Nhân sự kiện đạt 4 giải thưởng BĐS, Flamingo Đại Lải Resort tặng 100 xe hơi Mercedes cho 100 khách hàng đầu tiên sở hữu biệt thự Luxury Golf Villa và 50 chỉ vàng SJC khi sở hữu biệt thự Hoàng Oanh, Hilltop…
FTA kích hoạt bất động sản công nghiệp
- Cập nhật : 15/03/2016
(Tin kinh te)
Nếu như rước đây không ai mặn mà với đầu tư BĐS công nghiệp vì vốn lớn và hiệu suất sinh lời không cao thì đến nay phân khúc này đang được kích hoạt bởi các FTA.
Nhiều năm trước việc đầu tư vào BĐS công nghiệp dù thành công hay thất bại nếu nhắc đến phân khúc luôn có sự e dè nhất định. Tuy nhiên sau thông tin về các hiệp định thương mại tự do được ký kết đồng nghĩa với việc phân khúc này được kích hoạt để đón đầu làn sóng đổ bộ của các doanh nghiệp FDI. Việc hỗ trợ từ hoạt động kinh tế vĩ mô đang đưa phân khúc này vào một vị trí thuận lợi để tạo nên những cuộc cách mạng lớn gắn liền với sự phục hồi nhanh của nền kinh tế.
Theo nhận định của Cushman & Wakefied Việt Nam, Việt Nam đang nhanh chóng trở thành điểm đến công nghiệp hàng đầu trên thế giới do chi phí nhân công thấp và nằm trong khu vực lưu thông hàng hải huyết mạch giữa châu Âu và châu Mỹ. Nhiều doanh nghiệp ngoại đang tìm đến Việt Nam do tốc độ công nghiệp hóa nhanh chóng vô tình tạo điều kiện để hình thành một xu thế BĐS mới. Trong đó bao gồm sự xuất hiện phổ biến của lĩnh vực cho thuê nhà máy, kho bãi. Các đơn vị sản xuất cũng như logistics cũng sẽ chuyển mình trong thời gian tới nên quỹ đất dành cho hoạt động này đang thực sự cần thiết.
Ông Jonathan Tizzard - Giám đốc Bộ phận nghiên cứu và thẩm định giá của Công ty Cushman & Wakefield Việt Nam phân tích: “Nếu chúng ta nhìn vào các thị trường mới nổi trong khu vực như Indonesia, Philippines và Thái Lan, Việt Nam đã nhận được 17% trong tổng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) đổ vào bất động sản. Indonesia chỉ nhận được 10% do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, Philippines và Thái Lan có tỷ lệ 29% và 45% tương ứng. Vì vậy, tôi tin rằng, Việt Nam vẫn là thị trường rất tiềm năng để đầu tư bất động sản và tỷ lệ thu hút vốn đầu tư trong lĩnh vực này sẽ được cải thiện trong thời gian không xa.”
Điều này minh chứng cho thấy, chỉ trong 10 tháng năm 2015, nhiều doanh nghiệp lớn trong khu vực và thế giới đã “ồ ạt” chuyển dòng vốn đầu tư sang Việt Nam, mà trước hết là TP HCM – nơi có vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển rất sôi động. Thương mại điện tử tưởng chừng không liên quan đến BĐS công nghiệp nhưng mức độ tăng trưởng chóng mặt thì nhu cầu về kho bãi logistic đang là mối quan tâm hàng đầu của lĩnh vực này.
Mới đây, sau 4 năm có mặt tại Việt Nam mạng kinh doanh trực tuyến lớn ở Việt Nam là Lazada đã khai trương kho hàng thứ 3 của mình tại KCN Tân Bình. Định hướng của lãnh đạo doanh nghiệp này sẽ mở rộng thị trường ra nhiều khu vực khác và nhu cầu về kho bãi là rất lớn. Điểm tiếp theo sẽ tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Đà Nẵng.
