Sự lệch pha trong phản biện tham vấn chính sách giữa cơ quan quản lý và DN đang là một trong những rủi ro lớn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 09-05-2016
- Cập nhật : 09/05/2016
120 chỉ tiêu du học Nhật Bản năm 2017
Bộ Giáo dục- Đào tạo vừa thông báo tuyển 120 chỉ tiêu cho vòng sơ tuyển để chọn ứng viên đi học tại Nhật Bản theo Chương trình học bổng Chính phủ Nhật Bản cấp năm 2017.
Cụ thể, 120 ứng viên trong đó 80 ứng viên dự tuyển trình độ sau đại học, 30 đại học (gồm 15 ứng viên thuộc ngành kỹ thuật và 15 ứng viên thuộc ngành xã hội), 5 cao đẳng và 5 trung cấp chuyên nghiệp gửi cho phía Đại sứ quán Nhật Bản tổ chức thi tuyển.
Ứng viên trúng tuyển chương trình sau đại học sẽ đi học trong tháng 4, tháng 9 hoặc tháng 10 năm 2017; Ứng viên trúng tuyển chương trình học đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp sẽ lên đường đi học từ ngày 1 đến ngày 7-4-2017.
Ứng viên được tiếp nhận theo chương trình học bổng này sẽ được Chính phủ Nhật Bản cấp vé máy bay một lượt đi và về, sinh hoạt phí, học phí cho toàn bộ thời gian học tại Nhật Bản.
Ứng viên nộp hồ sơ trước ngày 3-6-2016 đến Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ Giáo dục- Đào tạo). Bộ Giáo dục- Đào tạo sẽ căn cứ hồ sơ, kết quả học tập của ứng viên dự tuyển, ngành đăng ký học, các tiêu chí ưu tiên tuyển chọn của phía Việt Nam và Nhật Bản, sơ tuyển ứng viên theo từng đối tượng để giới thiệu và chuyển hồ sơ tới Đại sứ quán Nhật Bản xem xét, tổ chức thi tuyển.
Kết quả sơ tuyển sẽ được thông báo công khai trước ngày 20-6-2016.
Cục Đào tạo với nước ngoài lưu ý ứng viên dự tuyển học bổng đại học, cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp phải có quyết tâm học tiếng Nhật vì sẽ học chuyên ngành bằng tiếng Nhật.
1 triệu vé máy bay Vietjet giá chỉ từ 0 đồng
Theo tin từ Vietjet , từ ngày 10-5, Vietjet chính thức tung 1 triệu vé khuyến mại giá chỉ từ 0 đồng vào khung giờ vàng “12h rồi, Vietjet thôi!”
Chương trình chào đón “Vui hè 3D” độc đáo nhất từ trước đến nay, tại website www.vietjetair.com. Tuần đầu tiên của chương trình, Vietjet công bố 3 ngày vàng vào 10, 11 và 12-5-2016 áp dụng trên tất cả đường bay trong nước và quốc tế đến Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Myanmar và Malaysia cho thời gian bay từ 15-8 đến 31-12-2016 (trừ các ngày lễ, tết).
Hành khách bay cùng Vietjet mùa hè này sẽ được trải nghiệm hành trình du lịch mới mẻ với hàng loạt hoạt động ấn tượng: chơi game qua kính thực tế ảo công nghệ 3D tại các đầu sân bay, cơ hội nhận quà tặng hấp dẫn, thưởng thức các màn trình diễn trên tàu bay, thi ảnh cùng tranh 3D…
Vé được mở bán vào khung giờ vàng 12h-14h tại website www.vietjetair.com, trên điện thoại Smartphone https://m.vietjetair.com và Facebook www.facebook.com/vietjetvietnam, mục “Đặt vé”. Thanh toán ngay bằng các loại thẻ Visa/ Master/ AMEX/ JCB/ thẻ ATM của 24 ngân hàng lớn tại Việt Nam (có đăng ký Internet Banking).
Nhật viện trợ gần 21 tỷ yen cho Việt Nam cải thiện môi trường nước
Hai bên cũng ký kết công hàm cho khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 500 triệu yen hỗ trợ các nước đang phát triển và doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư ở nước ngoài.
Ông Kishida nhấn mạnh, trong chuyến thăm 4 nước châu Á lần này, ông nhấn mạnh tính kết nối của ASEAN. Việt Nam đánh giá cao và ủng hộ sáng kiến này.
Hai bên trao đổi thẳng thắn về quan hệ song phương và các vấn đề khu vực, nhất trí phối hợp cùng thúc đẩy thống nhất trong ASEAN, thúc đẩy Hội nghị cấp cao Đông Á và hỗ trợ Lào đảm nhận tốt vai trò Chủ tịch ÁEAN năm nay.
Các bên liên quan không được có những hành động thay đổi nguyên trạng, gây phức tạp, mở rộng tranh chấp trên biển Đông. Cần giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông.
Năng suất lao động của Việt Nam đang tụt hậu trong khu vực
Tốc độ tăng năng suất chỉ bằng một nửa tốc độ của Trung Quốc, trong khi thời kỳ dân số vàng của Việt Nam sắp qua.
Mặc dùnăng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2015 tính theo giá hiện hành đạt 79,3 triệu VND, tương đương 3.657 USD/lao động, tăng 6,42% so với năm 2014, đưa bình quân giai đoạn 2005 – 2015 tăng 3,9%/năm, tuy nhiên, nghiên cứu của Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) về năng suất lao động chỉ ra từ năm 2005, tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam có xu hướng đi xuống đến mức thấp nhất là 2,57% vào năm 2009. Kể cả trong giai đoạn 1992 – 2014, tốc độ tăng năng suất của Việt Nam ở mức khá cao là 4,64%/năm, thì tốc độ này ở Trung Quốc là 9,07%/năm. Thu nhập bình quân người Việt năm 2015 ở mức 2.109 USD, chỉ tương đương 1/6 thu nhập của người Malaysia và 1/16 Singapore.
Theo các chuyên gia của CIEM, đóng góp vào tăng trưởng chính của kinh tế đất nước chủ yếu là tăng vốn và tăng lao động, chứ không phải tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực. Một nền kinh tế chỉ dựa vào vốn và tăng lao động thì nguồn lực tăng trưởng sẽ không bền vừng. Một quan ngại nữa là thời kỳ dân số vàng của Việt Nam đã sắp qua.
Ông Richard Marshall – cố vấn chính sách về an sinh xã hội của UNDP cho biết, Việt Nam đang chuẩn bị bước vào thời kỳ già hóa dân số nhưng vẫn đang trong giai đoạn được gọi là dân số vàng. Quá trình chuyển đổi từ dân số vàng sang già hóa dân số ở Việt Nam sẽ diễn ra rất nhanh. Trong khi đó, thu nhập bình quântrên đầu người tại Việt Nam cũng rất thấp. Nó đặt ra hàng loạt thách chức trước khi bước vào gia đoạn mới.
Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn dân số vàng từ năm 2007 với tỷ lệ người lao động cao gấp đôi so với người phụ thuộc, tuy nhiên, dấu hiệu già hóa dân số xuất hiện ở Việt Nam bắt đầuvào năm 2011. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), trong 18 tới 20 năm nữa, Việt Nam sẽ già hóa dân số.
Ở thời điểm hiện tại, thách thức với Việt Nam là tận dụng hiệu quả dân số vàng nhằm nâng cao năng suất lao động, tạo đủ công ăn việc làm phổ thông và tiến tới những công việc tạo ra năng suất cao hơn, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất lao động. Già hóa chắc chắn sẽ tạo gánh nặng lên ngân sách nên Việt Nam cần có những giải pháp đối phó phù hợp.
