tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 24-07-2016

  • Cập nhật : 24/07/2016

Ngân hàng đua kích cầu cho vay

Áp lực từ chỉ tiêu tín dụng và lợi nhuận đưa ra cao hơn buộc các ngân hàng phải từng bước đẩy mạnh kích cầu tín dụng bằng các gói ưu đãi lãi suất cho vay.

Nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân, doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể có thêm cơ hội hiện thực hóa kế hoạch của mình, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) vừa tung ra gói tín dụng lên tới 5.000 tỷ đồng. Theo đó, với khoản vay có giá trị từ 100 triệu đồng và kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, khách hàng sẽ được ABBank ưu đãi lãi suất chỉ từ 7,58%. Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng dành 10.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu, với lãi suất vay ngắn hạn chỉ từ 6%/năm.

Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) cho vay lên đến 80% tổng nhu cầu vốn đầu tư với tài sản bảo đảm là chính công trình chuồng trại và máy móc thiết bị hình thành từ vốn vay. Viet Capital Bank cũng triển khai đồng loạt các sản phẩm, dịch vụ tiện ích phù hợp với từng phân khúc khách hàng doanh nghiệp như: “Chương trình Lãi vay cực sốc - Tăng tốc kinh doanh”, với lãi suất chỉ 6,6%/năm.

canh tranh trong cho vay hien nay rat gay gat buoc ngan hang phai giam lai suat cho vay

Cạnh tranh trong cho vay hiện nay rất gay gắt buộc ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay

Trước đó, không ít ngân hàng cũng đua nhau tung gói tín dụng kích cầu. Ví như Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) cho vay gói 1.000 tỷ đồng, ưu đãi lãi suất chỉ từ 6,8%/năm. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn lãi suất ưu đãi, đẩy mạnh cho cá nhân vay mua nhà để ở nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng bán lẻ 35% năm nay.

Mặc dù các ngân hàng tăng cường kích cầu tín dụng, song dư nợ tín dụng cũng tăng chỉ ở mức phù hợp. Báo cáo 6 tháng đầu năm của các ngân hàng cho thấy, tín dụng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chỉ tăng 6% trong 2 quý đầu năm; tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) lần lượt tăng 10,6% và 7,7%. So với các ngân hàng lớn, tín dụng tại một số ngân hàng nhỏ trong 2 quý đầu năm nay có mức tăng trưởng cao hơn, dao động trong khoảng 10-15%, song do quy mô của các ngân hàng này còn nhỏ, số dư tuyệt đối tăng trưởng dư nợ chưa cao.

Theo lãnh đạo các nhà băng, cạnh tranh trong cho vay hiện nay rất gay gắt buộc ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay, nhưng chỉ giảm trong vài tháng đầu để thu hút khách hàng. Còn thực tế, thị phần tín dụng khó mở rộng vì ngân hàng kiểm soát khá chặt rủi ro, trong khi người vay còn e ngại áp lực lãi suất.

Chuyên gia tài chính, ông Huỳnh Trung Minh cho rằng, lãi suất cho vay mua nhà hiện nay đã phù hợp và khá ổn định, song dư nợ tín dụng của khối khách hàng cá nhân, trong đó chú ý nhất là cho vay mua nhà, không tăng nhiều so với đầu năm một phần là do giá bất động sản tăng, trong khi khách hàng vẫn có tâm lý chờ đợi. Không chỉ khối cá nhân, nhu cầu vốn của doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm nay cũng khó tăng đột biến, dù ngân hàng đã cố gắng kéo giảm lãi vay.

TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, mục tiêu tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng đưa ra cho năm nay ở mức 18-20% là hợp lý trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn và nợ xấu của ngành chưa được xử lý nhanh, thị trường bất động sản chưa thể nói là tan băng, do chỉ mới ấm lên ở phân khúc nhà ở… 

Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra cho thấy, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng 5 tháng đầu năm nay chỉ 5,48%. Hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM đều có dòng tín dụng tăng trưởng so với cùng kỳ, nhưng mức tăng còn thấp hơn nhiều so với những năm tín dụng tăng cao. Cụ thể, tín dụng trên địa bàn TP.HCM 5 tháng đầu năm tăng 5%, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm qua. Còn tại TP. Hà Nội, 4 tháng đầu năm, tổng dư nợ trên địa bàn tăng 4,8% so cuối năm 2015.

Sẵn sàng các đối sách tài chính kịp thời trước diễn biến của Brexit

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu trong buổi làm việc với ông Kevan Watts - Phó chủ tịch Tập đoàn HSBC, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Anh – ASEAN, ngày 19/7.
toan canh buoi lam viec.

Toàn cảnh buổi làm việc.

 

Theo đó, hai bên đã tập trung trao đổi về những nét chính trong phát triển kinh tế vĩ mô châu Á, những tác động ảnh hưởng tiêu cực và có thể là cả cơ hội của sự kiện Brexit tới Việt Nam.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Kevan Watts cho biết, Việt Nam là quốc gia đang thu hút nhiều đối tác trên thế giới, sự kiện Brexit sẽ gây tác động mạnh đến nền kinh tế và thương mại của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, ông Kevan Watts cho rằng, Brexits có thể làm chậm lạiquá trình hiện thực hóa FTA (hiệpđịnh thương mại tự do)Việt Nam- EU.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Trần Văn Hiếu chia sẻ, Brexit là sự kiện lớn, có tác động nhiều mặt lên hệ thống kinh tế - tài chính toàn cầu, cùng với những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới. Do đó, để đánh giá một cách toàn diện tác động của việc Anh rời EU đối với kinh tế Việt Nam, trong thời gian tới cần phải tiếp tục theo dõi và phân tích một cách tổng thể, nhiều chiều.

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam nói chung cũng như Bộ Tài chính nói riêng sẽ tiếp tục theo dõi sát những diễn biến Brexit để có những đối sách kịp thời và phù hợp.

Bộ Tài chính hy vọng trong thời gian tới, HSBC sẽ tiếp tục phát triển hoạt động của mình tại Việt Nam, góp phần tích cực vào sự phát triển ngành tài chính, ngân hàng nói riêng, nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Đồng thời, Thứ trưởng Trần Văn Hiếu nhấn mạnh, Bộ Tài chính cam kết tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài và mong muốn nhận được ý kiến đóng góp và chia sẻ kinh nghiệm của HSBC để xây dựng chính sách đạt hiệu quả và có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.(TCTC)

15.000 tàu cá của ngư dân được bảo hiểm theo Nghị định 67

Tính đến nay, cả nước có gần 15.000 tàu cá của ngư dân được bảo hiểm theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Có được kết quả đó, chính là nhờ sự phối hợp đồng bộ của các bộ ngành, đặc biệt là có vai trò quan trọng của Bộ Tài chính trong việc hoạch định chính sách phát triển thủy sản trong đó có chính sách bảo hiểm cho ngư dân trong thời gian qua.

anh minh hoa. nguon: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Kịp thời phân bổ ngân sách để thực hiện chính sách bảo hiểm cho ngư dân

Qua trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Quang Huyền, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và giám sát Bảo hiểm, Bộ Tài chính đã thông tin cho biết: Ngày 07/7/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản trong đó có chính sách bảo hiểm cho ngư dân.

Theo đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho các tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là thành viên tổ đội, hợp tác xã khai thác hải sản, nghiệp đoàn nghề cá, có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên và có xác nhận, phê duyệt đối tượng hỗ trợ của chính quyền địa phương theo đúng quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP.

Triển khai chủ trương đó, các bộ ngành đã tích cực phối hợp trong việc tổ chức thực hiện và nhanh chóng triển khai chính sách vào cuộc sống.

Đặc biệt, có sự phối hợp giữa Bộ Tài chính và các địa phương kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, đề xuất biện pháp xử lý và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện...; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các chính sách quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP tại địa phương; giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt làm cơ sở thực hiện...

Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí ngân sách để thực hiện các chính sách quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, hướng dẫn tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm theo quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP.

Phó Cục trưởng Nguyễn Quang Huyền nhấn mạnh, thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện về bảo hiểm, thủ tục hỗ trợ ngân sách. Hai Bộ đã phối hợp chặt chẽ trong quá trình chỉ đạo thực hiện, tổ chức làm việc tại địa phương, cơ sở để kịp thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc và đề xuất hoàn thiện cơ chế chính sách.

Bên cạnh đó, UBND các tỉnh, thành phố đã thực hiện nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm tại địa phương (trong đó công tác tổ chức tập huấn, tuyên truyền cho ngư dân về chính sách bảo hiểm, thực hiện thủ tục cấp ngân sách hỗ trợ phí bảo hiểm cho đối tượng được hỗ trợ, ...), tổ chức thực hiện xác nhận, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm theo quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP.

Đảm bảo cơ chế hỗ trợ phí bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm 

Hàng năm, các cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP đã tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả triển khai chính sách bảo hiểm và có báo cáo lên Chính phủ.

Sau gần 2 năm thực hiện, đến nay, việc thực hiện chính sách bảo hiểm theo Nghị định trên đã đạt được kết quả nhất định và được ngư dân tại 28 tỉnh, thành phố ven biển hưởng ứng, tham gia với 14.977 tàu cá trên 90CV được bảo hiểm (trong đó năm 2015 là 10.438 tàu cá và 6 tháng đầu năm 2016 là 4.539 tàu cá); 145.960 thuyền viên được bảo hiểm (trong đó năm 2015 là 101.540 thuyền viên và 6 tháng đầu năm 2016 là 44.420 thuyền viên).

Sáu tháng đầu năm 2016, tổng phí bảo hiểm là 128,3 tỷ đồng, tổng mức trách nhiệm bảo hiểm trong trường hợp xảy ra tổn thất là 12.452 tỷ đồng (gấp 97 lần tổng phí bảo hiểm), ngư dân đã khiếu nại bồi thường là 115,8 tỷ đồng, doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường bảo hiểm với số tiền 33,7 tỷ đồng, hiện đang tiếp tục giám định, xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm với số tiền 82,1 tỷ đồng.

