Đảm bảo an toàn thực phẩm hay kiểm soát sử dụng chất cấm trong chăn nuôi là nan giải bởi chịu sự chi phối của nhiều thành phần, cần sự vào cuộc của nhiều bộ, ngành ...
Doanh nghiệp nhựa lo ngại trước đối thủ cạnh tranh từ Thái Lan
- Cập nhật : 04/09/2015
(Doanh nghiep)
95% doanh nghiệp tại TPHCM không đáp ứng về giá khi được yêu cầu sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cung cấp cho các doanh nghiệp lớn sản xuất ô tô, xe máy và điện tử
Đây là ý kiến của ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) với TBKTSG Online ngày 1-9 vừa qua trước xu hướng ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhựa trong nước bị tập đoàn lớn nước ngoài nhảy vào thâu tóm.
Ông Lam cho hay, ngoài thông tin chính thức Tập đoàn SCG (Thái Lan) mua 80% cổ phần Công ty Bao bì nhựa Tín Thành (Batico) cuối tháng 7 vừa qua, cho đến nay doanh nghiệp Thái Lan này cũng thâm nhập sâu vào ngành nhựa Việt Nam bằng cách mua cổ phần một số doanh nghiệp nhựa lớn khác như mua trên 20% cổ phần nhựa Bình Minh và gần 25% nhựa Tiền Phong.
Tập đoàn SCG mua 80% cổ phần của Batico với mục tiêu mở rộng sản xuất ngành bao bì và củng cố vị trí hàng đầu trong việc cung cấp bao bì tại thị trường Đông Nam Á.
Theo ông Lam, việc doanh nghiệp Thái ngày càng lấn sâu vào ngành nhựa cũng gây áp lực nhiều cho các doanh nghiệp nhựa trong nước. Hiện nay người Thái đã đi sâu vào thị trường bán lẻ Việt Nam bằng việc mua hệ thống Metro hoặc tham gia một số kênh bán lẻ khác nên sau khi thâu tóm ngành sản xuất nhựa thì người Thái sẽ đưa hàng họ vào hệ thống bán lẻ, hàng nhựa Việt sẽ từ từ bị đánh bật.
“Đây cũng là yếu tố tạo sức ép rất lớn lên doanh nghiệp sản xuất nhựa Việt Nam. Trong một chừng mực nào đó, việc người Thái thâm nhập vào ngành nhựa cũng khiến doanh nghiệp nhựa nội phải nhìn lại mình, cần xây dựng thương hiệu, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nếu không sẽ sớm bị thua ngay trên sân nhà”, ông Lam phân tích.
Liên quan đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp nhựa - cao su, Hội Nhựa – Cao su TPHCM đã thực hiện cuộc khảo sát trong vòng 3 tháng về năng lực sản xuất các doanh nghiệp hội viên tham gia sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho hai ngành ô tô, xe máy và điện tử.
Kết quả khảo sát công bố hồi cuối tháng 12-2014 cho thấy có đến 95% doanh nghiệp tại TPHCM không đáp ứng về giá khi được yêu cầu sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cung cấp cho các doanh nghiệp lớn sản xuất ô tô, xe máy và điện tử; 90% không đáp ứng được về công nghệ, 90% không đáp ứng về quản trị. Hiện Hội Nhựa - Cao su TPHCM có khoảng 100 doanh nghiệp hội viên.(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)