Việc Trung Quốc hạ tiếp tỷ giá tham chiếu của nhân dân tệ thêm 1,6% khiến làn sóng bán tháo chứng khoán trên toàn cầu càng tồi tệ hơn.

Điểm đảo chiều của VN-Index được dự đoán rơi vào phiên ngày thứ 3 (18/8/2015) của tuần. Điểm số trên biểu đồ ngày có thể quay lại mốc 595 - 600 điểm vào cuối tuần.
Sau chu kỳ tăng 8 tuần bắt đầu từ 528 điểm, và 3 tuần phân phối quanh mốc 640 điểm, thị trường chung đã đi vào điều chỉnh 3 tuần về lại mốc 589 điểm. Việc điều chỉnh này về mặt chu kỳ thời gian chưa đủ để VN-Index có sự hồi phục tăng điểm trở lại, theo phân tích kỹ thuật, VN-Index cần 1 đến 2 tuần tiếp theo để tích lũy tâm lý trước khi hồi phục.
Quan sát trên biểu đồ tuần, vùng hỗ trợ điểm số để VN-Index kìm hãm đà suy giảm tại mốc 580-583 điểm.
Trên biểu đồ ngày, VN-Index đã có những phiên giảm mạnh vượt qua dải bands biên dưới, với xung lực điều chỉnh về vùng thấp tạo điều kiện cho VN-Index tăng điểm trở lại khi tiếp cận vùng hỗ trợ 580-583 điểm. Điểm đảo chiều của VN-Index được dự đoán rơi vào phiên ngày thứ 3 (18/8/2015) của tuần. Điểm số trên biểu đồ ngày có thể quay lại mốc 595 - 600 điểm vào cuối tuần.
Với những nhà đầu tư giao dịch ngắn hạn, có thể mua vào những phiên đầu tuần khi VNindex tiếp tục đà giảm theo quán tính trong tuần qua, và canh bán vào những phiên cuối tuần khi VN-Index hồi lại vùng 595-600 điểm, trước khi VN-Index có sự xác nhận tăng điểm trở lại trên tuần.
Với những nhà đầu tư dài hạn, thì hiện tại các mã cơ bản đã quay lại vùng giá hấp dẫn cho một chu kỳ mới, có thể giải ngân dần ở các mức giá kỳ vọng.
CSM – Có dấu hiệu tăng giá trở lại
Sau khi chốt quyền cổ tức ngày 24/7/2015, sự kỳ vọng ngắn hạn về CSM đã bị giảm sút, dẫn đến việc bán ra của các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu này.
Tuy nhiên, sau khi chạm vùng giá 31.x, CSM đã có sự tích lũy 9 phiên quanh mốc 31.x, và kết thúc phiên trong tuần qua đã tạo ra dấu hiệu phân kỳ dương trên biểu đồ (dấu hiệu cho thấy có sự tăng giá trở lại sau đó).
Vùng khuyến nghị mua vào: 31.3-31.7 (nghìn đồng/cp)
Vùng chốt lời ngắn hạn: 34-34.5
Vùng cắt lỗ ngắn hạn: <29.5
DLG – Mẫu hình 2 đáy
Kết thúc phiên giao dịch tuần vừa qua, DLG đã tạo ra mầu hình 2 đáy hoàn chỉnh, sau khi giảm mạnh từ vùng 9-9.2 nghìn đồng/cp xuống vùng giá 7.000 đồng/cp. Giai đoạn này giảm mạnh này là do một số công ty giảm tỉ lệ margin của mã này.
Trên biểu đồ ngày, với cây nến tăng điểm phiên thứ 6 đã xác nhận lại tín hiệu giao dịch mua vào cho DLG với mẫu hình 2 đáy được hoàn thiện trên biểu đồ ngày.
Vùng khuyến nghị mua vào: 6.9-7.2 (nghìn đồng/cp)
Vùng chốt lời ngắn hạn: 8.5-9
Vùng cắt lỗ ngắn hạn: <6.5
(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)
Việc Trung Quốc hạ tiếp tỷ giá tham chiếu của nhân dân tệ thêm 1,6% khiến làn sóng bán tháo chứng khoán trên toàn cầu càng tồi tệ hơn.
Từ mức 41.600 đồng, sau hơn hai tháng giá cổ phiếu của Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) mất hơn 11.000 đồng, trong đó có một phần nguyên nhân Ngân hàng Đông Á bị kiểm soát đặc biệt.
Những tháng gần đây, giới chức Trung Quốc đã đưa ra một loạt biện pháp nhằm khôi phục ổn định thị trường chứng khoán.
Chuỗi ngày giảm điểm liên tiếp của chứng khoán tuần qua vẫn chưa chịu kết thúc và đà giảm điểm đang tiếp tục được kéo dài sang phiên đầu tuần, 17-8.
VCB, STB, EIB, CTG, MBB cùng mất giá mạnh khiến thị trường chao đảo, Vn-Index giảm 17 điểm khi phiên chiều mới trôi qua một giờ đồng hồ.
Có khá nhiều nguyên nhân khả dĩ lý giải hiện tượng bán tháo mạnh mẽ trên thị trường tuần qua, nhưng các chuyên gia cho rằng đã có sự cộng hưởng thất vọng, và yếu tố biến động tỷ giá giữ vị trí trung tâm.
Tính trong 6 tháng đầu năm 2015, tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp cao su thiên nhiên đang niêm yết trên sàn chứng khoán đều suy giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo tỷ phú Warren Buffett, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể đã sẵn sàng để tăng lãi suất lần đầu tiên trong 9 năm qua, nhưng đây không hề là một quyết định dễ dàng cho FED.
Hai yếu tố cơ bản làm động lực cho sự tăng trưởng của thị trường là các yếu tố của nền kinh tế vĩ mô được cải thiện tốt hơn trước và dòng vốn nước ngoài được kỳ vọng sẽ trở lại Việt nam.
Sắp tới, khi Nghị định 60 có hiệu lực (từ 01/09/2015) đủ khả năng siết lại việc phát hành, tăng vốn ồ ạt thì nhiều doanh nghiệp vẫn đang chạy đua tăng vốn trước giờ G.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự