tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 23-05-2016

  • Cập nhật : 23/05/2016

Khó thu thuế khoáng sản

Theo Bộ Tài chính, để tránh thất thu thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản cần phải sửa đổi, bổ sung về các phương pháp tính, mức thu, quản lý thu…
can sua doi cac quy dinh ve phuong phap tinh, muc thu nop tien cap quyen khai thac khoang san de tranh that thu cho nsnn.

Cần sửa đổi các quy định về phương pháp tính, mức thu nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản để tránh thất thu cho NSNN.

Theo quy định của Luật Khoáng sản hiện hành thì các khoản thuế, phí, lệ phí đối với khoáng sản thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí. Trong 5 năm qua thực hiện Luật Khoáng sản, các chính sách thuế, phí, lệ phí đối với khoáng sản đã đầy đủ, phù hợp với chủ trương của Nhà nước về quản lý khoáng sản. Theo đó, chính sách này đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính nhà nước trong việc theo dõi, giám sát các hoạt động khai thác tài nguyên. Nguồn thu từ tài nguyên khoáng sản đã góp phần tạo nguồn thu cho NSNN và gián tiếp tạo nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế-xã hội.

Ngoài ra, hệ thống chính sách thuế, phí, lệ phí đối với khoáng sản đã được hoàn thiện theo hướng bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản của quốc gia. Việc điều tiết các khoản thu từ khoáng sản luôn hướng các DN thực hiện khai thác khoáng sản tiết kiệm, hiệu quả; có chính sách khuyến khích DN đầu tư vào chế biến sâu, nâng cao giá trị sản phẩm tài nguyên.

Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, hiện việc thu thuế đối với tài nguyên khoáng sản vẫn có nhiều khó khăn, bất cập như: Theo quy định sẽ phạt tiền các hành vi khai thác khi Giấy phép khai thác đã hết hạn hoặc khai thác khoáng sản mà không có giấy phép theo quy định. Ngoài ra, còn hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản, phương tiện sử dụng để vi phạm.

Song thực tế vẫn có trường hợp khai thác nhỏ lẻ, mua bán khoáng sản, vật liệu xây dựng thông thường, không có giấy phép, nhưng vẫn không bị tịch thu theo quy định do hàng hóa khó tịch thu và lưu trữ. Việc mua bán này là không hợp pháp gây khó khăn cho công tác quản lý khai nộp thuế GTGT, thuế thu nhập DN, thuế tài nguyên dẫn đến thất thu thuế.

Cũng theo Bộ Tài chính, quy định về xác định trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là chưa phù hợp. Hiện trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản dựa trên trữ lượng ghi trong Giấy phép khai thác. Tuy nhiên, trữ lượng ghi trong Giấy phép so với trữ lượng thực tế DN khai thác có sự chênh lệch rất lớn. Ngoài ra, tài nguyên khai thác ra có nhiều loại sản phẩm, trong đó sản phẩm có mức giá cao nhưng chiếm trữ lượng nhỏ, sản phẩm có mức giá thấp nhưng trữ lượng nhiều. Việc áp dụng giá trị trung bình mức giá làm giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản sẽ không đảm bảo công bằng, không tương ứng với trữ lượng.

Cùng với đó, theo các quy định hiện hành thì tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là một khoản thu NSNN, được quản lý thu nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế và Nghị định 203/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khoáng sản nhưng Nghị định này chưa quy định rõ việc tính, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản sau khi hết thời gian nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (thẩm quyền gia hạn là do Thủ tướng Chính phủ quyết định).

Mặt khác, thời gian qua, nhiều DN khai thác khoáng sản gặp khó khăn do giá khoáng sản trên thị trường thế giới giảm sâu nên đã đề nghị gia hạn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản để giải quyết khó khăn cho DN. Do vậy, theo Bộ Tài chính, để giải quyết dứt điểm các kiến nghị cần có hướng dẫn chung để thống nhất thực hiện. Bộ Tài chính cũng chỉ ra, hiện thiếu quy định, hướng dẫn đối vói trường hợp nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản một lần cho cả thời gian cấp phép khai thác nhưng đang trong thời gian được phép khai thác mà DN tạm dừng hoạt động thì có được trả lại tiền cấp quyền đã nộp cho trữ lượng còn lại chưa khai thác.

Bộ Tài chính kiến nghị, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung về các phương pháp tính, mức thu, quản lý thu…đảm bảo phù hợp với thực tế và khả thi trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, cần nghiên cứu chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác khoáng sản theo hướng chặt chẽ và nghiêm minh hơn.


Công chức nhà nước nói gì khi xuất hiện trong “Hồ sơ Panama”?

Trong quá trình tra cứu, sàng lọc tập hồ sơ đình đám, ngoài những cái tên là doanh nhân hoặc nhà đầu tư tự do, PV cũng nhận thấy sự xuất hiện cả những cái tên được thể hiện là đang công tác tại các cơ quan, tổ chức thuộc Nhà nước như Trường đoàn T.Ư (nay là Học viện Thanh Thiếu niên) hay Ủy ban Tài chính và Quản lý T.Ư. Tuy nhiên, hành trình lần tìm những “cái bóng” này cũng xuất hiện không ít tình tiết bất ngờ.
hoc vien thanh thieu nien viet nam duoc nhac den trong “ho so panama”.

Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam được nhắc đến trong “Hồ sơ Panama”.

Một mực phủ nhận sự liên quan

Cụ thể, cái tên Nguyen Thi Bich Thuy được “Hồ sơ Panama” thể hiện đăng ký địa chỉ tại Trường đoàn T.Ư Hà Nội và hưởng lợi tức từ Công ty quốc tế OPECO International. Mặc dù lượng thông tin đề cập về OPECO International không nhiều, tuy nhiên theo tìm hiểu có thể là một công ty đình đám của Mỹ, hoạt động trong lĩnh vực ngành công nghiệp dầu lửa và khí đốt. Hoặc, một giả thiết khác cũng rất có cơ sở đó chính là công ty trùng tên có trụ sở chính tại 600 Jefferson, suite 700 (Mỹ), đã từng vào Việt Nam từ năm 1997 theo hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài nhưng đã dừng hoạt động năm 2009. Tại Việt Nam, công ty này đặt chi nhánh tại 11B Thái Văn Lung, quận 1, TP.HCM và cũng hoạt động trong lĩnh vực dầu lửa.

Để tìm hiểu rõ hơn về cái tên Nguyen Thi Bich Thuy, PV đã tìm gặp TS Nguyễn Hải Đăng – Giám đốc Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam. Theo lời ông Đăng, từ năm 2001, trường đã được đổi tên như hiện tại, không còn dùng tên cũ là Trường đoàn T.Ư nữa. Về cái tên được PV đề cập, vị giám đốc này cho biết, đó có thể là bà Nguyễn Thị Bích Thủy, một cán bộ quản thư mẫn cán của nhà trường, đang công tác tại thư viện nhà trường, phân viện phía nam. Ông Đăng cũng tỏ ra khá ngạc nhiên trước thông tin cấp dưới của ông có tên trong danh sách đình đám: “Chị Thủy là một cán bộ gương mẫu. Tuy nhiên, việc có tên trong “Hồ sơ Panama” như thế nào, ra làm sao, chúng tôi cũng không biết”.

Từ số điện thoại được cung cấp, chúng tôi đã liên lạc với bà Thủy ngay sau khi kết thúc cuộc trao đổi với TS Nguyễn Hải Đăng. Qua điện thoại, người phụ nữ tỏ ra khá ngạc nhiên và luôn miệng khẳng định không liên quan, không buôn bán kinh doanh gì với nước ngoài và cũng không hề có tài khoản nào ở nước ngoài. Bà cho biết, công việc chính của bà là một cán bộ công chức nhà nước thuần túy hoạt động suốt 34 năm ở Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam.

Theo lời bà Thủy, bà lớn lên trong một gia đình bố mẹ tập kết ở Phủ Lý, Hà Nam. Đến 1976 bà cùng gia đình vào TPHCM sinh sống. Tại đây bà Thủy đã lập gia đình và sống cùng chồng tại quận Tân Bình cho đến nay. “Từ khi ra trường đến nay, tôi đã hoạt động suốt 34 năm ở Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam, đến tháng 10 này tôi về hưu. Tôi không làm gì đâu, chẳng làm gì liên quan đến việc này (Hồ sơ Panama - P.V) và không hiểu sao mình lại có tên trong danh sách này. Các anh cứ đi kiểm tra và điều tra thoải mái” - bà Thủy thẳng thắn.

Có một điều đáng chú ý, khi trao đổi với bà Thủy, bà tâm sự rằng mình đang bị nợ nần và thậm chí đang thế chấp nhà để làm ăn. Khi được hỏi chị đang kinh doanh gì, bà Thủy cho biết em gái bà có mở Công ty kinh doanh dệt vải nên bà đã góp một chút cổ phần vào để cùng làm ăn. “Số tiền góp vào đây cũng chỉ hơn 10% thôi, không có gì lớn. Cái đó là ở nước ngoài, nhà mình không có ai ở nước ngoài cả, không biết họ lấy thông tin ở đâu” - bà Thủy cho biết thêm.

Lại hoa mắt vì một địa chỉ “ma”

Một cái tên tiếp theo trong danh sách thể hiện có sự liên đới đến các cơ quan nhà nước là Vo Thi Hong Thuy, cổ đông của Polar Views, British Virgin Islands. Bà Thuy được cho là đăng ký địa chỉ tại Ủy ban Tài chính và Quản lý trung ương (nguyên văn tiếng Anh: Central Commission for Finance and Management), nhà 306A số 222A, Đội Cấn.

Tuy nhiên, khi lần theo địa chỉ này trên đường Đội Cấn (Hà Nội), điều đáng tiếc đã xảy ra khi con đường này chỉ số nhà 222, tuy nhiên lại ghi biển hiệu là quán café, nhưng bên trong bán quần áo. Khi chúng tôi đặt câu hỏi, chủ nhà khẳng định, ở đây không có tên Thủy, Thùy, Thúy hay Thụy. Còn theo người xung quanh số nhà 222 này thì cách đây khoảng chục năm có số 222A Đội Cấn, và hiện nay là đường Vạn Phúc (đoạn nối với đường Đội Cấn).

Tại đường Vạn Phúc, số 306A cũng không tồn tại. Tại đây chỉ có các tòa nhà là khu tập thể cũ của cán bộ Thanh tra Chính phủ được chia theo thứ tự A,B,C. Tuy nhiên, khi tới số nhà 306 tập thể cũ nhà A, hỏi người tên Thủy, Thùy, Thúy hoặc Thụy thì chủ nhà lắc đầu không biết và nói là nhầm nhà. Trong khi cầm hồ sơ Pamama, lần theo các địa chỉ, chúng tôi nhận thấy đã có sự thay đổi đáng kể tên đường, số nhà.

Ông Nguyễn Văn Phụng - Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, đồng thời là thành viên trong tổ rà soát Hồ sơ Panama của Tổng cục Thuế - đặt lại vấn đề tính xác thực của hồ sơ này. Theo ông Phụng, trong Hồ sơ Panama có 189 người Việt trong đó có cả Việt kiều, có người có địa chỉ rõ ràng, có người không có địa chỉ, địa chỉ không đúng, hoặc địa chỉ ở khách sạn. “Bởi vậy, Hồ sơ Panama đến giờ xác thực bao nhiêu? Không ai trả lời được” - ông Phụng nói.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo ngành thuế, với những người Việt có tên trong Hồ sơ Panama là tài liệu tham khảo. “Tất cả các trường hợp đều phải được rà soát. Cơ quan thuế sẽ tìm lại trong hồ sơ dữ liệu của ngành thuế, rồi căn cứ trên địa chỉ thực tế. Công việc nhiều, phức tạp bởi tên trong hồ sơ là tên không dấu, nên một cái tên sẽ ra hàng chục cái tên khác” - ông Phụng nói.(LĐ)


Giải bài toán hạ tầng hàng không quá tải

anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

21 sân bay không bằng một CHK trong khu vực

“Nói doanh nghiệp (DN) hàng không vướng gì nhất, ai cũng nói ngay là hạ tầng thiếu và yếu”, Phó tổng giám đốc TCT Hàng không VN (Vietnam Airlines) Dương Trí Thành mở đầu phần phát biểu của mình tại Hội nghị gỡ khó cho DN vừa được Cục Hàng không VN tổ chức.

“Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã kẹt quá rồi trong khi Long Thành (CHK quốc tế Long Thành) nhanh cũng phải 5-7 năm nữa mới có. Trong khi đó, hàng không trong nước không thể dừng bay hay bay ít đi, máy bay mới vẫn liên tục được đưa về. Các hãng bay quốc tế vẫn bay tới Việt Nam”, ông Thành tiếp lời.

