Malaysia bắt 14 ngư dân Việt
Anh rời EU "không tác động nhiều đến Việt Nam"
Việt Nam và Kazakhstan hợp tác về đường sắt
Giảm 10-15% phí BOT cho xe trên 10 tấn, xe container
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 24-06-2016
- Cập nhật : 24/06/2016
Làn sóng đầu tư ngàn tỷ dội về Yên Bái
Những dự án khủng
Sự kiện Tập đoàn Hoa Sen khởi công xây dựng Dự án Khu trung tâm thương mại, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng và tổ chức sự kiện tại Yên Bái vào cuối tháng 5/2016 đã đánh dấu bước ngoặt mới cho việc thu hút vốn đầu tư của Yên Bái và cũng là bước tiến mới của Hoa Sen Group - doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực tôn thép tại Việt Nam và Đông Nam Á, bước sang lĩnh vực hoàn toàn mới là bất động sản, dịch vụ và du lịch.
Dự án Hoa Sen Yên Bái là dự án bất động sản, dịch vụ và du lịch có mức vốn đầu tư “khủng” nhất tại Yên Bái đến thời điểm này, với tổng vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng, trên diện tích xây dựng 1,5 ha. Dự án được kỳ vọng sẽ là đòn bẩy giúp tỉnh Yên Bái khai thác tối đa những tiềm năng, thế mạnh, góp phần đưa TP. Yên Bái thực hiện mục tiêu trở thành đô thị loại II vào năm 2020.
Theo Chủ tịch HĐQT Hoa Sen Group Lê Phước Vũ, sau hơn 2 năm ấp ủ và qua nhiều lần khảo sát thực tế, Tập đoàn Hoa Sen nhận thấy Yên Bái giàu tiềm năng khai thác và phát triển ngành dịch vụ du lịch. “Với diện tích 1,5 ha, tỉnh đã cam kết bồi thường giải tỏa trong 3 - 4 tháng là xong. Tôi khá bất ngờ với thời gian ngắn thế mà có thể bồi thường giải tỏa giao đất sạch cho nhà đầu tư. Đây là một trong số ít địa phương có thể làm được việc này”, ông Vũ bày tỏ.
Cùng với Dự án Hoa Sen Yên Bái, tỉnh Yên Bái cũng thu hút được nhiều dự án với mức vốn đầu tư từ vài trăm tới hàng ngàn tỷ đồng như Dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại, vui chơi giải trí và nhà phố thương mại Shop-House của Tập đoàn Vingroup (gần 700 tỷ đồng), Dự án sân golf Ngôi sao Yên Bái (630 tỷ đồng), hay Dự án đầu tư, chăn nuôi, chế biến thỏ công nghệ cao tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn, do Công ty Nippon Zoki Việt Nam (Nhật Bản) làm chủ đầu tư với tổng số vốn đầu tư trên 78,6 triệu USD (trên 1.700 tỷ đồng)…
Hiện các dự án vẫn đang đổ dồn về Yên Bái. Sau Dự án Hoa Sen Yên Bái, Hoa Sen Group sẽ tiếp tục đầu tư 2 dự án lớn khác là Dự án Khu du lịch tâm linh, sinh thái, nghỉ dưỡng và bất động sản tại hồ Vân Hội và Dự án đầu tư cụm công nghiệp sạch, dịch vụ, dân cư, tổng kho lưu chuyển hàng hóa ở nút giao IC 12 tại xã Bảo Hưng, xã Minh Quân (cả hai đều trên địa bàn huyện Trấn Yên).
Thành công nhờ chính sách hướng về doanh nghiệp
Các dự án trên đều là minh chứng sống động cho thành công của tỉnh Yên Bái trong việc tận dụng những chính sách của Nhà nước cho khu vực Tây Bắc và nỗ lực bền bỉ nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút vốn đầu tư nhiều năm qua.
Tại các hội nghị xúc tiến đầu tư vào Yên Bái, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, bà Phạm Thị Thanh Trà luôn nhấn mạnh thông điệp với các nhà đầu tư: “Yên Bái sẽ ứng xử với doanh nghiệp bằng cả tấm lòng, bằng sự minh bạch trong môi trường kinh doanh”. Đồng thời, số điện thoại của bà Phạm Thị Thanh Trà và các lãnh đạo sở, ban, ngành của tỉnh cũng được in sẵn trong cuốn tài liệu phát tận tay nhà đầu tư.
Nhờ sự quyết tâm của người đứng đầu, cùng với các chính sách cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư đang được Yên Bái thực hiện đồng bộ, tính đến cuối năm 2015, Yên Bái đã có trên 370 dự án đã được chấp thuận, chứng nhận đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, trong đó có 22 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang thực hiện, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 205,816 triệu USD. Riêng năm 2015, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới cho 30 dự án với số vốn đăng ký đầu tư trên 7.000 tỷ đồng.
Với những nỗ lực không ngừng, Yên Bái đặt mục tiêu từ nay đến cuối năm tiếp tục thu hút thêm nhiều dự án đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thông qua giải pháp tăng cường, nâng cao chất lượng các hoạt động xúc tiến đầu tư, hoàn thiện cơ chế chính sách vận động và xúc tiến đầu tư, tạo môi trường đầu tư cởi mở, minh bạch và hấp dẫn, phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế của vùng Tây Bắc.(BĐT)
Tháo gỡ từng khó khăn cho doanh nghiệp Việt đầu tư tại Lào
Trước hết, xin nhiệt liệt chào mừng Bộ trưởng đã có chuyến thăm và làm việc chính thức tại Việt Nam. Ông có thể chia sẻ một số thông tin về chuyến thăm này, thưa Bộ trưởng?
Tôi rất vui mừng được dẫn đầu Đoàn đại biểu Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào sang thăm và làm việc chính thức tại Việt Nam. Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên sau khi tôi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào. Chuyến thăm và làm việc này diễn ra trong giai đoạn mà hai Đảng, hai Nhà nước đang vui mừng và chào đón kết quả thành công của Đại hội Đảng nhân dân cách mạng Lào lần thứ X cũng như Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tôi đánh giá cao những thành tựu to lớn mà nhân dân Việt Nam giành được trong công cuộc đổi mới và tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục giành được thắng lợi và thành tựu mới to lớn hơn nữa trong việc thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII, xây dựng Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đến năm 2020 và đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên xã hội chủ nghĩa.
Xin ông cho biết tình hình đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào và những lĩnh vực mà Lào dự định thu hút vốn đầu tư của Việt Nam?
Nhà đầu tư Việt Nam hiện đứng thứ 3 trên tổng số 53 quốc gia đầu tư vào Lào. Tại Lào, các nhà đầu tư Việt Nam có thể đầu tư vào các ngành pháp luật cho phép mà họ cảm thấy đầu tư là phù hợp, có nguồn thu tốt như nông nghiệp, công nghiệp và các lĩnh vực khác phù hợp. Đặc biệt, Lào đang thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Thời gian qua, Lào đã giải quyết những vướng mắc cơ bản cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Lào. Tuy nhiên, chúng ta phải tìm ra những khó khăn cụ thể để có những biện pháp hỗ trợ phù hợp.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Lào sẽ làm thế nào để tăng cường hợp tác giữa hai bên cũng như tăng cường hợp tác đầu tư giữa hai nước thời gian tới?
Chúng ta cần phải chủ động hơn nữa về kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Hiệp định Hợp tác song phương giữa hai Chính phủ giai đoạn 2016 - 2020; Chiến lược hợp tác Lào - Việt Nam tại hai tỉnh Hủa Phăn và Xiêng Khoảng đến năm 2020; Chiến lược hợp tác giao thông vận tải từ năm 2016 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030; Hiệp định thương mại biên giới; Thỏa thuận về kế hoạch hợp tác giữa hai Chính phủ năm 2016.
Trong đó, tập trung triển khai dự án mang tính chiến lược, tăng cường sản xuất hàng hóa nhằm tạo thu nhập cho người dân dọc vùng biên giới để giảm nghèo, đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đầu tư đã ký kết, nghiên cứu và phối hợp chặt chẽ để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội gắn với công tác quốc phòng - an ninh và giữ gìn bảo vệ môi trường sinh thái giữa hai nước.
Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào để có biện pháp cụ thể nhằm hỗ trợ và tháo gỡ những khó khăn, tồn tại và thúc đẩy hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào được thuận lợi và hiệu quả hơn.
Về dự án viện trợ của Chính phủ Việt Nam, Lào sẽ tập trung triển khai thực hiện theo chương trình mục tiêu như: phát triển nguồn nhân lực, xây dựng trường học, bệnh viện, nông nghiệp - thủy lợi, sản xuất hàng hóa, chương trình phúc lợi xã hội…(BĐT)
Nhà đầu tư Thái Lan đầu tư dự án cấp nước sinh hoạt 100 tỷ đồng tại Kon Tum
Theo đó, Dự án có quy mô công suất 10.000 m3/ngày đêm nước sạch sau xử lý, tổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng được thực hiện tại thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.
Bà Trần Thị Nga– Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum trao Quyết định chủ đầu tư và Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư Thái Lan.
Theo ông Samai Anuwatkasem - Chủ tịch HĐQT Công ty UTILITY WATER Thái Lan cho biết, cùng với việc thực hiện dự án, Công ty cũng đã thành lập doanh nghiệptại tỉnh Kon Tum là Công ty UTILITY WATER Việt Nam để nhận chuyển nhượng lại công trình cấp nước sinh hoạt thị trấn Đăk Tô và triển khai dự án theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
Đồng thời với quyết định trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện Đăk Tô và Công ty UTILITY WATER Việt Nam đã tiến hành ký kết hợp đồng chuyển nhượng công trình cấp nước sinh hoạt thị trấn Đăk Tô để Nhà đầu tư tiếp tục đầu tư, kinh doanh.(BĐT)
Rà soát 3.500 giấy phép con: Thà bỏ nhầm còn hơn trói doanh nghiệp
Văn phòng Chính phủ và Bộ Kế hoạch & Đầu tư vừa chủ trì cuộc họp ngày 22/6 với các bộ, ngành về tình hình, tiến độ và kết quả xây dựng các Nghị định quy định thi hành Luật Đầu tư sửa đổi và Luật Doanh nghiệp sửa đổi.
Đây là cuộc họp mà lãnh đạo 17 bộ, ngành cùng ngồi lại rà soát lần cuối với lãnh đạo VCCI, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) dự thảo các Nghị định của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh, trước khi trình Chính phủ tại cuộc họp chuyên đề do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì vào hôm nay (23/6). Trên cơ sở chuẩn bị của các bộ, hiện đã có 51 Nghị định hướng dẫn thi hành chi tiết 2 luật nêu trên, trong đó Bộ Tư pháp đã thẩm định 49 nghị định. Còn 2 nghị định thuộc Bộ Quốc phòng và Kiểm toán Nhà nước đang trong quá trình triển khai.
Nhấn mạnh đến chất lượng của các nghị định hướng dẫn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - Mai Tiến Dũng cho rằng, các văn bản được ban hành ra phải đi vào thực tiễn cuộc sống với tinh thần là cởi trói, tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp để đầu tư phát triển, bỏ giấy phép con. Những quy định nếu thấy không phải là những điều kiện kinh doanh thì đều phải gạt bỏ trước khi trình Thủ tướng ký ban hành.
“Chúng ta đảm bảo về tiến độ nhưng cũng đảm bảo về chất lượng. Ranh giới giữa điều kiện kinh doanh với quy chuẩn, quy phạm thì quan điểm là thà bỏ sót còn hơn đưa vào nghị định để trói buộc”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng yêu cầu.
Mang đến cuộc họp với các bộ, ngành báo cáo rà soát dày hơn 300 trang góp ý vào 311 điều kiện đầu tư kinh doanh mà Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận được tới 21h ngày 21/6, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI cho biết đã kiến nghị bỏ 75 điều kiện kinh doanh được coi là không còn cần thiết, sửa đổi 127 điều kiện và nhiều kiến nghị khác được quy định trong 49 nghị định mà Bộ Tư pháp đã thẩm định.
Lãnh đạo VCCI đề nghị, những điều gì còn băn khoăn giữa tiền kiểm và hậu kiểm thì chuyển hết sang hậu kiểm. Nếu còn băn khoăn giữa điều kiện kinh doanh và tiêu chuẩn kỹ thuật thì chuyển sang tiêu chuẩn kỹ thuật.
“Riêng quy chuẩn, quy phạm, Nhà nước cũng chỉ nên tham gia quy định một số, còn lại để xã hội, thị trường quy định, trước hết là các hiệp hội nghề nghiệp quy định và các doanh nghiệp tự công bố”, Chủ tịch VCCI nêu quan điểm.
Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế VCCI, người trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng bản báo cáo này chia sẻ, “rất khích lệ khi phần lớn các kiến nghị mà VCCI đưa ra đều được các bộ, ngành đồng ý, chấp thuận. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lo ngại vì quá gấp gáp, chắc chắn còn lọt, sót rất nhiều, nhiều nghị định quan trọng chưa kịp mổ xẻ”.
Còn khoảng một tuần nữa là tới mốc 1/7 - thời hạn quy định các điều kiện kinh doanh của các bộ, ngành quy định trong Thông tư không còn hiệu lực nếu không đưa lên thành Nghị định.
Như vậy, sẽ có khoảng 3.500 điều kiện kinh doanh ban hành chưa đúng thẩm quyền có thể được loại bỏ khỏi nền kinh tế. Và hiện “cuộc đua” nâng cấp thông tư lên thành nghị định đang bước vào giai đoạn nước rút.
Thực tế, việc hợp thức các điều kiện kinh doanh quy định tại thông tư của các bộ, ngành đã tạo ra những “siêu” nghị định. Nói là loại bỏ, song thực chất chỉ là sự tổng hợp, lắp ghép và đưa tất cả các quy định tại nhiều thông tư khác nhau vào chung một nghị định. Đơn cử, trong quá trình rà soát của mình Bộ Công Thương đã tích hợp 23 thông tư vào trong một nghị định, hay Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn gộp 39 thông tư vào một Nghị định.
Cũng chính vì phải làm cho kịp tiến độ, nên dự thảo các “siêu” nghị định này không được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, thời gian thẩm định cũng bị rút ngắn. Tuy vậy, các chuyên gia đều chung nhận định, các điều kiện kinh doanh được đưa vào các “siêu” nghị định này cần phải giải trình công khai, không chỉ cho Chính phủ, mà với ngay cả đối tượng chịu tác động là các doanh nghiệp.(VNEX)