp rút kết thúc BIT.

Hỏi: TPP bị một số người chỉ trích là chỉ đem lại lợi ích cho một số nhóm và lợi ích của nhóm thu nhập trung bình và người lao động bị đặt ở vị trí thấp hơn. Như vậy làm thế nào để đại diện thương mại Mỹ quản lý ảnh hưởng của các nhóm lợi ích khác nhau khi cùng theo đuổi một thỏa thuận kinh tế như TPP?

Sanchez: Điều quan trọng nhất mà Đại điện thương mại Mỹ có thể làm là gây ảnh hưởng đến các vòng đàm phán TPP, vạch ra một con số cụ thể mà mỗi người Mỹ có được. Lịch sử cho thấy lao động Mỹ cần cù và sáng tạo nhất trên thế giới. Khi bước ra trường quốc tế, họ sẽ được lợi với mác “Made in U.S.A”. Thuận lợi thâm nhập vào thị trường 11 quốc gia khác cũng có nghĩa là công nhân Mỹ và tầng lớp trung bình sẽ có cơ hội cạnh tranh tốt hơn. Như vậy, TPP giúp nền kinh tế tăng trưởng, tạo ra việc làm cho những con người bình thường. Tôi nghĩ rằng, những người chống lại TPP không nhìn thấy tiềm năng một nền kinh tế Mỹ lớn hơn và lợi ích tập trung vào các ngành cụ thể.

Hỏi: Hợp tác Mỹ-Ấn tuy trải rộng trên nhiều lĩnh vực nhưng chính phủ Mỹ lại chỉ trích New Delhi về quyền sở hữu trí tuệ. Có cơ hội nào cho cả hai bên tìm thấy một thỏa thuận công bằng hay không?

Sanchez: Trong ngắn hạn, tôi cho rằng quyền sở hữu trí tuệ sẽ tiếp tục chia rẽ Mỹ và Ấn Độ. Tuy nhiên, tôi không nghĩ điều đó kéo dài được lâu. Thủ tướng Ấn-ông Modi đang bắt đầu thực hiện những cải cách kinh tế đầu tiên. Càng ngày họ sẽ càng có nhiều của riêng để bảo vệ, tôi nghi ngờ chẳng bao lâu nữa quan chức Ấn Độ sẽ nhìn thấy giá trị lớn hơn mà quyền sở hữu trí tuệ mang lại. Quyền sở hữu trí tuệ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển ý tưởng của mình thành hiện thực, khích lệ ngành công nghiệp đầu tư thời gian và năng lượng để tạo ra công nghệ mới. Tôi rất hy vọng vào Ấn Độ trong tương lai.

(Theo CafeF)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục