Liên quan đến các giải pháp xử lý, sử dụng tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có chỉ đạo hỗ trợ các doanh nghiệp khi sử dụng tro xỉ làm vật liệu xây dựng.
Ngành dệt may: Thách thức từ nguồn vốn hàng tỷ USD
- Cập nhật : 20/08/2015
(Tin kinh te)
Dệt may Việt Nam đang đón “làn sóng” đầu tư lớn từ nước ngoài. Đây là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức cho các doanh nghiệp (DN) dệt may trong nước.
Vốn ngoại dồn dập đổ vào dệt may
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 7 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút được 3 dự án lớn đầu tư vào lĩnh vực dệt may gồm: Dự án Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai có tổng vốn đầu tư 660 triệu USD do nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư tại Khu công nghiệp Đồng Nai; Dự án Công ty TNHH Worldon, tổng vốn đầu tư 300 triệu USD do nhà đầu tư British Virgin Islands đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh; dự án Công ty TNHH Polytex Far Eastern, tổng vốn đầu tư 274,2 triệu tại Bình Dương.
Thông tin từ tỉnh Bình Dương mới đây cũng cho biết, tỉnh đang chuẩn bị đón thêm một dự án đầu tư lớn vào lĩnh vực dệt may của nhà đầu tư Đài Loan có tổng vốn đầu tư lên tới 320 triệu USD.
Như vậy, tính cả dự án này thì trong 7 tháng đầu năm, các nhà đầu tư ngoại đã “rót” gần 2 tỷ USD vào lĩnh vực dệt may Việt Nam.
Cơ hội và thách thức
Việc các DN nước ngoài đầu tư mạnh vào lĩnh vực dệt may của Việt Nam vừa tạo ra cơ hội, nhưng cùng với đó là không ít những thách thức cho các DN dệt may trong nước.
Bà Đặng Phương Dung- Phó Chủ tịch, Kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam- cho rằng: Cơ hội lớn nhất là trong số các DN nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực dệt may của Việt Nam, có một số nhà đầu tư cam kết đầu tư vào lĩnh vực sơ sợi, dệt nhuộm. Đây là những khâu yếu nhất của DN dệt may Việt Nam hiện nay.
Còn theo TS. Nguyễn Tú Anh- Trưởng Ban Chính sách Vĩ mô, Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương, DN nước ngoài có quy mô lớn, công nghệ kỹ thuật hiện đại và kỹ năng quản lý tiên tiến. Khi đầu tư vào Việt Nam, họ sẽ tạo ra sự “cọ sát” với khu vực trong nước. Điều này đòi hỏi các DN trong nước phải mở rộng quy mô, thay đổi công nghệ để cạnh tranh. Trong quá trình cạnh tranh, có thể có những DN dệt may trong nước bị triệt tiêu, nhưng cũng sẽ có DN lớn mạnh.
Thiết nghĩ, đã đến lúc DN dệt may trong nước cần chủ động nguồn nguyên liệu thay vì ngồi chờ đợi các DN nước ngoài vào đầu tư cung cấp nguyên phụ liệu cho sản xuất. Thực tế, đầu tư vào những khâu này cần số vốn lớn, chi phí xử lý môi trường cao, thời gian thu hồi vốn lại chậm. Bên cạnh đó, các địa phương cũng không mặn mà, thậm chí nhiều địa phương còn nói “không” với dệt, nhuộm. Vậy thì chẳng có lý do gì mà các DN nước ngoài lại “dành phần khó” để “nhường” phần dễ cho DN Việt Nam?!
Chủ động xây dựng nguồn nguyên liệu sẽ giúp DN dệt may Việt Nam có những bước đi bền vững, hội nhập sâu vào thị trường dệt may toàn cầu.