Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang rất lo lắng cho hầu bao của mình khi thời điểm Liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động đã cận kề.
2 giải pháp “hút” doanh nghiệp FDI vào công nghiệp hỗ trợ
- Cập nhật : 15/09/2015
(Tin kinh te)
Tại buổi làm việc với đoàn doanh nghiệp tỉnh Gifu (Nhật Bản) ngày 10/9, ông Nguyễn Hoàng – Chủ tịch Ủy ban phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trực thuộc VCCI, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội cho biết Việt Nam đã xây dựng 2 giải pháp để “hút” doanh nghiệp FDI vào công nghiệp hỗ trợ.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hoàng cho biết, chính phủ Việt Nam rất quan tâm tới ngành công nghiệp hỗ trợ, trong đó chú trọng 6 ngành then chốt là chế tạo ôtô, chế tạo sản phẩm điện tử, da giày, dệt may, cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao.
Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam đã quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp quyết tâm tập trung phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ còn non trẻ với những định hướng, quyết sách quan trọng và tiền đề để phát triển như: Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg; 1556/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Phê duyệt, ban hành Quyết định số 1043/QĐ-TTg về “Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030″.
“Hiện nay, nhiều ngành điện tử của Việt Nam đều phải nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài. Vì vậy, chính phủ Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp FDI đầu tư hoặc hợp tác với doanh nghiệp Việt để sản xuất, cung cấp linh phụ kiện, đáp ứng được nhu cầu trong nước” – Ông Hoàng cho biết.
Việt Nam xác định hai giải pháp chính để thu hút các doanh nghiệp FDI vào đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ là: Thứ nhất, xây dựng những chính sách ưu đãi tốt nhất cho các doanh nghiệp. Thứ hai là chuẩn bị các khu công nghiệp chuyên sâu, cơ chế chính sách riêng cho ngành công nghiệp hỗ trợ, trong đó có khu công nghiệp Nam Hà Nội – HANSSIP. Ngoài việc để các doanh nghiệp Nhật bản vào đầu tư, HANSIBA cũng sẽ giới thiệu những doanh nghiệp thành viên đủ năng lực để hợp tác.
Tính tới tháng 8/2015, có 704 dự án của Nhật Bản đang hoạt động tại Hà Nội tổng đầu tư là 4,7 tỷ USD
Giới thiệu về các doanh nghiệp tỉnh Gifu, ông Niwa Yoshinori – Chủ tịch Ban điều hành Trung tâm xúc tiến kinh tế tỉnh Gifu cho biết, Gifu là 1 tỉnh nằm ở miền Trung Nhật Bản, là nơi đặt những cơ sở sản xuất linh kiện phụ trợ cho các thương hiệu lớn của Nhật Bản như Mitsubishi, Kawasaki, Toyota… và nhiều doanh nghiệp cơ khí chế tạo, linh kiện máy, ôtô, hóa chất. GDP của tỉnh là 60 tỷ USD, trong đó 1/3 liên quan tới công nghiệp hỗ trợ.
Chủ tịch Ban điều hành Trung tâm xúc tiến kinh tế tỉnh Gifu cho biết, việc công nhân được đào tạo bài bản, có học vấn tốt sẽ là lợi thế của doanh nghiệp Việt Nam trong việc thu hút doanh nghiệp Nhật hợp tác đầu tư.