Ngoại trừ các ngành hàng sản xuất xuất khẩu lệ thuộc vào nguyên liệu nhập như cao su, hạt điều, đồ gỗ thì hầu như tất cả các ngành hàng nông - thủy sản khác các DN Việt đều đã được hưởng lợi.
Vay tiền đóng tàu: Phải chỉ rõ ngân hàng nào gây khó
- Cập nhật : 26/08/2015
(Tin kinh te)
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Vũ Văn Tám khẳng định không bắt ngư dân phải đóng tàu vỏ thép giống mẫu 100%
Phóng viên: Thưa ông, nhiều ngư dân phản ánh các mẫu tàu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đưa ra không phù hợp với điều kiện đánh bắt truyền thống. Vì sao không để ngư dân tự chọn mẫu?
- Ông Vũ Văn Tám: Tôi chưa hiểu ý ngư dân đang nói là tàu vỏ thép hay vỏ gỗ. Đối với các mẫu tàu vỏ thép mà Bộ NN-PTNT đưa ra, không bắt ngư dân phải nhất nhất đóng giống 100% so với mẫu. Chúng tôi đã hướng dẫn các địa phương cũng như ngư dân rất kỹ. Mẫu tàu là mẫu cơ bản, khi đóng từng tàu cụ thể thì thiết kế phải rất chi tiết, có người thích boong cao, có người thích boong thấp, rồi nội thất như thế nào. Nhưng sửa thế nào cũng không được thay đổi cấu hình cơ bản và tính năng của tàu. Nếu muốn sửa và làm thay đổi tính năng thì phải trình Tổng cục Thủy sản, Bộ NN-PTNT để phê duyệt cụ thể từng tàu.
* Thế còn những thay đổi đơn giản, không làm khác đi tính năng thì có cần phải trình không?
- Cái này trong các văn bản hướng dẫn triển khai Nghị định 67 đã nói rất rõ. Tôi khẳng định ngư dân được phép làm.
Một trong 2 tàu cá vỏ thép của ngư dân Quảng Ngãi được hạ thủy vào tháng 5-2015Ảnh: TỬ TRỰCMột trong 2 tàu cá vỏ thép của ngư dân Quảng Ngãi được hạ thủy vào tháng 5-2015Ảnh: TỬ TRỰC
* Vậy sao ngư dân vẫn than là rất khó khăn?
- Tôi nghĩ khó khăn hiện nay có thể là ở khâu vay vốn. Tôi đã trực tiếp kiểm tra nhiều nơi, có ngư dân cứ kêu khó khăn về mẫu tàu nhưng khi hỏi thì họ lại muốn đóng tàu vỏ gỗ chứ không phải vỏ thép. Mẫu tàu vỏ gỗ là do UBND các tỉnh, TP phê duyệt chứ không phải Bộ NN-PTNT.
* Theo ngư dân, thủ tục vay tiền, giải ngân quá rắc rối. Bộ NN-PTNT có nhận được những lời than vãn của ngư dân?
- Ngư dân có phản ánh và Bộ NN-PTNT tiếp nhận được những thông tin này. Sau khi rà soát và kiểm tra, Bộ NN-PTNT đã có văn bản gửi Ngân hàng (NH) Nhà nước đề nghị xem xét và giải quyết. NH Nhà nước cũng đã biết việc này. Còn bây giờ phải nắm được trường hợp cụ thể nào, ngư dân nào gặp khó khăn, vướng mắc, chứ chúng tôi mới chỉ nhận được phản ánh chung chung từ các địa phương thôi. Địa phương phải phản ánh cụ thể chủ tàu ấy tên gì, ở đâu, vướng mắc ở NH nào rồi gửi cho NH Nhà nước đề nghị xem xét, giải quyết.
* Ngư dân Võ Phước ở TP Quảng Ngãi cho biết sau gần 1 năm làm thủ tục, hồ sơ đã đủ nhưng chờ 4 tháng rồi mà NH không giải ngân, bảo phải đợi?
- Nếu thực sự như vậy là không được. NH Nhà nước cũng giống như Bộ NN-PTNT là cơ quan quản lý nhà nước, trực tiếp thực thi là các NH thương mại. Ngư dân làm thủ tục vay vốn khó khăn ở NH nào phải chỉ rõ và nếu có đơn trình bày gửi Bộ NN-PTNT thì bộ sẽ tập hợp để có ý kiến với NH. Nếu NH không xử lý và vẫn khó khăn với ngư dân thì Bộ NN-PTNT sẽ lập tức cử đoàn công tác xuống tận nơi để cùng NH giải quyết.