Chính sách bảo hiểm theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP là chính sách bảo hiểm tự nguyện, việc tham gia bảo hiểm phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí và nhu cầu của ngư dân.

Riêng đối với bảo hiểm ngư lưới cụ, quy tắc bảo hiểm có mở rộng bảo hiểm rủi ro đặc biệt và việc mua bảo hiểm là tùy thuộc vào nguyện vọng của ngư dân. Theo thống kê, đến thời điểm hiện nay, có 3.389 tàu tham gia bảo hiểm ngư lưới cụ với tổng phí bảo hiểm là 3,6 tỷ đồng và mức trách nhiệm trong trường hợp xảy ra tổn thất là 449,8 tỷ đồng (gấp 123,4 lần phí bảo hiểm ngư lưới cụ).

Quá trình triển khai bảo hiểm theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP đến nay các doanh nghiệp đã tiếp nhận giải quyết bồi thường 1267 vụ tàu bị tổn thất (năm 2015 là 553 tàu, 5 tháng đầu năm 2016 là 714 tàu); chưa phát hiện trường hợp trục lợi, gian lận bảo hiểm.

Việc giải quyết bồi thường bảo hiểm do DNBH và ngư dân tự giải quyết trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận theo hợp đồng bảo hiểm đã ký kết đồng thời phải đảm bảo tuân thủ quy tắc điều khoản biểu phí đã đăng ký, quy định pháp luật kinh doanh bảo hiểm cũng như quy định pháp luật thủy sản (trong đó có quy định về bằng cấp thuyền trưởng, máy trưởng,...) và văn bản pháp luật có liên quan.

Đối với những vụ tổn thất tàu cá lớn, Bộ Tài chính đã kịp thời chỉ đạo tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia triển khai khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức giám định thiệt hại, xác định phạm vi bảo hiểm và phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức trao tiền bồi thường bảo hiểm với những vụ bồi thường có số tiền lớn.

Cụ thể, Bộ Tài chính đã tham gia trực tiếp trao 4 tỷ đồng bồi thường cho chủ tàu BD-97157-TS tại Bình Định, 2,7 tỷ đồng bồi thường cho chủ tàu QNg-97206TS tại Quảng Ngãi.

Đồng thời, sự nỗ lực, tích cực, khẩn trương của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc chi trả bồi thường được địa phương và chủ tàu ghi nhận và số tiền bồi thường nhận được thực sự là nguồn kinh phí cần thiết hỗ trợ chủ tàu khắc phục khó khăn, có cơ hội đóng mới tàu cá để tiếp tục hoạt động khai thác hải sản xa bờ, yên tâm bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Thực tiễn triển khai chính sách bảo hiểm theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP cho thấy đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, hỗ trợ cho ngư dân khắc phục thiệt hại về người và tài sản thông qua cơ chế hỗ trợ phí bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm để ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển, phát triển ngành thủy sản bền vững, trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.(TCTC)

Tăng cường hợp tác giao thương Việt Nam – Slovakia

Ngày 18/7, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Slovakia. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Thủ tướng Slovakia Robert Fico tham dự và phát biểu tại Diễn đàn. 
pho thu tuong vuong dinh hue phat bieu tai dien dan.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn.

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, hướng tới mục tiêu tăng nhanh kết quả giao thương và đầu tư giữa 2 nước trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam luôn hoan nghênh, hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài nói chung và doanh nghiệp Slovakia nói riêng trong đầu tư, mở rộng quan hệ đối tác, kinh doanh tại Việt Nam.

“Chúng tôi sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các DN và hàng hóa của Slovakia đầu tư vào Việt Nam, nhất là thiết bị điện tử, dược phẩm, năng lượng, công nghệ thông tin và các nông sản ôn đới. Chúng tôi cũng mong muốn Slovakia mở cửa nhiều hơn nữa cho Việt Nam đối với các sản phẩm dệt may, giày dép, các loại nông lâm thủy sản nhiệt đới, các sản phẩm, linh kiện, điện tử…” - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chia sẻ.

Phó Thủ tướng cho biết, mặc dù tình hình kinh tế thế giới thời gian qua có nhiều biến động phức tạp, nhưng Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu quan trọng: tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, kiểm soát được lạm phát, giải quyết được các vấn đề an sinh xã hội… Trong 6 tháng đầu năm 2016, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2015, đạt gần 12 tỷ USD, thu hút đầu tư gián tiếp tăng gấp 6 lần.

Phó Thủ tướng cũng nhận định, các doanh nghiệp Slovakia trao đổi thương mại không chỉ là tiến vào thị trường Việt Nam với hơn 90 triệu dân, mà còn là hướng tới cả thị trường ASEAN có hơn 600 triệu dân, vốn đầy tiềm năng và là khu vực phát triển năng động hàng đầu thế giới hiện nay.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục