Có khá nhiều nguyên nhân khả dĩ lý giải hiện tượng bán tháo mạnh mẽ trên thị trường tuần qua, nhưng các chuyên gia cho rằng đã có sự cộng hưởng thất vọng, và yếu tố biến động tỷ giá giữ vị trí trung tâm.

Dòng tiền chuyển hướng do tác động của chứng khoán Trung Quốc lao dốc và giá năng lượng giảm cũng như việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể tăng lãi suất.
Ngân hàng America Merrill Lynch của Mỹ vừa công bố một báo cáo cho hay trong thời gian qua, thị trường chứng khoán thế giới chứng kiến một làn sóng chuyển vốn ồ ạt từ những thị trường mới nổi sang châu Âu, do tác động của chứng khoán Trung Quốc lao dốc và giá năng lượng thế giới sụt giảm cũng như những mập mờ xung quanh khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất trong thời gian tới.
Báo cáo trên, được công bố dựa trên số liệu cập nhật mới nhất từ nhà cung cấp dữ liệu EPFR Global, cho hay trong tuần trước, lượng vốn bị rút ra khỏi các thị trường mới nổi là 2,8 tỷ USD.
Đây là tuần thứ tư liên tiếp những thị trường này chứng kiến hiện tượng “chảy máu” vốn. Như vậy, trong vòng bốn tuần qua, tổng số vốn chảy ra khỏi những thị trường mới nổi đã lên đến 17 tỷ USD, chiếm hơn 50% trên tổng số 29,4 tỷ USD vốn bị rút kể từ đầu năm nay.
Trong khi đó, chứng khoán châu Âu lại đánh dấu tuần giao dịch tiếp nhận vốn thứ 12 liên tiếp, với tổng số vốn chảy vào những thị trường này đạt 83,5 tỷ USD tính đến ngày thống kê 5/8.
Cũng theo America Merrill Lynch, Trung Quốc chiếm khoảng 16,5 tỷ USD - tương đương hơn một nửa số tiền vốn được rút ra khỏi các thị trường mới nổi trong năm nay.
Cùng chung tình cảnh với các thị trường mới nổi, thị trường chứng khoán Phố Wall cũng chứng kiến 4,3 tỷ USD vốn đầu tư bị rút ra trong tuần trước, trong khi thị trường chứng khoán Nhật Bản lại thu nhận 2,6 tỷ USD. Đây là tuần giao dịch thứ 22 trong tổng số 24 tuần chứng khoán Tokyo đón nhận dòng vốn chảy vào.
Có khá nhiều nguyên nhân khả dĩ lý giải hiện tượng bán tháo mạnh mẽ trên thị trường tuần qua, nhưng các chuyên gia cho rằng đã có sự cộng hưởng thất vọng, và yếu tố biến động tỷ giá giữ vị trí trung tâm.
Điểm đảo chiều của VN-Index được dự đoán rơi vào phiên ngày thứ 3 (18/8/2015) của tuần. Điểm số trên biểu đồ ngày có thể quay lại mốc 595 - 600 điểm vào cuối tuần.
Tính trong 6 tháng đầu năm 2015, tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp cao su thiên nhiên đang niêm yết trên sàn chứng khoán đều suy giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo tỷ phú Warren Buffett, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể đã sẵn sàng để tăng lãi suất lần đầu tiên trong 9 năm qua, nhưng đây không hề là một quyết định dễ dàng cho FED.
Hai yếu tố cơ bản làm động lực cho sự tăng trưởng của thị trường là các yếu tố của nền kinh tế vĩ mô được cải thiện tốt hơn trước và dòng vốn nước ngoài được kỳ vọng sẽ trở lại Việt nam.
Sắp tới, khi Nghị định 60 có hiệu lực (từ 01/09/2015) đủ khả năng siết lại việc phát hành, tăng vốn ồ ạt thì nhiều doanh nghiệp vẫn đang chạy đua tăng vốn trước giờ G.
Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc chín đối tượng đã có hành vi dàn dựng và tham gia kế hoạch phi pháp thu lợi bất chính 100 triệu USD bằng việc đánh cắp các thông tin tài chính.
Phiên 11/8, các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới đồng loạt giảm mạnh sau khi Trung Quốc phá giá nội tệ.
Về tổng thể, TTCK sẽ chịu tác động do rủi ro tỷ giá đối với các NĐT nước ngoài tăng, tác động trực tiếp đến dòng vốn đổ vào thị trường. Tuy nhiên mức tác động tiêu cực nhìn chung sẽ không lớn.
“Chúng tôi tiếp tục mua cổ phiếu ở Việt Nam vì nền kinh tế đang phát đi những số liệu khả quan và ở thời điểm này giá cổ phiếu đang rẻ”...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự