Công bố quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái
TP HCM cần 13.000 tỷ đồng để 'khép kín' đường Vành Đai 2
Cấp “khống” hàng loạt giấy kiểm nghiệm nước đóng chai
Bắt quả tang cán bộ xã buôn lậu thuốc lá
Thúc đẩy hợp tác quốc phòng Việt Nam - Nhật Bản
Tin trong nước đọc nhanh 07-11-2015
- Cập nhật : 07/11/2015
Trả gần 2.000 hồ sơ nhà đất vì cán bộ sai sót
Cán bộ thụ lý hồ sơ chưa nắm vững các quy định về luật đất đai; không phát hiện sai sót tên, địa chỉ, nghĩa vụ thuế... nên Sở TN&MT phải trả hồ sơ để làm lại.
“Các nguyên nhân Sở TN&MT đưa ra để lý giải cho việc chậm trễ giải quyết hồ sơ cấp giấy cho người dân đều là nguyên nhân chủ quan. Nhiều cán bộ TN&MT hiểu về Luật Đất đai còn khập khễnh, rất đáng quan ngại” - một đại biểu MTTQ Việt Nam TP.HCM phát biểu tại buổi giám sát tại Sở TN&MT về việc cấp giấy chứng nhận ngày 4-11 như trên.
Theo báo cáo của Văn phòng Đăng ký đất đai TP (VPĐKĐĐ), trong hơn 11.400 hồ sơ cơ quan này tiếp nhận từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 9 để trình Sở TN&MT ký cấp giấy chứng nhận, có gần 2.000 hồ sơ trả về quận, huyện do có sai sót trong quá trình thụ lý hồ sơ.
Việc trả lại hồ sơ để điều chỉnh lại cho đúng đã kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ cho người dân.
Theo ông Phạm Gia Hòa, Phó Giám đốc VPĐKĐĐ, trong những hồ sơ phải trả lại để điều chỉnh có những trường hợp sai địa chỉ, sai tên, sai số chứng minh của người sử dụng. “Thậm chí có những trường hợp anh em không phát hiện ra trong quá trình thụ lý hồ sơ, khi ký giấy xong mới phát hiện, phải ký lại” - ông Hòa nói.
Ông Hòa còn thông đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính khi cấp giấy chứng nhận: Trước đây xảy ra tình trạng sau khi ký ban hành giấy thì người dân không chịu nhận vì tiền sử dụng đất quá cao, họ không có khả năng đóng cũng như không ghi nợ. Để tránh tình trạng này, Luật Đất đai 2013 quy định việc cấp giấy chứng nhận phải được thực hiện sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Tuy nhiên, hiện một số quận, huyện vẫn thực hiện theo quy định cũ là trình ký giấy xong mới bắt đầu làm phiếu chuyển thuế.
“Luật Đất đai mới đã quy định rất rõ như trên nhưng hiện nhiều chi nhánh VPĐKĐĐ không theo kịp, Sở TN&MT phải có văn bản nhắc nhở. Việc này cũng làm mất thời gian dẫn đến chậm cấp giấy cho dân” - ông Hòa nói.
Một số trường hợp khi VPĐKĐĐ chi nhánh tại các quận, huyện chuyển lên Sở TN&MT ký cấp giấy nhưng tờ trình về pháp lý chưa rõ ràng. Chẳng hạn, trường hợp cấp lại giấy chứng nhận do bị mất nhưng tờ trình không báo rõ kết quả niêm yết việc bị mất giấy. Một số nơi còn hiểu nhầm niêm yết đủ điều kiện cấp giấy và niêm yết mất giấy là một nên cũng phải trả về để điều chỉnh lại.
Một lãnh đạo Sở TN&MT cũng thừa nhận là có tình trạng năng lực cán bộ phòng TN&MT chưa theo kịp Luật Đất đai nên còn có nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau về quy định pháp luật. “Luật Đất đai 2013 đã có chín nghị định và hơn 30 thông tư, thông tư liên tịch để hướng dẫn thực hiện. Nếu cán bộ TN&MT không đọc, nghiên cứu kỹ rất dễ sai sót trong quá trình vận dụng vào thực tiễn” - người này cho biết.
Sắp tới, Sở TN&MT sẽ tuyên truyền pháp luật đất đai, tập huấn cho đội ngũ cán bộ các quy định của luật để hạn chế những sai sót trong quá trình giải quyết hồ sơ.
Rà soát tiền lương doanh nghiệp công ích tại TPHCM
Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu lãnh đạo TP.HCM tiến hành kiểm tra rà soát lại chế độ tiền lương tại toàn bộ doanh nghiệp công ích trên địa bàn.
Trước thông tin về việc lãnh đạo các doanh nghiệp công ích của TP.HCM có mức lương cao nhất, lên đến 2,6 tỷ đồng 1 năm, lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng, mức lương khoảng 200 triệu đồng 1 tháng như vậy là quá cao, không có cách tính lương nào theo đúng quy định của Nhà nước lại cao như vậy; đồng thời, yêu cầu lãnh đạo TP.HCM tiến hành kiểm tra, rà soát lại chế độ tiền lương tại toàn bộ doanh nghiệp công ích trên địa bàn, nếu phát hiện có vấn đề phải xử lý kịp thời.
Hiện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã cử đoàn công tác kiểm tra, phân tích rõ việc thực hiện chính sách ở các doanh nghiệp công ích. Từ thực trạng này ở TP.HCM, Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng để rà soát, kiểm tra ở các tỉnh, thành phố khác.
Được biết, theo quy định hiện hành, mức lương tại các doanh nghiệp công ích cao nhất theo quy định hiện nay là 36 triệu đồng, nếu doanh nghiệp làm ăn hiệu quả cao sẽ cộng thêm 50% mức lương.
Bắc Ninh có thêm dự án nhà thu nhập thấp 4,5 triệu đồng/m2 cho công nhân
Sáng 5/11, Viglacera đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Dự án Khu nhà ở công nhân tại KCN Yên Phong, Bắc Ninh.
Dự án gồm 03 khối nhà cao 6 tầng, có tổng mức đầu tư 80 tỷ đồng, tổng diện tích sàn xây dựng 19.072m2, tương ứng 439 căn hộ, trong đó 348 căn hộ ở để bán và 91 căn hộ cho thuê, mỗi căn hộ có diện tích thông thủy là 30,4 m2, giá bán dự kiến từ 4,5 triệu đồng/m2 (đã bao gồm VAT và phí bảo trì), căn hộ cho thuê có giá thuê dự kiến khoảng 25.000 đồng/m2. Dự kiến, chủ đầu tư sẽ bàn giao những căn hộ đầu tiên vào quý III/2016 và hoàn thành Dự án vào quý IV/2016.
Dự án Khu nhà ở công nhân vừa được khởi công sẽ tiếp tục giải quyết nhu cầu về chỗ ở cho công nhân, hỗ trợ cho chủ doanh nghiệp đang đầu tư vào KCN, đồng thời giải quyết các vấn đề phực tạp xảy ra về an ninh trật tự trên địa bàn.
Cũng trong sáng nay, Viglacera cũng tổ chức động thổ xây dựng Trạm xử lý nước thải công suất 12.000m3/ngày tại KCN Yên Phong. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 90 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác quý III/2016, nâng tổng công suất xử lý nước thải tại KCN Yên Phong I thành 22.000m3/ngày đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải của các nhà máy sản xuất.
Được biết, KCN Yên Phong là một trong những KCN hàng đầu của tỉnh Bắc Ninh. Đây cũng là KCN thu hút được vốn đầu tư lớn nhất Việt Nam với tổng số vốn đầu tư gần 8 tỷ USD, trong đó có 7.2 tỷ USD đến từ nguồn vốn FDI. KCN Yên Phong đang được các thương hiệu lớn như Sam sung, Orion… đặt nhà máy và đã, sẽ thu hút lượng lao động lớn, giải quyết nhu cầu việc làm cho hơn 60.000 lao động công nghiệp cùng với 4.000 lao động dịch vụ gián tiếp.
Vận chuyển trái phép 90.000 USD từ Hàn Quốc về Việt Nam
Ngày 5-11, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất - Cục Hải quan TP.HCM cho biết đơn vị vừa phát hiện và ngăn chặn vụ vận chuyển trái phép 90.000 USD.
Trước đó, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã xác định nữ hành khách tên HTTD, sinh năm 1983, quốc tịch Việt Nam, nhập cảnh trên chuyến bay từ Hàn Quốc về Việt Nam lúc 23 giờ ngày 3-11-2015 thuộc đối tượng trọng điểm.
Kết quả kiểm tra thực tế cho thấy ngoài định mức hành lý theo quy định, đối tượng còn mang theo 90.000 USD (gần 2 tỉ đồng VND) mà không khai báo hải quan theo quy định của pháp luật. Toàn bộ số ngoại tệ trên được gói thành nhiều cuộn nhỏ, bọc trong giấy trắng, giấu trong thành valy nhằm qua mặt các cơ quan chức năng.
Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã hoàn tất việc lập biên bản vi phạm, tạm giữ số tang vật nói trên và phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra, xử lý tiếp theo quy định của pháp luật.
Dư 14.000 tỷ đồng từQuốc lộ 1A: Các địa phương đua nhau xin dự án
Việc sử dụng hơn 14.000 tỷ đồng vốn dư của cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng để ưu tiên cho những dự án thực sự cấp bách, cần thiết.
Đó là khuyến nghị của các Đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về phương án sử dụng vốn dư của dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên
Đại biểu Nguyễn Minh Lâm (Long An) cho rằng việc đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành vượt thời gian dự án so với kế hoạch đề ra có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, hiện vẫn còn những đoạn đường xuống cấp như đoạn Quốc lộ 1A qua tỉnh Long An, nên cần phân bổ và sử dụng số vốn còn dư để cải tạo nâng cấp.
“Đề nghị Chính phủ cần rà soát kỹ hơn, bảo đảm các dự án được đề xuất phân bổ vốn dư là những dự án thực sự cấp bách, thiết thực, mang lại hiệu quả cao nhất, tránh tình trạng bố trí dở dang, thiếu vốn. Trong đó, đề nghị Chính phủ quan tâm, đầu tư dự án tuyến Quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Long An. Đây là tuyến đường huyết mạch đi các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long” – Đại biểu Nguyễn Minh Lâm đề xuất.
Đặt trong điều kiện ngân sách khó khăn, Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) đưa ra vấn đề là có tiếp tục sử dụng 14.259 tỷ đồng để tiếp tục đầu tư. Theo vị này, cần hết sức cân nhcắ và chỉ sử dụng vốn cho những dự án thật sự cấp bách và cần phải đầu tư.
Đơn cử như Quốc lộ 1A đi qua Quảng Nam, đoạn Tam Kỳ - Đà Nẵng, Bộ Giao thông vận tải đã thu hẹp, có một đoạn ở phía Bắc, cắt còn 4 làn xe. Do đó, Đại biểu Ngô Văn Minh cho rằng việc cắt làn khiến xe không thể tránh được, gây tai nạn giao thông xảy ra liên tục và có chiều hướng tăng cao nên cần phải mở rộng làn đúng thiết kế.
Trong khi đó, Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) lại kiến nghị xem xét ưu tiên sử dụng vốn dư cho việc phát triển hạ tầng của Đồng bằng sông Cửu Long với tuyến huyết mạch là Quốc lộ 91, cụ thể là dự án đường tránh Long Xuyên tỉnh An Giang. Theo Đại biểu Tuyết, đây là công trình rất cấp bách, có ý nghĩa giảm bớt áp lực lưu lượng xe trên Quốc lộ 91 hiện đã quá tải, xuống cấp. Công trình này cũng giúp tỉnh An Giang cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long phát triển hàng hóa với Campuchia cũng như Lào.
Đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước), cũng đồng tình phương án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ còn dư trong dự án cải tạo nâng cấp ở Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên. Tuy nhiên, cần phải bổ sung thêm hai danh mục gồm dự án đầu tư mở rộng Quốc lộ 13 đoạn từ thị xã Bình Long đi thị trấn Lộc Ninh (huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước); dự án đầu tư 11km đường DT755B Sao Bộng - Đăng Hà nối Quốc lộ 14 trên địa bàn tỉnh Bình Phước đi qua tỉnh Lâm Đồng.
Theo đại biểu Bùi Mạnh Hùng, đây là những đoạn đường quan trọng, là tuyến du lịch nối miền Đông Nam Bộ với các tỉnh Đông Bắc của Campuchia, Nam Lào và Thái Lan. Do đó, việc hoàn thiện tuyến đường qua thị trấn Lộc Ninh giúp Bình Phước phát triển du lịch. Hoặc việc hoàn thiện 11km qua Lâm Đồng cũng giúp rút ngắn quãng đường từ Đồng Xoài đến Đà Lạt chỉ mất 260 cây số, tiết kiệm 100km.
Theo đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải, số vốn dư là trên 14.000 tỷ đồng được sử dụng để cải tạo nâng cấp QL 1A và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên. Tuy nhiên, Đại biểu Y Thông (Phú Yên) chỉ ra các hạng mục không thấy kết nối nào qua Tây Nguyên mà hầu hết đều nằm ngoài đoạn qua Tây Nguyên.
Dẫn chứng, đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên chỉ khoảng 500 cây số từ Kom Tum đến Bình Phước, nhưng lại được bố trí theo hạng mục nhằm nối thông tuyến đường Năm Căn - Đất Mũi. Song tuyến này không nằm trong đoạn qua Tây Nguyên. Hoặc đoạn cầu rẽ Ninh Bình thì ngoài đoạn qua Tây Nguyên, cũng không phải qua Tây Nguyên. .
Do đó, Đại biểu Y Thông cho rằng lẽ ra nên kết nối đoạn từ Kon Tum về Đà Nẵng, từ Kon Tum về Quảng Ngãi, từ Gia Lai về Phú Yên, từ Gia Lai về Bình Định, từ Đắk Lắk về Phú Yên hoặc từ Đắk Lắk về Khánh Hòa, đây là các tuyến đường kết nối phù hợp với tiêu đề của chúng ta đặt ra.
Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) thì đề nghị cần rà soát tổng thể toàn tuyến đường Hồ Chí Minh, thực hiện cả trong 2 giai đoạn vừa qua, không phải chỉ đoạn qua Tây Nguyên để xử lý dứt điểm các vướng mắcnợ đọng.
Đơn cử như kinh phí giải phóng mặt bằng, kinh phí và các khoản phát sinh khác như đoạn qua Hòa Bình nợ giải phóng mặt bằng lên tới hàng chục tỷ đồng. Đồng thời, cần loại bỏ nguyên tắc bố trí vốn cho một số công trình có tính chất kết nối với Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh bởi khả năng bố trí vốn cho các dự án kết nối là không khả thi.