UNDP cũng đưa ra các gợi ý cho sự thay đổi chính sách ở Việt Nam bao gồm tập trung vào năng suất và việc làm bền vững. Việt Nam cần đẩy nhanh việc áp dụng khoa học kỹ thuật, đồng thời cải cách rộng rãi hệ thống y tế, giáo dục. Cùng với đó, Chính phủ cần huy động tiết kiệm và đầu tư vào các ngành sản xuất, thúc đẩy cải cách an sinh xã hội, đặc biệt là lương hưu.
Nhiều địa phương quan ngại về siêu dự án “chặt khúc” sông Hồng
Lo ngại bởi mối lo dự án có thể “cướp ngọt,” nguy cơ gia tăng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển, ảnh hưởng đến môi trường và vựa lúa của Đồng bằng Bắc Bộ.
"Chấp thuận siêu dự án là quá liều"
Trao đổi với phóng viên VietnamPlus, chiều 6/5, ông Nguyễn Văn Khánh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái cho rằng, để làm được những công trình “khủng” như siêu dự án “chặt khúc” sông Hồng thì phải có đánh giá tổng hợp đến rất nhiều lĩnh vực, chứ không đơn thuần chỉ là tác động đến mặt môi trường.
Theo ông Khánh, trong trường hợp siêu dự án này được chấp thuận triển khai, sẽ ảnh hưởng rất lớn (ảnh hưởng tổng hợp nhiều mặt) đến nông nghiệp, môi trường, thủy văn và an sinh xã hội của các tỉnh ven sông Hồng, đơn cử như tỉnh Yên Bái, nơi có rất nhiều hộ gia đình sinh sống dọc bờ sông, vốn phụ thuộc nguồn nước.
“Do đó, để chấp thuận được dự án này, theo tôi, các cơ quan chức năng và các nhà khoa học phải có những đánh giá căn cơ, thận trọng, chứ không thể để một doanh nghiệp đưa ra ý tưởng xây dựng dự án quá lớn, mà Chính phủ lại chấp thuận ngay được. Trong việc này, nếu chấp thuận thì hơi vội vàng,” ông Khánh nói.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái cũng lưu ý, mức độ ảnh hưởng của siêu dự án “chặt khúc” sông Hồng là vô cùng lớn. Bình thường đắp đập thủy điện tại một con suối, tác động ảnh hưởng đã lớn. Trong khi, dự án này xây tới 6 đập thủy điện trên một con sông mà chưa ai nhắc tới việc xây thủy điện là “quá liều.”
“Cá nhân tôi cho rằng, siêu dự án này thật sự đáng lo ngại, không thể dễ dàng chấp thuận được. Và, nếu dự án được chấp thuận thì cũng phải đến cấp Quốc hội mới quyết được,” ông Khánh nhấn mạnh.
Có chung quan điểm, ông Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình cho rằng, siêu dự án sông Hồng mới chỉ là ý tưởng ban đầu, nên địa phương chưa có cơ sở để nghiên cứu cụ thể về mức độ tác động của dự án.
Tuy nhiên, ông Tuấn cũng bày tỏ mối lo, nếu siêu dự án “chặt khúc” sông Hồng được chấp thuận triển khai, thì mức độ ảnh hưởng sẽ rất nặng nề. Cụ thể là, việc chặn sông làm 6 đập thủy điện sẽ làm thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng đến môi trường, nhất là nguy cơ gia tăng xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến vựa lúa của các địa phương ven biển ở trong vùng.
“Giả sử, các con đập thủy điện có thể chủ động được chế độ thủy văn, điều chỉnh được dòng nước kiệt, nhưng việc chặn dòng chắc chắn sẽ khiến các vùng hạ lưu bị ảnh hưởng. Vấn đề này khác gì việc điều tiết hồ chứa thủy điện đâu.
Nhất là về mùa hạn, một khi nước ngọt cạn kiệt không đủ để đẩy mặn ra, thì xâm nhập mặn sẽ lấn sâu vào nội đồng, ảnh hưởng đến môi trường, nông nghiệp, nhất là vựa lúa của các tỉnh ven biển ở vùng đồng bằng Bắc Bộ,” ông Tuấn nói.
Siêu dự án sẽ “đe dọa” tới nông nghiệp!
Nhìn nhận từ góc độ nông nghiệp, ông Bùi Sỹ Sơn, Phó Giám đốc phụ trách Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định khẳng định, siêu dự án giao thông thủy xuyên Á kết hợp với thủy điện trên sông Hồng nếu được chấp thuận, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới nông nghiệp, phòng chống lụt bão, đời sống nông dân sản xuất nông nghiệp.
Ông Sơn cũng cho rằng, nếu có thể triển khai dự án này thì còn phải lấy ý kiến của các Bộ ban ngành cũng như các địa phương liên quan. Có thể dự án này có những điểm tích cực, tuy nhiên, các vấn đề tiêu cực đối với sản xuất nông nghiệp, dân sinh kinh tế đối của nông dân lưu vực sông Hồng thì có thể nhìn thấy ngay được.
“Riêng tôi nhận thấy trong những năm gần đây, khi Trung Quốc tiến hành xây dựng các công trình thủy điện trên thượng nguồn sông Hồng thì các tỉnh cuối nguồn như Thái Bình, Nam Định có tác động không hề nhỏ tới tình hình sản xuất lúa,” ông Sơn nói.
Dẫn chứng cụ thể hơn, ông Sơn cho biết, những năm gần đây dòng chảy sông Hồng không bình thường, tình trạng xâm nhập mặn diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn xâm nhập sâu hơn vào cửa sông, nồng độ mặn tăng lên, nên hàng năm Chính phủ và các bộ ngành liên tục chỉ đạo xả nước ở các hồ chứa phía trên để lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
“Đợt tới, nếu dự án này xây dựng thì không biết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, tình trạng nhiễm mặn sẽ như thế nào. Tôi không dám nghĩ tới,” ông Sơn quan ngại.
Trong diễn biến liên quan, trước đó, tiến sỹ Đào Trọng Tứ, nguyên Phó tổng thư ký Uỷ ban sông Mekong Việt Nam cũng nhận định, nếu xây dựng 6 đập thủy điện liên tiếp sẽ “giết chết” sông Hồng đồng thời sẽ làm thay đổi toàn bộ hệ thống sinh thái sông ngòi ở các tỉnh đồng bằng và trung du miền núi phía Bắc.
Theo ông Tứ, những năm qua, chỗ nào có thể làm thủy điện thì đều làm hết rồi, sông suối cũng bị "băm nát" cả rồi. Rõ nhất là 3 con sông lớn ở phía Bắc như sông Đà, sông Thao, sông Lô - Gâm đều không còn nguyên vẹn.
“Trong việc này, chúng ta không thể đánh đổi 228 MW điện với việc hủy hoại sông Hồng, nguồn sinh kế của hàng triệu người được. Tôi không thể hình dung được sẽ như thế nào nếu cả 6 cái đập cùng vận hành một lúc,” ông Tứ trăn trở.
Vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh, sông Hồng có tiềm năng thủy điện lớn nhất trong các hệ thống sông, trong đó tập trung vào 2 chi lưu lớn là sông Đà và sông Lô - Gâm. Hiện nay, trên sông Đà đã có thủy điện Hoà Bình công suất lắp máy 1920 MW, thủy điện Sơn La 2400 MW, thủy điện Lai Châu 1200 MW, Bản Chát 220 MW, Huội Quảng 520 MW, Nậm Chiến 210 MW; trên sông Lô - Gâm đã có thủy điện Tuyên Quang 342 MW...
“Trong bối cảnh không thiếu điện, theo tôi Việt Nam không cần thiết phải phát triển thêm thủy điện,” ông Tứ nhấn mạnh.