Một người Việt ở Australia ngồi tù vì trồng cần sa
Vốn ODA của TP.HCM sẽ gom về một mối
Miễn thuế thu nhập cá nhân cho một số đối tượng
Nhiều cơ hội việc làm trong năm 2016 cho người lao động
Chàng trai người Đức tìm được bố Việt sau 25 năm lưu lạc
Tin trong nước đọc nhanh trưa 24-02-2016
- Cập nhật : 24/02/2016
Hàng loạt giàn khoan dầu nằm phơi nắng
Giá dầu xuống thấp đang khiến cho hàng loạt giàn khoan của ngành dầu khí phải nằm yên không sử dụng.
Theo hình ảnh được công bố trên diễn đàn Dầu khí Việt Nam, danh sách các giàn khoan đang nằm phơi nắng gồm có các giàn PVD II, PVD III và PVD VI – 3 dàn khoan tự nâng của công ty khoan và dịch vụ khoan dầu khí (PVD).
Như vậy, trong số các dàn khoan tự nâng của PVD thì chỉ có giàn khoan PVD I là đang hoạt động. Nếu tình hình không được cải thiện trong thời gian tới thì rõ ràng, năng suất khai khác dầu khí của PVD trong năm nay sẽ là giảm đi rất đáng kể.
Bên cạnh PVD, các giàn khoan nước ngoài cũng đang nằm chơi như giàn khoan Hakuryu – 5 (Nhật Bản). Đây là giàn khoan này phục vụ cho hãng khai khác dầu của Nga là Rosneft khoan hai lô tại bể Nam Côn Sơn. Mới đây, Rosneft đã bất ngờ hủy cuộc họp báo về sự kiện bắt đầu khai khác các giếng dầu này vốn dự kiến sẽ diễn ra vào đầu tháng 3 năm nay.
Nằm chơi xơi nước còn có giàn khoan Tam Đảo 05 của liên doanh Vietsovpetro.
Trong năm nay, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp dầu khí dự kiến vẫn rất khó khăn. PVD đề xuất Đại hội cổ đông thông qua các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận sau thế chỉ đạt 7.500 tỷ đồng và 500 tỷ đồng, giảm lần lượt đến 46% và 70% so với kết quả thực hiện năm 2015.
Trong khi đó, liên doanh dầu khí giữa Việt Nam và Nga là Vietsovpetro mới có thông báo chuẩn bị phương án cắt giảm 2.000 nhân sự. Hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp này đang rất căng thẳng vì kinh doanh lỗ trong năm vừa qua. Thậm chí theo ông Từ Thanh Nghĩa, Tổng giám đốc của Vietsoveptro, nếu các điều kiện tài chính không thuận lợi thì đến hết tháng 4, liên doanh này sẽ không còn tiền tiêu.
Hiện giá dầu thế giới có dấu hiệu phục hồi sau một loạt các động thái đàm phán giữa các cường quốc dầu mỏ như Nga, Ả Rập Xê út về việc kiểm soát nguồn cung. Giá dầu thô tương lai đang giao dịch trên Mĩ đang đứng ở mức 30$/ thùng, tăng khoảng 4 $ so với đầu tháng 2, trong khi dầu Brent có giá 34 $ / thùng, tăng gần 3 $. Mặc dù vậy, đây vẫn các mức giá quá thấp trong khi viễn cảnh phục hồi còn rất gập gềnh.
Chủ tịch phường lên tiếng về tin đồn Hoài Linh 'bị dỡ nhà thờ tổ'
Chủ tịch UBND phường Phước Long, quận 9 (TP.HCM) - bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh cho biết không có chuyện cơ quan chức năng nhũng nhiễu làm khó dễ trong vụ việc này.
"Tôi khẳng định không có chuyện cơ quan chức năng nhũng nhiễu, làm khó dễ trong quá trình xây dựng nhà thờ tổ của nghệ sĩ ưu tú Hoài Linh tại phường Phước Long, quận 9" - bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh khẳng định với phóng viên.
Bà Thanh cho hay công trình nhà thờ tổ của nghệ sĩ Hoài Linh xây dựng trên đất nông nghiệp thuộc quy hoạch khu du lịch sinh thái. Theo quy định pháp luật, muốn xây dựng trên đất nông nghiệp thì chủ đầu tư phải thực hiện thủ tục pháp lý để chuyển mục đích sử dụng và xin phép xây dựng.
Tuy nhiên qua kiểm tra, khi khởi công xây dựng, công trình chưa hoàn tất các bước thủ tục này.
"Nghệ sĩ Hoài Linh đang hoàn tất các thủ tục pháp lý để được UBND quận xem xét giải quyết. Phường chưa hề có kế hoạch tháo dỡ công trình như một số dư luận thông tin" - bà Thanh nói.
Được biết chủ trương là công trình được tồn tại.
Như chúng tôi đã đưa tin, hiện trên mạng xã hội đang lan truyền nhanh chóng tin nhà thờ Tổ sân khấu do nghệ sĩ Hoài Linh xây dựng đã bị dỡ bỏ nên danh hài tức giận bỏ về Mỹ, thề không trở lại Việt Nam... Thậm chí có những trang web không rõ nguồn gốc lấy nó làm tin tức văn nghệ với mô tả “có hàng trăm người dân khóc lóc, xô đẩy nhau với lực lượng chức năng, cản trở việc dỡ bỏ nhà thờ Tổ sân khấu này”.
Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, hiện nghệ sĩ Hoài Linh vẫn đang ở trong nước và đang quay phim, quay hình cho các chương trình giải trí đã ký hợp đồng trước. Trong ngày 22-2, chúng tôi gọi điện, điện thoại của Hoài Linh vẫn đổ chuông nhưng anh không nghe máy.
Được biết nghệ sĩ Hoài Linh đã khởi công xây nhà thờ Tổ sân khấu vào tháng 9-2014, trên khu đất rộng 10.000 m2 ở quận 9, TP.HCM. Nhà thờ được xây theo kiến trúc đình chùa truyền thống ở phía Bắc, với đội thợ xây dựng từ miền Bắc vào. Những hình ảnh đầu tiên được tiết lộ về nhà thờ này cho thấy nó là công trình kiến trúc quy mô, tinh xảo.
Truy tố nữ Phó phòng giúp sức cho siêu lừa Huyền Như
Ngày 22/2, Viện KSND Tối cao ra cáo trạng truy tố bị can Huỳnh Thị Bảo Ngọc (SN 1972), nguyên Phó phòng Quản lý quỹ Ngân hàng Á Châu (ACB) về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Huỳnh Thị Bảo Ngọc bị cáo buộc đồng phạm giúp sức cho bị án Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt gần 700 tỷ đồng của ngân hàng ACB.
Cụ thể, quá trình mở rộng điều tra vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an xác định: ngày 22/3/2010, Ngân hàng ACB có chủ trương ủy thác cho các cá nhân gửi tiền tại các tổ chức tín dụng để hưởng lãi suất vượt trần quy định. Ngọc đã liên hệ với Huỳnh Thị Huyền Như, quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, VietinbankTPHCM thỏa thuận việc gửi tiết kiệm tại Vietinbank TPHCM để người gửi tiền được hưởng lãi suất vượt trần 3,8 - 4,5%/năm, còn Ngọc được hưởng lãi suất 0,1-1,5%/năm.
Theo đó, từ 21/7/2011- 5/9/2011, Ngọc tổ chức cho 17 nhân viên dưới quyền nhận số tiền gần 669 tỷ đồng của Ngân hàng ACB ủy thác trái phép để đem gửi tại Vietinbank TPHCM. Vì được Huỳnh Thị Huyền Như hứa trả lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng hơn 10,3 tỷ đồng và “lót tay” riêng hơn 3,7 tỷ đồng nên Ngọc đã không yêu cầu các nhân viên gửi tiền nhận thẻ tiết kiệm của mình.
Lợi dụng sơ hở này, Huỳnh Thị Huyền Như đã làm giả các giấy tờ, tài liệu, chiếm đoạt toàn bộ số tiền gần 669 tỷ đồng thuộc các hợp đồng gửi tiền của 17 nhân viên ngân hàng ACB. Hành vi của Ngọc đã giúp cho Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt gần 669 tỷ đồng.
Đồng Nai dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, tính đến nay, Đồng Nai đã thu hút được 463 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đạt 46,3% so với kế hoạch và tăng 3,4 lần so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, trong hai tháng đầu năm nay, Đồng Nai là một trong những địa phương dẫn đầu về thu hút nguồn vốn FDI của cả nước.
Trong những dự án vừa thu hút, có 14 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới với tổng vốn đăng ký 169 triệu USD và 17 dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm 298,8 triệu USD.
Các khu công nghiệp Nhơn Trạch, Long Đức, Giang Điền là nơi thu hút được nhiều dự án đầu tư mới, riêng khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 giai đoạn 2 thu hút được bốn dự án với tổng vốn trên 64 triệu USD.
Đài Loan (Trung Quốc) dẫn đầu trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Đồng Nai trong hai tháng với bốn dự án có tổng vốn đăng ký 125 triệu USD. Có năm dự án quy mô vốn trên 10 triệu USD; trong đó dự án nhà máy sản xuất của Công ty trách nhiệm hữu hạn Promax Textile có vốn đăng ký 55 triệu USD; dự án của Công ty trách nhiệm hữu hạn Great Kingdom vào khu công nghiệp Giang Điền có vốn đầu tư 50 triệu USD...
