tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh trưa 06-02-2016

  • Cập nhật : 06/02/2016

Ông Hoàng Trung Hải làm Bí thư Thành ủy Hà Nội

ong hoang trung hai. anh: hoang ha.

Ông Hoàng Trung Hải. Ảnh: Hoàng Hà.


Sáng nay tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương đã trao quyết định phân công Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Ông Đào Đức Toàn, Phó bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, được sự đồng ý của Ban Bí thư, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc phân công ông Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Sinh năm 1959 tại Thái Bình, ông Hoàng Trung Hải có học vị thạc sĩ, cử nhân Đại học Bách khoa Hà Nội.

Trong quá trình công tác, ông Hải nhiều năm gắn bó với ngành điện lực. Khởi nghiệp là một kỹ sư, ông trải qua các vị trí phó quản đốc phân xưởng rồi trưởng phòng kỹ thuật, phó kỹ sư chính vận hành nhà máy nhiệt điện Phả Lại.

Đầu những năm 1990, ông chuyển công tác sang công ty Điện lực I Hà Nội. Ông công tác tại đây 2 năm, làm trưởng phòng Thư ký tổng hợp và sau đó là trưởng phòng Kinh tế đối ngoại.

Ông chuyển công tác sang Bộ Năng lượng vào cuối năm 1993, làm Phó văn phòng kiêm Trưởng phòng Tổng hợp. Sau đó, ông tạm dừng sự nghiệp để đi học thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Đại học Dublin, Cộng hòa Ireland.

Trở về nước, từ tháng 9/1995, ông được bổ nhiệm làm Ủy viên Hội đồng quản trị kiêm Trưởng ban kiểm soát Tổng công ty Điện lực Việt Nam.

Tháng 7/1997, ông được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công nghiệp khi mới 38 tuổi. Hơn nửa năm sau, ông làm Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Việt Nam.

Từ tháng 8/2000 đến 7/2002, ông trở lại làm Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, rồi Thứ trưởng thường trực Bộ này.

Tháng 8/2002, khi mới 43 tuổi, ông trở thành Bộ trưởng Công nghiệp và là bộ trưởng trẻ nhất trong các thành viên Chính phủ của nhiệm kỳ. Từ tháng 8/2007, ông được bổ nhiệm làm Phó thủ tướng Chính phủ.

Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa IX, X, XI; đại biểu Quốc hội 3 khóa VIII, XI, XIII.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XII, ông tiếp tục được bầu vào Ban chấp hành Trung ương, sau đó được bầu vào Bộ Chính trị khóa XII.


TPHCM: Dành 4.500ha đầu tư khu du lịch sinh thái ven sông Sài Gòn

tphcm: danh 4.500ha dau tu khu du lich sinh thai ven song sai gon

TPHCM: Dành 4.500ha đầu tư khu du lịch sinh thái ven sông Sài Gòn


UBND TP.HCM vừa thành lập tổ công tác xây dựng kế hoạch huy động vốn, kêu gọi đầu tư thực hiện các dự án khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn ven sông Sài Gòn ở huyện Củ Chi với tổng diện tích gần 4.500 ha.

Theo quyết định của UBND thành phố, thành phố sẽ huy động vốn đầu tư, có thêm các giải pháp về cơ chế, chính sách huy động các nguồn vốn và phương thức kêu gọi đầu tư phát triển đô thị cho khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn ven sông nói trên.

Chính quyền thành phố sẽ công bố công khai quy hoạch phát triển khu vực này để các nhà đầu tư biết, lựa chọn và quyết định việc đầu tư các dự án vào đây.


Tp.HCM: Công nhân bỏ thuê nhà trong KCN vì giá quá cao

Nhu cầu về nhà ở cho công nhân (CN) tại TP.HCM ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, đến nay cả phía Nhà nước và doanh nghiệp (DN) vẫn đang loay hoay tìm giải pháp. Theo các DN, nút thắt lớn nhất hiện nay là thiếu quỹ đất và DN không mặn mà xây nhà cho công nhân.

