tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chỉnh thuế tài nguyên?

  • Cập nhật : 17/09/2015

(Chinh sach vi mo)

Nhiều nước đã sử dụng chính sách thuế nội địa, trong đó có thuế tài nguyên để thay thế cho thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải cắt giảm trong quá trình hội nhập quốc tế.

Mới đây, Bộ Tài chính đã có Tờ trình Chính phủ về việc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết để sửa đổi Biểu mức thuế suấtthuế tài nguyên thay thế cho Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13.

Theo ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ chính sách thuế (Bộ Tài chính), thực hiện Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2015 của Quốc hội tại Nghị quyết số 89/2015/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày 09/6/2015, để tiếp tục góp phần bảo vệ, khai thác tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên, đảm bảo nguồn tài nguyên phục vụ nhu cầu trong nước trong thời gian tới, đồng thời đảm bảo nguồn thu NSNNtrong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Do đó, Bộ Tài chính đã có Tờ trình số 106/TTr-BTC ngày 21/7/2015 trình Chính phủ về việc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết để sửa đổi Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên thay thế cho Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13.

anh minh hoa

Ảnh minh họa

Theo đó, Bộ Tài chính đã đề xuất điều chỉnh mức thuế suất thuế tài nguyên đối với một số nhóm tài nguyên, khoáng sản theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong tình hình mới.

Đánh giá trong thời gian qua cho thấy, tài nguyên chưa được quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả và bền vững, một số loại tài nguyên bị khai thác quá mức dẫn tới suy thoái, cạn kiệt, gây ô nhiễm môi trường, đồng thời nêu mục tiêu cụ thể về quản lý tài nguyên: Quy hoạch, quản lý, khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên quốc gia.

Ngăn chặn xu hướng suy giảm tài nguyên nước ngọt ... Hạn chế tối đa xuất khẩu khoáng sản; và đưa ra các giải pháp bảo vệ, quản lý tài nguyên như: Đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính, theo đó người hưởng lợi từ tài nguyên, môi trường phải có nghĩa vụ đóng góp để đầu tư trở lại cho quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, để góp phần đảm bảo đồng bộ hệ thống pháp luật về thuế, phí, lệ phí trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng khi phải thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế nhập khẩu, đảm bảo bình đẳng trong các quan hệ thương mại quốc tế thì việc sử dụng các chính sách thuế nội địa, trong đó có chính sách thuế tài nguyên, là một trong những công cụ tài chính có hiệu quả.

Tăng thu nội địa để bù đắp hụt thu do hội nhập

Cũng theo ông Phạm Đình Thi, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các nước đã sử dụng chính sách thuế nội địa, trong đó có thuế tài nguyên để thay thế cho thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải cắt giảm trong quá trình hội nhập quốc tế.

“Trung Quốc đã thực hiện cải cách chính sách thuế tài nguyên, trong đó đã thay đổi cách tính thuế tài nguyên để tăng nguồn thu NSNN khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới; Indonesia đã tăng mức thuế suất thuế tài nguyên từ tháng 1/2015 khi dự kiến phải thực hiện cắt giảm thuế xuất khẩu theo cam kết quốc tế” – Ông Thi lấy ví dụ.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng khuyến nghị các nước sử dụng thuế nội địa để thực hiện các phương án cắt, giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế.

Ông Thi khẳng định, việc điều chỉnh mức thuế suất thuế tài nguyên là cần thiết trong bối cảnh nước ta hiện nay nhằm góp phần đảm bảo thực hiện mục tiêu không khuyến khích khai thác tài nguyên không tái tạo có giá trị lớn, góp phần bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên và góp phần đảm bảo nguồn thu cho NSNN.

(Theo CafeF)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục