Biên phòng Quảng Trị: 'Tàu sắt Trung Quốc đâm chìm tàu cá Quảng Ngãi'
Ngăn chặn hành vi vô nhân đạo của tàu Trung Quốc
Không buộc phải thay ngay CMND bằng căn cước công dân
Chưa nghe doanh nghiệp KCX than khó khăn do điều chỉnh lương
Người dân chấm điểm cán bộ qua điện thoại
Tin trong nước đọc nhanh trưa 19-11-2015
- Cập nhật : 19/11/2015
Đưa lao động Trung Quốc vào Đà Nẵng là vội vã
“Nếu Đà Nẵng thực sự thiếu nhân lực, thiếu đội ngũ lao động kỷ thuật đáp ứng yêu cầu công việc mới tính đến chuyện cho nhà đầu tư nước ngoài đưa người của họ vào làm việc” - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh nhấn mạnh.
UBND TP Đà Nẵng vừa chấp thuận cho phép Công ty TNHH Sichuan Huashi (Trung Quốc) đưa 300 lao động từ Tứ Xuyên vào Đà Nẵng xây khách sạn (KS) JW Marriott (quận Ngũ Hành Sơn). Công trình này do Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Sliver Shores (có lãnh đạo cũng là người Trung Quốc) làm chủ đầu tư.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cho rằng đây là việc làm vội vã, bởi “nếu Đà Nẵng thực sự thiếu nhân lực, thiếu đội ngũ lao động kỷ thuật đáp ứng được yêu cầu công việc mới tính đến chuyện cho nhà đầu tư nước ngoài đưa người của họ vào làm việc”.
Theo ông Nguyễn Xuân Anh, từ trước đến nay, hàng loạt dự án khu nghỉ dưỡng, khách sạn tầm cỡ quốc tế đã được xây dựng ở Đà Nẵng đều do các chuyên gia, tư vấn thiết kế, đội ngũ kỷ thuật trong nước đảm trách và cũng hoàn thành đúng tiến độ.
Ông cho biết rất ủng hộ và luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc cũng như doanh nghiệp FDI vào đầu tư trên địa bàn TP Đà Nẵng. Tuy nhiên, về vấn đề lao động, phải xem xét kỹ trên địa bàn có đáp ứng được hay không. Nếu đáp ứng được, các doanh nghiệp không việc gì phải đưa lao động nước ngoài vào mà phải ưu tiên số 1 giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ.
Ông Nguyễn Xuân Anh cũng cho biết hiện nay, lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng đi công tác nước ngoài. Khi nào lãnh đạo này về sẽ cùng Thường trực Thành ủy Đà Nẵng hội ý, xem xét kỹ mới chính thức cho phép hay không. Theo ông, phía chủ đầu tư Sliver Shore xây thêm khách sạn hay khu hội nghị là chuyện của họ, TP Đà Nẵng không giao nhiệm vụ phải xây để phục vụ Hội nghị APEC 2017. (NLĐ)
Truy tố nguyên chủ tịch hiệp hội lương thực Việt Nam
Trong số này có ông Nguyễn Hùng Linh (52 tuổi), nguyên chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, nguyên chủ tịch Hội đồng thành viên, tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Du lịch-Thương mại Kiên Giang; ông Đỗ Hiếu Liêm (62 tuổi), nguyên phó tổng giám đốc; ngoài ra còn một số nguyên trưởng, phó phòng, nhân viên kinh doanh và bà Lê Thị Thanh Diễm (37 tuổi), nguyên giám đốc Công ty TNHH Việt Phong.
Theo kết quả điều tra, từ ngày 16 đến 26-3-2010, Công ty Kiên Giang ký bốn hợp đồng với Công ty Việt Phong. Trong đó ông Linh ký hai hợp đồng với số lượng 7.000 tấn gạo, trị giá 45,9 tỉ đồng; ông Liêm ký hai hợp đồng với số lượng 4.000 tấn gạo trị giá 26,8 tỉ đồng.
Thời gian đó, ông Huỳnh Vũ Anh, nhân viên phòng kế hoạch, được phân công đến Công ty Việt Phong kiểm tra kho hàng. Dù phát hiện khối lượng gạo có trong kho không đủ so với bốn hợp đồng nói trên nhưng Anh vẫn ký bốn biên bản gửi, tạo điều kiện cho Công ty Việt Phong tạm ứng 90% tổng giá trị bốn hợp đồng là 65,3 tỉ đồng.
