TPHCM sẽ tiếp tục phấn đấu xây dựng thành một trung tâm lớn về kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ của khu vực Đông Nam Á, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải nói tại phiên họp trù bị Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ X nhiệm kỳ 2015 – 2020 diễn ra sáng nay 13-10.
Việt Nam tự sản xuất tên lửa
- Cập nhật : 07/11/2015
(Vu khi)
Sau khi sản xuất thành công một số thiết bị cho tên lửa, Việt Nam đã tự sản xuất sát thủ diệt hạm Kh-35UE với sự trợ giúp của chuyên gia Nga.
Tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ X (nhiệm kỳ 2015 - 2020), Bộ Quốc phòng tổ chức, Việt Nam đã trưng bày tên lửa chống hạm KCT 15 do Việt Nam sản xuất. Từ những hình ảnh được công khai cho thấy, tên lửa KCT 15 và bệ phóng có hình dáng bên ngoài rất giống với tên lửa chống hạm 3M24-E (Kh-35E) Uran-E được sản xuất tại Nga.
Vì vậy, rất có thể KCT 15 chính là phiên bản của Kh-35E được Việt Nam sản xuất trong nước. Nhận định này hoàn toàn có cơ sở bởi từ năm 2013, Việt Nam bắt đầu được Nga chuyển giao công nghệ tên lửa Kh-35E để tự sản xuất loại tên lửa này. Theo nhận định của một số chuyên gia, tên lửa chống hạm KCT 15 do Việt Nam sản xuất có thể được áp dụng những công nghệ mới nhất trên phiên bản Uran-UE.
Điểm đáng chú ý nhất của biến thể Uran-UE là nhờ được trang bị động cơ mới, bổ sung cơ chế dẫn đường bằng cách tham chiếu qua vệ tinh cũng như tối ưu hóa quỹ đạo bay, nên mặc dù kích thước tên lửa và đầu đạn không đổi nhưng tầm bắn của Uran-UE đã tăng lên tới 260 km. Việc sản xuất thành công tên lửa chống hạm KCT 15 đã góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp của Quân đội nhân dân Việt Nam, giúp bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo trong tình hình mới.
Để đạt được bước tiến dài trong sản xuất tên lửa, nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam trước đó đã khẳng định mình hoàn toàn có đủ năng lực khi đã tự nâng cấp và sản xuất thành công nhiều thiết bị quan trọng nâng cao hiệu quả chiến đấu cho kho tên lửa có trong trang bị của mình.
Thành công đáng kể nhất là Việt Nam đã nâng cấp thành công hệ thống tên lửa phòng không S-125 Pechora lên chuẩn S-125-2TM. Theo đó, S-125 Pechora (SA-3 Goa) là hệ thống tên lửa đất đối không của Liên Xô được thiết kế bởi Isayve OKB và đưa vào trang bị từ năm 1963.
Gói nâng cấp này chủ yếu tập trung vào cải tiến radar điều khiển hỏa lực, trang bị an-ten mới, bổ sung phầm mềm lái tự động mới, bộ vi xử lý mới. Radar nâng cấp cho phép cung cấp kênh dẫn hướng cho 2 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc.
Sau khi nâng cấp, cự ly phát hiện mục tiêu của S-125-2TM tăng lên 100 km (so với 80 km trước khi nâng cấp), độ cao tối đa phát hiện mục tiêu đạt 25 km (so với 18 km trước khi nâng cấp).
Tên lửa của S-125-2TM có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay với vận tốc 900 m/s ở cự ly 35 km (trước khi nâng cấp chỉ tiêu diệt được mục tiêu bay với vận tốc 700 m/s, cự ly 25 km).
Khả năng kháng nhiễu của hệ thống đạt 2.700 W/MHz (vượt trội rất lớn so với trước khi nâng cấp là 24 W/MHz), thời gian triển khai chiến đấu chỉ mất 20 phút.
Tỷ lệ tiêu diệt các mục tiêu bay của hệ thống S-125-2TM như sau: Với máy bay chiến đấu: từ 85 - 96 % (trước khi nâng cấp tỷ lệ này là 45 - 87%)- Với trực thăng: từ 40 - 80% (trước khi nâng cấp tỷ lệ này là 17 - 67%). Với tên lửa hành trình: từ 30 - 85% (trước khi nâng cấp tỷ lệ này là 4 - 48%).
Các cán bộ khoa học thuộc Viện Tên lửa, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự-Bộ Quốc phòng đã nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công khối điện tử kiểu 9P516. Đây là thành phần chính của cơ cấu phóng 9P516 tổ hợp tên lửa Igla, có chức năng chuẩn bị phóng và phóng tên lửa Igla tại trận địa. Trong ảnh: Tên lửa S-125-2TM.
Theo Đại tá Đỗ Tuấn Cương, Trưởng phòng Ứng dụng kỹ thuật tên lửa, Viện Tên lửa - tác giả đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo khối điện tử kiểu 9P516 tên lửa Igla”, nhóm nghiên cứu đã làm chủ công nghệ và chế tạo được 6 bộ khối điện tử đạt tiêu chuẩn kỹ thuật nước ngoài; đã chuyển giao cho các nhà máy trong nước tổng lắp thành cơ cấu phóng.