tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh chiều 09-11-2015

  • Cập nhật : 09/11/2015

Xử lý nhà đầu tư “ôm đất” bán đảo Cam Ranh

Được cấp phép từ năm 2009 nhưng không thực hiện dự án, tháng 5-2015 UBND tỉnh Khánh Hòa đã thu hồi dự án này và nay tiếp tục ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất.

duoc giao hon 15,13ha tai bac ban dao cam ranh (khanh hoa) de thuc hien du an, nhung sau nam qua nha dau tu hau nhu khong trien khai - anh: p.s.ngan

Được giao hơn 15,13ha tại bắc bán đảo Cam Ranh (Khánh Hòa) để thực hiện dự án, nhưng sáu năm qua nhà đầu tư hầu như không triển khai - Ảnh: P.S.Ngân

Giám đốc Ban quản lý dự án khu du lịch bắc bán đảo Cam Ranh Nguyễn Ngọc Loan cho biết UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có quyết định cưỡng chế thu hồi dự án “khu nghỉ mát Nga Cam Ranh” do Công ty CP phát triển Nga Cam Ranh làm chủ đầu tư bởi vi phạm quy định Luật đất đai và Luật đầu tư.

Theo ông Loan, sau khi được cấp giấy phép vào năm 2009, chủ đầu tư đã được UBND tỉnh Khánh Hòa giao hơn 15,13ha đất tại Bãi Dài thuộc bắc bán đảo Cam Ranh ở xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm để thực hiện dự án.

Tuy nhiên đến nay chủ đầu tư gần như không đầu tư thực hiện gì cả. Tháng 5-2015, UBND tỉnh Khánh Hòa có quyết định thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, chấm dứt sử dụng đất dự án từ ngày 23-10-2015 nhưng chủ dự án không chấp hành.

Vì vậy, đến nay UBND tỉnh Khánh Hòa tiếp tục ban hành quyết định cưỡng chế để thu hồi đất dự án đã nêu.


Lo ngại hoa quả trái vụ nhập ồ ạt

Gần đây, tại cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn), lượng hoa quả tươi Trung Quốc làm thủ tục thông quan rất nhiều, trung bình có từ 500 đến 600 tấn cam, lê, táo, dưa nhập khẩu mỗi ngày. Nhiều loại trái vụ xâm nhập thị trường trong nước, nguy cơ mất an toàn thực phẩm rất cao.

Theo báo cáo của Trạm Kiểm dịch thực vật cửa khẩu Tân Thanh (thuộc Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII, Lạng Sơn), thời điểm cuối năm, gần tết, nhu cầu sử dụng hoa quả tươi, mẫu mã đẹp tăng cao, nhất là gần đây hoa quả Trung Quốc trái vụ nhập nhiều. Thông thường, các mặt hàng này đều sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để bảo quản, nên nguy cơ có dư lượng thuốc, tiềm ẩn mất vệ sinh an toàn thực phẩm cao hơn các loại hoa quả chính vụ.

Bà Bế Thị Thu Hiền, Trạm trưởng kiểm dịch thực vật Tân Thanh cho biết, do lượng hàng nhập lớn nên cán bộ, nhân viên trong đơn vị phải làm thêm giờ. Hiện các mặt hàng hoa quả nhập khẩu đều được tiến hành lấy mẫu kiểm dịch với tỷ lệ 10%; đến nay chưa phát hiện lô hàng nào có dư lượng thuốc BVTV vượt quá giới hạn tối đa cho phép. Theo bà Hiền, để đề phòng trường hợp rủi ro sản phẩm có chứa thuốc BVTV ngoài danh mục đã được cung cấp, đơn vị lấy mẫu các lô hàng có nguy cơ cao để đưa về Cục Bảo vệ thực vật ở Hà Nội kiểm tra.

“Để bảo vệ mình và gia đình, người tiêu dùng trong nước hãy là những người thông thái khi lựa chọn những loại trái cây nhập khẩu, nhất là các loại hoa quả trái vụ nhập từ nước bạn. Người dân cần thận trọng vì độ ngon đã giảm mà nguy cơ mất an toàn thực phẩm rất cao”, bà Nguyễn Thị Hà, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII Lạng Sơn nói.


Khởi tố 3 công ty kinh doanh xăng dầu trốn thuế

Tin từ Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, cơ quan này đã khởi tố vụ án, đồng thời khởi tố một số bị can liên quan đến 3 công ty kinh doanh xăng dầu trên địa bàn TP Đồng Hới về hành vi trốn thuế.

