Tính đến hết 7 tháng đầu năm, xuất khẩu dệt may chỉ tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước và là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Gánh nặng sẽ đổ dồn vào các tháng cuối năm với dự kiến xuất khẩu dệt may phải đạt xấp xỉ 3,4 tỉ USD/tháng, có vẻ là quá sức với doanh nghiệp nếu biết rằng, các tháng đầu năm bình quân ngành này XK chưa đầy 2 tỉ USD/tháng.
Nửa đầu năm 2016, toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tồn kho 70%
- Cập nhật : 28/07/2016
Tổng cục Thống kê cho biết tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân 6 tháng đầu năm 2016 là 70%, trong đó một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao như sản xuất kim loại đúc sẵn, sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu.
Tồn kho nhiều nhất là kim loại đúc sẵn, thuốc, hóa dược
Cụ thể, ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tồn kho với tỷ lệ 131,7%. Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tỷ lệ tồn kho 113,4%. Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tồn kho 107,5%.
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 1/7/2016 tăng 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, chỉ số tồn kho của nhiều ngành tăng cao so với mức chung như sản xuất xe có động cơ tăng 120,1%. Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và quang học tăng 89,6%. Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 25%. Sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic tăng 24,6%. Sản xuất trang phục tăng 14,6%, chế biến thực phẩm tăng 12,9%.
Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm.
Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 4,1%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 4,5%; sản xuất đồ uống giảm 6%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) giảm 12,3%.
Sản xuất thiết bị điện giảm 20%; sản xuất thuốc lá giảm 29,1%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 47,1%.
Chỉ số tiêu thụ
Tínhchung 6 tháng đầu năm, chỉ số tiêu thụ ngành chế biến, chế tạo tăng 8% sovới cùng kỳ năm 2015 (cùng kỳ năm 2015 tăng 13,1%).
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 6/2016tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, một số ngành có chỉ số tiêu thụ6 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước là ngành sản xuất sản phẩm điện tử,máy vi tính và quang học tăng 16,2%; sản xuất xe có động cơ tăng 15,5%.
Ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 12,1%; sản xuất kim loạităng 11,4%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 10,6%; sản xuất đồ uống tăng 10,1%.
Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng thấp là sản xuất trang phục tăng 6,5%; dệt tăng 6,1%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 5,4%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 2,7%.
Sản xuất hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất tăng 2%; sản xuất thuốc lá tăng 1,4%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 1,3%.
Riêng ngành sản xuất phương tiện vận tải giảm 2,4%.
Hải Minh
(Theo Người Đồng Hành)