Mặc dù công nhân liên tục tăng ca, nhưng thu nhập dưới 1,5 triệu đồng/tháng. Với mức thu nhập như vậy, thì không đủ để thuê nhà ở.

Một nút thắt cổ chai lớn nhất khiến chương trình xây dựng nhà lưu trú cho công nhân ì ạch, theo Sở Xây dựng TP.HCM, là do thiếu quỹ đất và các DN cũng không mấy mặn mà đầu tư trong lĩnh vực này.

Giá thuê nhà vẫn còn cao

Ghi nhận của chúng tôi tại khu nhà lưu trú (NLT) cho công nhân của KCX Tân Thuận (Q.7), mặc dù ban quản lý tòa nhà đã có nhiều chính sách ưu đãi cho CN, đến nhiều công ty trong KCX vận động CN vào ở NLT, nhưng hiện nay chỉ khoảng 50% công suất phòng được khai thác. Theo ban quản lý NLT, những năm đầu khi NLT mới đưa vào sử dụng, lượng CN vào ở chật kín.

Tuy nhiên, qua thời gian, đến nay hầu hết CN đã “xin” ra ngoài ở. “Lương của tôi, nếu tháng nào tăng ca mới được 1,5-1,8 triệu đồng. Trong khi đó, chỉ tính riêng tiền thuê phòng đã mất gần 500.000 đồng/tháng. Để giảm chi phí, nên tôi phải ở ghép với số lượng rất đông để giảm tiền nhà ở. Tuy nhiên, nhà trong KCX ở rộng hơn nhưng nhưng do hạn chế số người ở chung nên chi phí vì thế cao hơn”, một công nhân cho biết.

Theo các CN tại đây, nguyên nhân khiến họ lũ lượt dọn ra ngoài ở, mặc dù điều kiện sống tệ hơn vì ở ngoài họ có thể sống nhiều người trong một căn nhà, giá thuê vì thế rẻ hơn. Ngoài ra, ở ngoài sống không phải gò bó vì những quy định. “Trong NLT chúng tôi không được nấu ăn, mà phải đi ăn ở ngoài đắt đỏ gấp nhiều lần. Ra ngoài, chúng tôi có thể tự đi chợ, nấu ăn, từ đó cũng giảm được một khoản chi đáng kể”, chị Thuận, quê ở Quảng Nam, vừa dọn ra ngoài thuê nhà tính toán.

Theo Ban quản lý các KCN-KCX TP.HCM, một khảo sát về chi phí sinh hoạt tối thiểu của CN độc thân ngành dệt may, gia công đồ gỗ tại các KCX-KCN trên địa bàn thành phố cho thấy tổng thu nhập khoảng 1,7 triệu đồng/tháng (gồm: lương cơ bản, phụ cấp, tăng ca). Trong khi đó, chi phí ăn, ở, sinh hoạt mỗi tháng đã ngốn từ 1-1,5 triệu đồng.

Đó là chưa kể tiền khám chữa bệnh, nuôi con khi đã lập gia đình và tiền gửi về quê khi có việc. “Mặc dù CN liên tục tăng ca, nhưng thu nhập chỉ còn dưới 1,5 triệu đồng/tháng. Với mức thu nhập như vậy, thì mức giá cho thuê ở các khu NLT của một số KCN hiện còn quá cao.

Ngay cả nhà lưu trú ở KCN Tân Bình, nhiều CN được DN hỗ trợ tiền thuê, nên mỗi tháng chỉ trả khoảng 150.000đ/người nhưng NLT vẫn… ế”, một đại diện của Ban quản lý các KCN-KCX TP.HCM cho biết.