Các chuyên gia BĐS nhận định, nhiều tập đoàn đa quốc gia đang chuyển hướng đầu tư rời khỏi Trung Quốc nên sẽ cân nhắc một địa điểm lân cận như Việt Nam để đổ bộ và duy trì được sản xuất trong khu vực. Nếu như trước đây việc đầu tư vào BĐS công nghiệp của khối ngoại sẽ lập tức lựa chọn Indonesia hay Malaysia thì đến nay họ sẽ để ý thêm Việt Nam. Bởi lẽ nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi cộng thêm chính sách mở cho BĐS đã khiến cơ hội phát triển loại hình BĐS này cũng rõ ràng hơn.
Ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp khu công nghiệp TP HCM chia sẻ: “TPP vẫn còn khá sớm để có thể tạo nên những tác động mạnh mang tính tích cực vì còn phải mất khá nhiều thời gian để các nước thành viên bắt nhịp. Nhưng, nếu về tầm nhìn dài hạn thì TPP sẽ mang lại cú hích cực lớn cho BĐS công nghiệp. Chúng tôi hiện nay cũng đang có những chiến lược để thay đổi nhằm làm thế nào để giữ chân được những nhà đầu tư ngoại”
Nhu cầu tìm kiếm và xây dựng các xưởng, nhà máy sản xuất sẽ tăng cao trong những năm tới. Các khu công nghiệp có quỹ đất trống lớn để xây nhà xưởng sản xuất vẫn luôn thu hút được sự chú ý của các chủ doanh nghiệp nước ngoài. Việc Việt Nam ký TPP vừa qua sẽ càng kích cầu đầu tư hơn nữa trong thời gian tới.
“BĐS công nghiệp đang đứng trước cơ hội lớn do hoạt động chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, còn nhiều điểm nghẽn phải khơi thông để hiện thực hóa cơ hội do TPP mang lại. Việt Nam cần cải thiện cơ sở hạ tầng; những tiện ích về nguồn điện, nước, hệ thống internet, xử lý nước thải KCN phải được duy trì ổn định. Việt Nam có sức hấp dẫn lớn về lao động rẻ nhưng theo tôi, đầu tư nâng cao chất lượng lao động và tốt ngoại ngữ mới là năng lực cạnh tranh mang tính chiến lược.” ông Jonathan Tizzard chia sẻ.
Thống kê của Bộ kế hoạch và Đầu tư cho thấy, các khu công nghiệp đang có sự bùng nổ khi đã có thêm 87 dự án mới đang trong giai đoạn xây dựng, tương đương khoảng 41% số khu công nghiệp hiện hữu (212 khu công nghiệp với tổng diện tích 60.000 ha). Trong đó nhiều doanh nghiệp đã có kinh nghiệm trong việc đầu tư khu công nghiệp cũng như các doanh nghiệp địa ốc có quỹ đất lớn cũng đã nhanh chóng khởi động những dự án để tận dụng cơ hội này.
Siêu dự án BĐS công nghiệp của Becamex đã được khởi công xây dựng trước khi thông tin về vòng đàm phán cuối cùng của TPP được công bố vài tuần. Đó là Dự án Khu liên hợp công nghiệp và đô thị Becamex - Bình Phước với quy mô hơn 4.633 ha, với tổng mức đầu tư 21.256,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó dự án Khu công nghệ môi trường xanh cũng đã được UBND tỉnh Long An cấp phép cho triển khai với tổng vốn giai đoạn I là 450 triệu USD.
Không chỉ các doanh nghiệp nội địa tận dụng được quỹ đất của mình mà các nhà đầu tư nước ngoại có kinh nghiệm ở Việt Nam cũng thức thời rót vốn đầu tư khu công nghiệp. Đáng kể nhất là dự án khu công nghiệp rộng 410 ha, trị giá 282 triệu USD tại Long Thành (Đồng Nai), do Tập đoàn Amata (Thái Lan) làm chủ đầu tư. Trước đó, Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) cũng đã ký biên bản ghi nhớ đầu tư Khu công nghiệp Thăng Long III (Vĩnh Phúc) với quy mô gần 300 héc-ta, vốn đầu tư dự kiến 135 triệu USD. Tập đoàn Mapletree (Singapore) đã cam kết đầu tư khoảng 1 tỷ USD cho việc phát triển các khu công nghiệp, tòa nhà văn phòng và căn hộ ở Việt Nam trong thời gian tới…
Theo Bình Nguyên
News.Zing