Đồng quan điểm, Phó tổng giám đốc CTCP Hàng không Vietjet Lương Thế Phúc cho rằng, thị trường hàng không phát triển quá nhanh, hạ tầng không theo kịp. Tắc từ mặt đất, tắc lên trời. “Chúng ta không thể kiềm chế sự phát triển được. Không thể bắt Vietjet, Jetstar hayVietstar Airlines không được đưa máy bay vào”, ông Phúc nói và cho biết thêm, việc họp điều phối giờ hạ cất cánh (slot) được tiến hành biết bao lần nhưng mãi vẫn quanh quẩn dưới 40 chuyến/giờ. Trong khi đó, cứ thêm máy bay như thế này, có lên 45-46 chuyến/giờ cũng vẫn cứ ùn tắc. Không riêng gì Tân Sơn Nhất mà các sân bay địa phương cũng sẽ tắc.

“Với Tân Sơn Nhất, dù có tiếp nhận đất của Bộ Quốc phòng, đường lăn ra, lăn vào vẫn là độc đạo”, ông Phúc nói và cho biết, thời gian này, nhanh cũng phải mất 10-20 phút lăn ở Tân Sơn Nhất. Chậm có thể lên tới 30-40 phút.

Dù cho biết DN mình vẫn đang trong giai đoạn “xin giấy phép, chưa bay nên chưa vướng vào các vấn đề của hàng không” song ông Lương Hoài Nam, Phó tổng giám đốc CTCP Hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt cũng khẳng định, hạ tầng sân bay là vấn đề căng thẳng nhất hiện nay với ngành Hàng không. “Chúng ta có 21 sân bay, công suất thiết kế 71,15 triệu khách/năm, không bằng công suất của 1 sân bay như: Changi, Kuala Lumpur, Bangkok hay sân bay Bắc Kinh mới… nên khó khăn là đương nhiên”.

Hạ tầng đang cản phát triển

Chia sẻ với những khó khăn của DN, người đứng đầu Cục Hàng không VN - Cục trưởng Lại Xuân Thanh thừa nhận, kết cấu hạ tầng đang “đè nặng” lên sự phát triển của thị trường hàng không.

Trước đó, đại diện TCT Cảng hàng không VN (ACV) - DN đang quản lý khai thác 21 CHK trên cả nước cũng thừa nhận “các hãng hàng không đang kêu rất nhiều về hạ tầng”.

Từ khi thành lập tổng công ty, ACV đã xây dựng, nâng cấp và đưa rất nhiều công trình hạ tầng vào khai thác. Hàng chục nghìn tỷ đồng đã được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng của thị trường. Vị này cũng thừa nhận “khó nhất là Tân Sơn Nhất, 20 cảng còn lại đều có giải pháp, hướng khắc phục”.

Liên quan đến vấn đề này, ông Lại Xuân Thanh cho biết, Bộ GTVT đã chỉ đạo, Cục Hàng không VN cũng đã hoàn thành việc trình các giải pháp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để làm sao đưa công suất thiết kế của Tân Sơn Nhất lên 40 triệu hành khách/năm, tăng thêm 14 triệu hành khách/năm so với công suất của 2 nhà ga hiện nay.

“Chính phủ đã đồng ý di dời các hoạt động bay quân sự khỏi Tân Sơn Nhất. Đây là điều kiện quan trọng nhất, mở ra hy vọng để nâng công suất thiết kế lên. Chúng ta sẽ có nhà ga lưỡng dụng mới với công suất 10 triệu hành khách. ACV cũng lên kế hoạch mở rộng nhà ga nội địa lên thêm khoảng 4 triệu khách/năm nữa”, ông Thanh cho biết và thừa nhận, ngay cả khi phần bên trong của sân bay đã thông, đường lăn, sân đỗ được giải quyết, vấn đề giao thông tiếp cận Tân Sơn Nhất cũng rất khó khăn.

“Giải phóng mặt bằng, tăng năng lực cho hệ thống giao thông tiếp cận sân bay tại đây là vấn đề nan giải. Nếu không làm mà công suất sân bay cứ nâng lên tới 40 - 45 triệu hành khách/năm, hệ thống giao thông như hiện nay chắc chắn sẽ không thể chịu nổi”, ông Thanh bày tỏ.

“Tôi đã bàn với anh Đinh Việt Thắng (Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Quản lý bay VN - VATM) và được biết với những giải pháp đồng bộ từ việc hiện đại hóa hệ thống, công nghệ mới, giảm phân cách theo tiêu chuẩn tiên tiến nhất… có thể nâng năng lực điều hành bay tại Tân Sơn Nhất lên khoảng 50 chuyến bay/giờ cao điểm. Còn trước mắt đang phấn đấu 45 chuyến/giờ cao điểm”, ông Thanh tiết lộ.


Thủ tướng thông qua dự án đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về cơ chế triển khai đầu tư dự án đường song hành từ đường Mai Chí Thọ qua Khu dân cư Nam Rạch Chiếc đến Vành đai 2 (tại nút giao An Phú dọc theo tuyến đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây, TP. Hồ Chí Minh).
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Theo đó, Thủ tướng đồng ý áp dụng quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 trong việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án trên; giao UBND TP. Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm xây dựng, phê duyệt phương án lựa chọn nhà đầu tư và tổ chức lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực, kinh nghiệm theo phương án được duyệt, bảo đảm tính hiệu quả, khả thi của dự án.
Thủ tướng cũng giao UBND TP. Hồ Chí Minh thực hiện phê duyệt dề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để làm cơ sở cho việc lựa chọn nhà đầu tư theo phương án đặc biệt trên.
Ngoài ra, Thủ tướng đồng ý thực hiện việc giao đất cho nhà đầu tư cùng thời điểm thực hiện dự án trên cơ sở điều kiện, trình tự, thủ tục giao đất được tuân thủ đúng quy định của pháp luật về đất đai.
Trước đó, trong kiến nghị gửi Thủ tướng, TP. Hồ Chí Minh cho rằng, địa bàn quận 2 là khu vực mới phát triển, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu vực chưa đáp ứng được nhu cầu và tốc độ đô thị hóa. Kết nối giao thông giữa các dự án gặp nhiều khó khăn do chưa có tuyến đường kết nối đồng bộ, đặc biệt, tại nút giao An Phú có mật độ giao thông rất lớn.
 
Cùng với đó, dự án Khu dân cư Nam Rạch Chiếc 90,26ha là một trong những dự án trọng điểm phục vụ nhu cầu tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm và các dự án trọng điểm của thành phố trên địa bàn quận 2, do đó rất cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Vì vậy, việc nhanh chóng đầu tư tư tuyến đường song hành từ đường Mai Chí Thọ qua Khu dân cư Nam Rạch Chiếc đến đường Vành đai 2 rất cấp bách, góp phần kết nối hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư Nam Rạch Chiếc vào hệ thống hạ tầng đô thị chung. Đồng thời, góp phần lưu thông thuận lợi cho cộng đồng dân cư khoảng 40.000 người tại khu vực.
Ngoài ra, việc rút ngắn thời gian xây dựng tuyến đường kết nối hạ tầng tại Khu dân cư Nam Rạch Chiếc cũng sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ di dời, hoàn tất việc giải phóng mặt bằng toàn bộ Khu đô thị mới Thủ Thiêm và đảm bảo tiến độ thi công các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường do chậm tiến độ.

TP.HCM chỉ định nhà đầu tư làm khu phức hợp trung tâm hội nghị tại Thủ Thiêm

UBND TP.HCM vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án khu phức hợp Trung tâm Hội nghị triển lãm trong khu đô thị mới Thủ Thiêm
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Theo UBND TP.HCM dự án khu phức hợp Trung tâm Hội nghị Triển lãm quốc tế tại các lô 1-20 và 1-12 thuộc khu chức năng số 1 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm là một trong những công trình điểm nhấn quan trọng của khu đô thị mới Thủ Thiêm. Việc triển khai nhanh và hoàn thành dự án sẽ kịp thời khai thác hiệu quả quỹ đất đã giải phóng mặt bằng, làm thay đổi bộ mặt cảnh quan và tăng sức hấp dẫn đầu tư tại khu này.
Do đó, nhằm rút ngắn thời gian lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án UBND TP.HCM đã kiến nghị Thủ tướng chấp thuận cho phép áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư triển khai dự án.
Trước đó, ngày 28/3/2016, Văn phòng UBND TP.HCM cho biết Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thành Phong đã có chỉ đạo giao cho Ban Quản lý Thủ Thiêm soạn thảo gấp công văn cho UBND Thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cơ chế ủy quyền cho UBND TP.HCM được quyết định và chịu trách nhiệm về phương án lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án.
Theo công bố của Ban Quản lý Thủ Thiêm, dự án trên có diện tích khoảng 16,8 ha, với các tòa nhà cao từ 6 - 20 tầng, diện tích sàn xây dựng khoảng 300.000m2. Hiện đã có nhà đầu tư quan tâm là liên danh Gaw Capital Partners - Pico Investment.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục