Cua biển gắn mác Cà Mau giá siêu rẻ
Gần 6.000 tỷ xây dựng Bệnh viện Ung bướu 2
Loay hoay với cây điều
Bộ Xây dựng yêu cầu doanh nghiệp báo cáo việc đầu tư mở rộng Quốc lộ 51
Đà Nẵng xây hầm chui 137 tỉ phía tây cầu Sông Hàn
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 20-03-2016
- Cập nhật : 20/03/2016
Tăng cường hợp tác hải quân Việt - Mỹ
Quan chức cao cấp ASEAN-Ấn Độ tới Hà Nội bàn về vấn đề Biển Đông
Cuộc họp Quan chức Cao cấp (SOM) ASEAN-Ấn Độ lần thứ 18 diễn ra tại Hà Nội ngày 17-18/3.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM Việt Nam Lê Hoài Trung (thứ 6 từ trái sang), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM Ấn Độ, bà Preeti Saran (thứ 5 từ trái sang) và các đại biểu chụp ảnh chung. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Lê Hoài Trung đồng chủ trì cuộc họp cùng Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Ấn Độ, bà Preeti Saran.
Tham dự cuộc họp có đại diện các nước ASEAN, Ban Thư ký ASEAN và các bộ, ngành liên quan của Việt Nam.
Đây là cuộc họp đầu tiên Việt Nam đồng chủ trì với Ấn Độ kể từ khi Việt Nam đảm nhiệm vai trò điều phối quan hệ ASEAN-Ấn Độ từ tháng 8/2015 đến tháng 8/2018. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh ASEAN đã chuyển sang giai đoạn phát triển mới với việc hình thành Cộng đồng ASEAN từ ngày 31/12/2015.
Là một đối tác chiến lược của ASEAN, Ấn Độ đang tích cực triển khai chính sách "Hành động Hướng Đông," trong đó tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á được xác định là một trong các ưu tiên. Hai bên cũng đã thông qua Kế hoạch Hành động ASEAN-Ấn Độ giai đoạn 2016-2020 và hướng tới kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ đối thoại vào năm 2017.
Hiện nay, Ấn Độ là một trong những đối tác chiến lược của ASEAN. Quan hệ ASEAN-Ấn Độ phát triển khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực trên cả 3 trụ cột chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội và đóng góp, hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng, tăng cường liên kết và kết nối khu vực.
Kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều Ấn Độ-ASEAN tăng 4,6%, từ hơn 68 tỷ USD năm 2011 lên gần 72 tỷ USD năm 2012, năm 2013-2014 đạt 74,3 tỷ USD.
Tại cuộc họp, các đại diện Ấn Độ và ASEAN đã tiến hành kiểm điểm và định hướng hợp tác ASEAN-Ấn Độ, thảo luận về phương hướng tăng cường hợp tác ASEAN-Ấn Độ tại các diễn đàn khu vực, cũng như trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Cuộc họp kiến nghị các biện pháp thúc đẩy quan hệ phát triển hiệu quả và thực chất hơn nữa. Cuộc họp hoan nghênh Ấn Độ tích cực đẩy mạnh triển khai chính sách Hành động Hướng Đông, ủng hộ ASEAN xây dựng Cộng đồng.
Về kinh tế, hai bên phấn đấu đạt mục tiêu 200 tỷ USD vào năm 2025 thông qua triển khai hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa ASEAN và Ấn Độ. ASEAN đánh giá cao Ấn Độ ủng hộ hợp tác kết nối với ASEAN và sớm triển khai khoản tín dụng 1 tỷ USD của Ấn Độ nhằm tăng cường kết nối hạ tầng cứng và kết nối số giữa Ấn Độ và ASEAN.
Trong lĩnh vực văn hóa-xã hội, hai bên tiếp tục hợp tác trong các lĩnh vực Ấn Độ có thế mạnh và ASEAN có nhu cầu như công nghệ thông tin, công nghệ vũ trụ, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ môi trường, công nghệ chế biến và sản xuất dược phẩm.
Cuộc họp cũng bàn về việc xây dựng danh mục các hoạt động ưu tiên 2016-2017 và tổ chức các sự kiện kỷ niệm quan hệ ASEAN-Ấn Độ năm 2017. Cuộc họp cũng sơ bộ nhất trí về Biên bản ghi nhớ thành lập Trung tâm ASEAN-Ấn Độ.
Về tình hình quốc tế và khu vực, các nước đều bày tỏ quan ngại sâu sắc trước những diễn biến phức tạp và căng thẳng ngày càng gia tăng ở Biển Đông, nhấn mạnh việc phải thực hiện kiềm chế, nhấn mạnh việc tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm đạt được Bộ quy tắc COC.
Bên cạnh đó, cuộc họp cũng trao đổi về các thách thức an ninh xuyên quốc gia đang nổi lên như khủng bố, an ninh mạng, biến đổi khí hậu...
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Lê Hoài Trung đánh giá cao các kết quả đạt được trong hợp tác ASEAN-Ấn Độ thời gian qua và khẳng định với vai trò là nước điều phối quan hệ ASEAN-Ấn Độ, Việt Nam sẽ hết sức nỗ lực đóng góp vào tăng cường quan hệ hai bên, làm cầu nối cho các nước ASEAN và Ấn Độ mở rộng hợp tác, nhất là trên các lĩnh vực như thúc đẩy liên kết khu vực, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế số, công nghệ cao.
Đánh giá Ấn Độ có vai trò quan trọng ở khu vực, có nhiều gắn kết với các nước Đông Nam Á về văn hóa, giao lưu nhân dân và kết nối qua hàng nghìn năm, Thứ trưởng Lê Hoài Trung cho rằng Ấn Độ và ASEAN chia sẻ nhiều điểm tương đồng về văn hóa, lịch sử.
Trong giai đoạn tới, ASEAN và Ấn Độ cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa, cùng phấn đầu vì hòa bình, an ninh và hợp tác phát triển ở khu vực, giúp ASEAN ngày càng phát triển và phát huy vai trò trung tâm ở khu vực.
Về vấn đề Biển Đông, Thứ trưởng Lê Hoài Trung nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông, khẳng định đây là mối quan tâm chung của các quốc gia trong và ngoài khu vực, trong đó có Ấn Độ; mong muốn Ấn Độ tiếp tục có những đóng góp tích cực, tăng cường hợp với ASEAN kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Thứ trưởng nhấn mạnh việc tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; kiềm chế, không quân sự hóa, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và đi vào thương lượng thực chất để sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Bên lề Hội nghị, Thứ trưởng Lê Hoài Trung đã trao đổi với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Ấn Độ, bà Preeti Sara về quan hệ song phương, nhất là tăng cường trao đổi đoàn cấp cao trong năm 2016, họp Ủy ban hỗn hợp và Tham vấn chính trị định kỳ giữa hai nước.
Kêu gọi đầu tư tuyến đường sắt Đà Lạt - Trại Mát
Một phó công an xã bị tố cưỡng hiếp cháu họ
Tuyển 500 thực tập sinh từng làm việc tại Nhật Bản
Chương trình đã thu hút 18 doanh nghiệp của Nhật Bản, có nhu cầu tuyển dụng khoảng 500 lao động. Kết quả có gần 300 lao động đã từng thực tập tại Nhật Bản về nước được phỏng vấn và hầu hết được tiếp nhận vào làm việc.
Ông Kenji Nishikawa, Chủ tịch Nghiệp đoàn Kanto, đánh giá Nghiệp đoàn Kanto tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam từ năm 2000, thông qua các doanh nghiệp phái cử của Việt Nam là Traenco, Hiteco đã giúp hàng chục lao động Việt Nam sang Nhật làm việc và có hàng ngàn lao động đã về nước khi hết hợp đồng.
Các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đang phỏng vấn tuyển dụng thực tập sinh trở về từ Nhật Bản. Ảnh: P.ĐIỀN
Theo đó các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam ưu tiên tuyển dụng những lao động có tay nghề, kỷ luật lao động và vốn tiếng Nhật sau ba năm làm việc. Ngược lại cũng có rất nhiều lao động khi về nước lại thất nghiệp. Ông Kenji Nishikawa nhìn nhận: “Đây là một sự lãng phí lớn về nhân lực, bởi vậy chúng tôi muốn tạo thêm cơ hội việc làm cho người lao động và kêu gọi doanh nghiệp Nhật Bản tái tuyển dụng họ này để hai bên cùng có lợi”.