Nhận được tiền, Diễm không tiến hành thu mua lúa gạo giao cho công ty mà sử dụng 29 tỉ đồng để trả nợ, số còn lại Diễm mua gạo bán lòng vòng. Đến khi vỡ nợ, Diễm chỉ cung ứng được 2.000 tấn gạo, tương đương 13,65 tỉ đồng. Tổng số tiền mà Diễm đã lừa đảo chiếm đoạt là hơn 50,58 tỉ đồng.
Ngoài ra, cáo trạng cũng nêu rõ ông Linh và Lê Nguyễn Hoàng Nam (nguyên trưởng phòng Kế hoạch-kinh doanh) còn lợi dụng chức vụ quyền hạn thành lập các công ty: TNHH thương mại Kiên An Phú, TNHH xuất nhập khẩu Khang Long, TNHH Lương thực Thuận Phát để cho người thân trong gia đình đứng tên ký các hợp đồng với Công ty Việt Phong. Sau đó lấy gạo của công ty ký gửi tại kho của Công ty Việt Phong để xuất khẩu, thu lợi cá nhân hơn 2,4 tỉ đồng, gây thiệt hại cho công ty gần 425 triệu đồng. Riêng Nam còn nhận tiền chênh lệch trong hợp đồng mua bán gạo với Diễm 667 triệu đồng.
Công ty TNHH một thành viên Du lịch-Thương mại Kiên Giang (gọi tắt là KTC) từng được xếp hạng là một trong ba doanh nghiệp xuất khẩu gạo nhiều nhất cả nước.
Nông trường sông Hậu quay lại thương trường
Theo ông Yutaka Aoyama - Phó Chủ tịch J-BIX, mỗi năm hiệp hội cần tiêu thụ khoảng 220.000 tấn thức ăn cho đàn bò (chủ yếu từ nguồn rơm rạ qua chế biến, sấy khô). Với thỏa thuận ghi nhớ này khi chính thức bàn bạc thống nhất thêm các điều khoản, J-BIX sẽ cung cấp nguồn vốn, máy móc thiết bị cho nông trường đồng thời cam kết đưa người sang để cùng nông trường đào tạo công nhân.
“Đây là cột mốc quan trọng của nông trường sau nhiều năm hoạt động cầm chừng để chờ tái cơ cấu lại. Nếu các điều khoản và hợp đồng hợp tác này sớm ký kết để cụ thể hóa các vấn đề trong bản ghi nhớ, dự kiến ngay trong vụ Đông xuân 2015-2016 phía nông trường bắt tay vào thực hiện để có sản phẩm cung ứng cho đối tác và đây là bước đi đầu tiên tiến tới giữa hai bên hợp tác thực hiện dự án ODA nuôi bò tại nông trường” - ông Nguyễn Thanh Phú - Giám đốc nông trường Sông Hậu cho biết.
Như vậy, sau hơn sáu năm kể từ khi lận đận và đi xuống rồi dẫn đến chỉ hoạt động cầm chừng sau vụ án Nông trường Sông Hậu (đã đình chỉ điều tra - PV), đến nay đây là lần đầu tiên nông trường Sông Hậu chính thức quay trở lại trong việc hợp tác làm ăn với đối tác nước ngoài.
Hàng hóa tết dồi dào, không lo tăng giá
Trong đó, giá trị hàng bình ổn thị trường đạt 6.863,9 tỉ, tăng 30%-40% so kết quả thực hiện 2015 để cung ứng thị trường thành phố và các tỉnh, thành.
Đại diện Sở Công Thương TP.HCM cho biết nguồn cung từ DN trong chương trình bình ổn thị trường, chiếm 30%-40% thị phần. Nhiều nhóm hàng có lượng chi phối 35%-52% nhu cầu thị trường như thịt gia cầm, đường, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến... Tại ba chợ đầu mối, lượng hàng hóa nhập chợ bình quân trên 8.000 tấn/ngày, vào thời điểm cận tết tăng khoảng 80% so với ngày thường, lên đến 14.000-15.000 tấn/ngày.
Đồng thời thông qua các chương trình kết nối cung cầu, DN và hệ thống phân phối TP tiếp cận được nhiều nguồn nguyên liệu và hàng hóa phong phú, chất lượng, giá cả hợp lý từ các địa phương. Qua gần 100 hợp đồng ký kết, lượng hàng các siêu thị chuẩn bị tăng gấp hai, gấp ba lần so với tháng thường. Thương nhân, tiểu thương các chợ đầu mối, chợ truyền thống bổ sung nhiều nguồn cung hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, hàng đặc sản địa phương, chủ yếu là hoa, rau củ quả, thịt gia súc, gia cầm... phục vụ tết.
Vào tháng cận tết, DN thực hiện hơn 1.500 đợt khuyến mãi, tập trung vào mặt hàng tết, với tổng giá trị khoảng 800 tỉ đồng. Các hệ thống phân phối lớn như Sài Gòn Co.op, Satra, BigC... tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi giảm giá 5%-49% cho hàng ngàn mặt hàng phục vụ tết như nước giải khát, bánh kẹo, mứt... trong một tháng trước và sau tết 2016. Ngoài ra sẽ tăng cường thời gian bán hàng thời điểm cận tết. Cụ thể từ ngày 20 đến 26 tháng Chạp mở cửa từ 7 giờ đến 23 giờ đêm. Từ ngày 26 đến 28 mở cửa từ 6 giờ sáng đến 24 giờ đêm. Ngày 29 tết mở cửa từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa.
Riêng giá bán hàng hóa tết 2016 trong chương trình bình ổn giữ ổn định, đảm bảo không điều chỉnh tăng trong hai tháng trước, trong và sau tết. Và dự báo do thời gian nghỉ tết kéo dài đến chín ngày nên khả năng người dân TP sẽ về quê và đi du lịch nhiều nên khó có thể xảy ra biến động giá cả.
Dồn dập thu gom khoai lang cuối vụ xuất sang Trung Quốc
Khoảng 2 tuần nay, giá khoai lang tím tại huyện Bình Tân (Vĩnh Long) bất ngờ tăng giá khoảng 3-4 lần so với vài tháng trước nhưng nông dân không còn để bán.
Chiều 18-11, ông Ngô Văn Tua, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Thành Đông (xã Thành Đông, huyện Bình Tân) cho biết: “Do vào cuối vụ, bà con tại huyện Bình Tân không còn nhiều khoai để bán, cầu vượt cung nên giá khoai lang, đặc biệt là khoai lang tím Nhật, tăng gấp 3-4 lần so với 2 tháng trước đó. Cụ thể, giá khoai hiện vào khoảng 800.000-900.000 đồng/tạ (60kg), thậm chí có thương lái trả giá 1 triệu đồng/tạ nhưng nông dân chúng tôi không có đủ hàng để bán. Với giá này, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lời khoảng 10 triệu đồng/công (1.000 m2)”.
Trong số 1.300 ha đất trồng khoai ở huyện Bình Tân thì hiện có 2/3 diện tích mới xuống giống, số còn lại đã xuống giống nhưng vẫn chưa đến thời điểm thu hoạch. Theo ông Tua, ông và những nông dân trong HTX cũng mới xuống giống vụ khoai lang được 2 tháng, khoảng giáp Tết Âm lịch tới mới thu hoạch. Vì vậy, hiện nay giá khoai lang tím tăng cao khiến nhiều người tiếc nuối.
Các thương lái thu gom khoai lang rồi xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc.
Trước đó, từ tháng 4 đến tháng 8 năm nay, giá khoai lang ở Vĩnh Long rớt thê thảm do người dân đồng loạt thu hoạch, nên bị thương lái Trung Quốc ép giá, làm giá chỉ còn khoảng 100.000-200.000 đồng/tạ, nông dân từ huề đến lỗ nên nhiều hộ đã chuyển sang trồng cây màu khác hoặc trồng lúa.
Ngành nông nghiệp Vĩnh Long khuyến cáo người dân khi nào có được thị trường ổn định hãy mở rộng diện tích, sản xuất gắn với quy hoạch của địa phương. “Tôi có gặp một vài thương lái Trung Quốc, họ bảo chất lượng khoai lang tím chưa đạt chuẩn theo yêu cầu. Họ khuyên chúng tôi nên trồng 1 vụ lúa xen canh 1 vụ khoai. Nếu trồng liên tục, khoai sẽ xuất hiện dịch bệnh, năng suất và chất lượng giảm” - ông Tua nói.