Các dự án đầu tư mới có ngành nghề đa dạng, phù hợp định hướng thu hút đầu tư của tỉnh; trong đó có năm dự án thuộc các ngành công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp cơ khí và dệt may...
Theo Ban quản lý khu công nghiệp Đồng Nai, nguyên nhân thu hút nguồn vốn FDI tiếp tục tăng là do các nhà đầu tư nắm bắt cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do và đặc biệt là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhiều tập đoàn FDI lớn trên thế giới đã đến đầu tư ở các khu công nghiệp tại Đồng Nai nhằm liên kết, đầu tư xây dựng nhà xưởng sản xuất nguyên liệu, hàng hóa để cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Một số tập đoàn FDI lớn không ngừng mở rộng sản xuất và xuất khẩu như Hyosung, Changshin, Taekwang Vina, Amata, CP, Fujitsu, Formosa, VPIC, Kenda, Pouchen... Gần đây, khi các tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan... mở rộng sản xuất tại Việt Nam thì làn sóng các doanh nghiệp FDI đầu tư mới vào Đồng Nai cũng tăng cao và đa số có công nghệ hiện đại
Cước taxi chỉ giảm 300-600 đồng/km
Một số hãng taxi đã có quyết định giảm giá cước song mức giảm chỉ 300-600 đồng/km và chỉ áp dụng tại một số địa phương. Ảnh: Ngọc Lan.
Sau khi giá xăng giảm kỷ lục, một số hãng taxi đã có quyết định giảm giá cước dao động 300-600 đồng/km và chỉ áp dụng tại một số khu vực.
Công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh vừa phát đi thông báo đã kê khai mức giảm giá cước là 500 đồng/km đối với xe 4 chỗ và 600 đồng/km với xe 7 chỗ. Mức giảm áp dụng chính thức từ ngày 26/2/2016 và chỉ đối với thị trường TP HCM.
Trao đổi với Zing.vn, ông Phạm Minh Sương, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh cho biết, trong bối cảnh giá xăng dầutrong nước giảm, đơn vị đã xác lập lại mức giá cước mới của tất cả các đơn vị trên toàn hệ thống.
Theo đó, sau khi hoàn tất thủ tục đã đăng ký kê khai, đơn vị sẽ áp dụng theo đúng thời gian quy định. Các thị trường còn lại, công ty cũng sẽ căn cứ trên tình hình thực tế của mỗi địa phương để điều chỉnh giảm giá cước phù hợp.
Ngoài Mai Linh, tại thị trường TP HCM, Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) Hoàng Long cũng quyết định giảm giá cước 500 đồng/km, áp dụng từ ngày 26/2.
Chia sẻ với Zing.vn, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, cho biết, việc điều chỉnh giảm giá cước vận tải là tất yếu khi giá xăng giảm sâu.
Hiện tại, các đơn vị vận tải đã có kế hoạch giảm giá cước đồng loạt. Song thị trường được áp dụng mức giảm bị giới hạn, thường tập trung ở những thành phố lớn, đặc biệt là TP HCM. Trong khi đó, tại Hà Nội, mức giảm cao nhất chỉ là 300 đồng/km.
Đây cũng là mức giảm giá cước đầu tiên trong năm 2016 sau 4 lần giảm giá xăng liên tiếp kể từ đầu năm. Trước Tết, các doanh nghiệp taxi đã đồng loạt giảm giá cước, với mức giảm thấp nhất là 500 đồng/km.
Sau khi giá xăng dầu trong nước giảm, trong ngày 19-20/2, Liên Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính cũng đốc thúc các doanh nghiệp (DN) taxi nhanh chóng giảm giá cước. Phương án của Hiệp hội Taxi Hà Nội là trong 1-2 tuần tới, giá cước sẽ giảm ở khoảng 300 đồng/km.
Không đồng tình với phương án trên, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, giá cước taxi cần giảm xuống mức 9.500 đồng/km vì mức giá xăng dầu xuống thấp hơn năm 2009.
Trước đó, tại cuộc họp về việc điểu chỉnh giá cước ngày 22/2, Thứ trưởng phụ trách Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho rằng, giá xăng dầu giảm mạnh nhưng việc điều chỉnh giá cước vận tải chưa theo kịp, đặc biệt là loại hình vận tải bằng taxi gây bức xúc dư luận.
Ông Trường đề nghị sau cuộc họp, taxi và xe khách tuyến cố định cần tính toán để giảm giá ngay và đề nghị Bộ Tài chính ban hành quy trình triển khai kê khai giá một cách đơn giản không để mất nhiều thời gian, thủ tục.