Các công ty bị điều tra gồm: Công ty TNHH Xăng dầu Ngọc Thanh, có trụ sở ở phường Bắc Nghĩa; Công ty TNHH Hải Vân, phường Phú Hải và Công ty TNHH Phú Hải, phường Nam Lý, đều thuộc TP Đồng Hới.

Các bị can bị khởi tố gồm ông Lê Bá Vinh (46 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH Xăng dầu Ngọc Thanh; ông Đinh Ngọc Sơn (49 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH Phú Hải.

Theo điều tra ban đầu, các công ty kinh doanh xăng dầu nói trên đã trốn thuế trên 6 tỷ đồng.

Sau khi cơ quan điều tra vào cuộc, các công ty đã giao nộp số tiền sai phạm vào tài khoản tạm giữ của cơ quan Cảnh sát điều tra để khắc phục hậu quả.


TP.HCM tập trung thực hiện các dự án do Ngân hàng Thế giới trợ vốn

Ngày 7.11, tại trụ sở UBND TP.HCM, Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân, Phó chủ tịch Tất Thành Cang cùng đại diện các sở, ban, ngành TP đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn các giám đốc điều hành của Ngân hàng Thế giới (WB). 

tp.hcm dang tap trung de thuc hien giai doan 2 cua du an ve sinh moi truong luu vuc nhieu loc - thi nghe - anh: diep duc minh

TP.HCM đang tập trung để thực hiện giai đoạn 2 của dự án Vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè - Ảnh: Diệp Đức Minh

Theo đại diện đoàn công tác WB, đây là đoàn các giám đốc điều hành cấp cao nhất của WB gồm đại diện của tổ chức này tại 65 quốc gia.
Tại buổi tiếp, ông Lê Hoàng Quân thông báo đến nay TP.HCM cơ bản hoàn thành chương trình giảm hộ nghèo, tăng hộ khá.
Theo đó, đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo tại TP chỉ còn 0,89%. Tiêu chuẩn hộ nghèo của TP.HCM cao hơn 3 lần so với các đô thị cả nước (ở các đô thị khác tiêu chuẩn hộ nghèo là hộ có thu nhập dưới 6 triệu đồng/năm, còn ở TP.HCM là dưới 16 triệu đồng/năm).
Theo ông Quân, tiêu chuẩn hộ nghèo ở TP.HCM được nâng lên trong 5 năm tới là 21 triệu đồng. Cũng tại buổi tiếp, ông Lê Hoàng Quân cho biết TP đang tập trung để thực hiện giai đoạn 2 của dự án Vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, dự án Cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, dự án Xây dựng tuyến xe buýt nhanh (BRT) dọc đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ, là những dự án được tài trợ vốn bởi WB.

Phát hiện vụ sản xuất phân bón lậu lớn

Ngày 4.11, lực lượng liên ngành gồm Chi cục Quản lý thị trường và Công an Gia Lai đã tiến hành kiểm tra Công ty TNHH sinh thái miền Trung VN có địa chỉ hoạt động tại 79 Tôn Thất Tùng, P.Phù Đổng, TP.Pleiku (Gia Lai) có ngành nghề kinh doanh phân bón.
anh: tran hieu

Ảnh: Trần Hiếu

Tại nơi sản xuất (đường Trường Chinh, P.Chi Lăng, TP.Pleiku) của công ty này đã phát hiện số lượng lớn phân bón được sản xuất lậu với giá trị khoảng 20 tỉ đồng và nhiều dụng cụ như cân, máy trộn... để sản xuất phân bón vô cơ và hữu cơ, chế phẩm sinh học (ảnh). Qua kiểm tra, công ty này không có phòng thí nghiệm hoặc hợp đồng với phòng thí nghiệm có chức năng để kiểm soát chất lượng phân bón; chưa tiến hành thủ tục công bố hợp quy tại cơ quan có thẩm quyền; chưa có chứng nhận hợp quy đối với các sản phẩm phân bón hữu cơ được cơ sở sản xuất; không cung cấp được hồ sơ yêu cầu về nhân lực đối với điều kiện sản xuất phân bón.
Theo thừa nhận của ông Phạm Việt Hùng, Giám đốc công ty, thì họ đã bán ra thị trường hơn 62.500 lít chế phẩm sinh học với số tiền hơn 4 tỉ đồng. Tại kho hàng hiện còn hơn 18.000 lít chế phẩm sinh học và hơn 5.000 kg phân vô cơ, 3.000 kg tem, nhãn bao bì... Tổng số hàng hóa thành phẩm ước trị giá khoảng 20 tỉ đồng.
Được biết, đây là vụ sản xuất phân bón lậu lớn nhất tại Gia Lai từ trước đến nay.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục