Xu hướng "bắt tay" giữa các doanh nghiệp nội và nhà đầu tư ngoại đang dẫn hàng tỉ USD đổ vào thị trường bất động sản.
Vốn ngoại sẽ “chảy” vào đâu trên thị trường BĐS?
- Cập nhật : 02/10/2015
(Bat dong san)
Theo ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc Điều hành của CBRE Việt Nam, việc nới lỏng các quy định về sở hữu nhà cho người nước ngoài sẽ tạo ra những thay đổi hơn hẳn mong đợi cũng như những bước ngoặt quan trọng cho thị trường BĐS Việt Nam.
Lạm phát 9 tháng 2015 đạt mức thấp nhất trong mười năm qua, kỳ vọng sẽ tiếp tục hỗ trợ mức lãi suất thấp hiện tại trong thời gian tới. Đây sẽ là nhân tố cực kỳ thuận lợi để kích thích người dân đầu tư vào nhà ở.
Nếu nhìn lại năm 2007, khi ấy tỷ trọng đầu tư vốn FDI vào Việt Nam thì lĩnh vực BĐS chiếm đến 80% trong tổng vốn đăng ký đầu tư. Hiện nay, vốn FDI đã quay trở lại một cách mạnh mẽ với tỷ trọng 61% trong lĩnh vực BĐS, với tất cả các sản phẩm BĐS từ nhà ở, đất nền, khách sạn, nhà xưởng đến văn phòng và trung tâm thương mại.
Tín hiệu đáng mừng
Phân tích của CBRE Việt Nam cho thấy trong quý 3/2015, những chuyển biến của nền kinh tế thế giới đã có những tác động rõ rệt lên Việt Nam. Tình hình kinh tế Trung Quốc tiếp tục suy thoái với sản lượng công nghiệp thấp dẫn đến mức sụt giảm lên đến 60% của thị trường chứng khoán nước này chỉ trong 2 tháng (tháng 6 đến cuối tháng 8).
Bên cạnh đó, dưới tác động của chứng khoán Trung Quốc, thị trường chứng khoán Việt Nam tụt dốc nhẹ và tiền đồng giảm giá lần thứ ba trong năm. Tuy nhiên, cùng với thông báo hoãn tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và cam kết giữ vững lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ giá VND/USD được tin rằng sẽ ổn định đến đầu năm 2016.
“Lạm phát 9 tháng 2015 đạt mức thấp nhất trong mười năm qua, kỳ vọng sẽ tiếp tục hỗ trợ mức lãi suất thấp hiện tại trong thời gian tới. Đây sẽ là nhân tố cực kỳ thuận lợi để kích thích người dân đầu tư vào nhà ở”, ông Marc nhấn mạnh.
Song song với đó, kinh tế Việt Nam có thêm những bước tiến quan trọng trong việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Riêng trong khu vực châu Á, sự phát triển mạnh mẽ của khối ASEAN sẽ đồng thời mang đến nhiều lợi ích cho Việt Nam, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và đẩy cao vị thế của Việt Nam tại châu Á. Kết quả là trong năm 2014, vốn đầu tư nước ngoài để mở cơ sở kinh doanh mới vào Việt Nam đứng thứ hai trên toàn châu Á, chỉ sau Trung Quốc.
Trong năm 2015, riêng Tp. HCM nhận được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực BĐS. Theo báo cáo của Cục Thống kê Tp.HCM, tính đến 15/9/2015, BĐS tiếp tục dẫn đầu về thu hút vốn FDI với 1,43 tỷ USD, chiếm 60,5% tổng vốn FDI đăng ký cấp mới.
Riêng Khu Đô thị mới Thủ Thiêm đã nhận được hai nguồn vốn lớn: Công ty TNHH Liên doanh Thành phố Đế Vương đầu tư 1,2 tỷ USD cho dự án khu phức hợp Empire City; Tập đoàn Lotte đầu tư 2.000 tỷ VNĐ cho dự án Smart Complex, tương đương 2 tỷ USD.
Bên cạnh FDI, các hoạt động đầu tư từ nước ngoài khác cũng phát triển mạnh như: một quỹ đầu tư tư nhân Hồng Kông là Gaw Capital Partners đã mua lại bốn dự án ở Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam và Tp.HCM từ Indochina Land. Tập đoàn Capitaland cũng vừa rót thêm 150 triệu USD vào Việt Nam để hợp tác với nhà đầu tư trong nước phát triển dự án căn hộ cao cấp. Quỹ đầu tư Creed Group đến từ Nhật Bản đã dành hơn 1 năm tìm hiểu thị trường Việt Nam trước khi quyết định đầu tư 200 triệu USD vào An Gia Investment.
“Nhìn chung thị trường bất động sản Tp.HCM cùng với các hoạt động đầu tư bao gồm FDI và M&A dự kiến sẽ tiếp tục duy trì tích cực trong thời gian tới”, ông Marc cho biết thêm.
Hấp dẫn bởi tỷ suất lợi nhuận cao
Tuy nhiên, cũng theo phân tích của ông Marc Townsend, nếu nhìn lại năm 2007, khi ấy tỷ trọng đầu tư vốn FDI vào Tp.HCM thì lĩnh vực BĐS chiếm đến 80% trong tổng vốn đăng ký đầu tư. Hiện nay, vốn FDI đã quay trở lại một cách mạnh mẽ với tỷ trọng gần 61% trong lĩnh vực BĐS, với tất cả các sản phẩm BĐS từ nhà ở, đất nền, khách sạn, nhà xưởng đến văn phòng và trung tâm thương mại.
“Dù rằng, vốn FDI chảy mạnh trở lại vào ngành BĐS là tín hiệu đáng mừng nhưng không nên chủ quan mà cần tìm hiểu tiền chảy vào phân khúc hay sản phẩm nào, bởi nếu tiền đổ vào đầu tư xây sân golf, casino thì cần phải xem xét lại, vì đây là điều đáng quan ngại”, ông Marc nói.
Theo đó, các nhà đầu tư ngoại đang nhắm đến hai thị trường chính. Thứ nhất là những tài sản sinh lợi nhuận cao, đặc biệt là những tòa nhà văn phòng. Họ ưa thích những hợp đồng cho thuê dài hạn với các khách thuê là công ty đa quốc gia hoặc công ty Việt Nam với thời hạn thuê từ 3, 6 cho đến 9 năm, và họ cho đó là một nguồn thu nhập ổn định. Họ tìm kiếm những tòa nhà với lợi nhuận lâu dài mà họ có thể quản lý thay vì những tài sản lên xuống theo thị trường.
Điểm thu hút đầu tư thứ hai không gì khác ngoài thị trường nhà ở. Các nhà đầu tư nước ngoài đang không chỉ nhắm đến các phân khúc cao cấp mà còn đến cả các phân khúc trung cấp và bình dân. Và họ đang hướng đến việc hợp tác với các công ty liên kết uy tín trong nước, bất kể là có được niêm yết hay không, để đầu tư vào thị trường nội địa.
Ngoài ra, với tâm lý hưng phấn hiện tại khi mà những thay đổi về luật sở hữu dành cho người nước ngoài được ban hành, sẽ có những cá nhân nước ngoài nhắm đến việc mua các căn hộ trong thành phố với mục đích định cư. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người nước ngoài đều nhắm đến mục đích đầu tư trong thị trường hiện nay.
Người nước ngoài có tâm lý thuê nhà để ở, còn người Việt Nam là mua để ở. Hiện nhiều nhà đầu tư đang tập trung vào phát triển căn hộ cho thuê hơn là biệt thự cho thuê. Mức giá đi thuê của người nước ngoài hiện từ 700-2.500 USD/tháng diện tích từ 90-110m2/căn, nhưng đang có xu thế giảm diện tích từ 50-70 m2. Những dự án đã phát triển từ 2004 đến 2014 có tỷ suất lợi nhuận là 6-8%.
Ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc Điều hành của CBRE Việt Nam