Lấy đất công xây nhà ở cho CN

Một nút thắt cổ chai lớn nhất khiến chương trình xây dựng NLT cho CN ì ạch, theo Sở Xây dựng TP.HCM, là do thiếu quỹ đất và các DN cũng không mấy mặn mà đầu tư trong lĩnh vực này.

Mặc dù UBND TP.HCM đã nhiều lần ra “tối hậu thư” yêu cầu các DN trong quy hoạch chi tiết 1/2000 tại các KCN-KCX phải dành quỹ đất để xây dựng NLT cho CN và các tiện ích công cộng khác, nhưng trên thực tế có rất ít DN nghiêm chỉnh chấp hành quy định này.

Theo Sở Xây dựng thành phố, thực tế chỉ các KCN-KCX được xây dựng mới khi cấp phép hoặc phê duyệt quy hoạch, các địa phương mới bắt buộc phải dành quỹ đất để làm NLT cho CN, còn những dự án đã triển khai trước đó thì chủ đầu tư không hề dành quỹ đất để thực hiện nghĩa vụ này.

Trong khi đó, theo phản ánh từ các DN, họ không mặn mà tham gia đầu tư vào lĩnh vực nhà ở cho CN vì lợi thu về không được bao nhiêu, trong khi đó thời gian thu hồi vốn cũng kéo dài có khi lên đến 20 năm, thậm chí là 30 năm.

“Với cùng số tiền này, nếu DN đầu tư vào một dự án nhà ở thương mại nào đó, lợi nhuận sẽ cao hơn và đồng vốn quay vòng cũng nhanh hơn. DN tham gia xây nhà ở cho CN là vì lương tâm và trách nhiệm chứ không phải vì lợi nhuận”, một nhà đầu tư địa ốc tại Tp.HCM, cho biết thêm.

Để giảm bớt gánh nặng cho DN trong việc xây dựng NLT cho CN, một số DN kiến nghị thành phố nên hỗ trợ toàn bộ lãi vay làm dự án, với thời hạn hỗ trợ lãi suất theo thời gian là 20 năm. Trên địa bàn có nhiều kho bãi để trống hoặc sử dụng chưa đúng mục đích gây rất nhiều lãng phí. TP.HCM cũng cần mạnh tay thu hồi để tạo nguồn vốn, tạo quỹ đất để đầu tư cho các chương trình nhà ở.


Bổ sung quốc lộ 9B vào quy hoạch

Tuyến quốc lộ 9B dài khoảng 5km, nối từ ngã tư QL 1A (ở thị trấn Quán Hàu) lên đến nhánh Đông đường Hồ Chí Minh (ở xã Vĩnh Ninh).

Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung quốc lộ 9B vào Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải đề xuất bố trí nguồn vốn thực hiện Dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp quốc lộ 9B đoạn Km0-Km4 và Km20 - Km52, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2016-2020, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Chỉ khởi công dự án khi bố trí được vốn theo quy định.

Tuyến quốc lộ 9B dài khoảng 5km, nối từ ngã tư QL 1A (ở thị trấn Quán Hàu) lên đến nhánh Đông đường Hồ Chí Minh (ở xã Vĩnh Ninh). Đường này được nâng cấp vào năm 2011 và trở thành tuyến quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

Với tầm nhìn chiến lược phát triển giao thông thương mại tương lai, quốc lộ 9B được quy hoạch thuộc tuyến “xuyên Á” trên hành lang kinh tế Đông - Tây, nối từ TP. Đồng Hới (Quảng Bình) sang nước bạn Lào.


Tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tăng lương

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2016. Theo đó, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực.

Trong đó sẽ tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương, phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 12% các khoản kinh phí chi hội nghị, hội thảo, lễ hội, sử dụng xăng xe…; tiết kiệm tối thiểu 15% chi đoàn ra, đoàn vào, không bố trí đoàn ra trong chi thường xuyên các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước, rà soát cắt giảm 100% các dự án không nằm trong quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bên cạnh đó các cấp các ngành phải tiến hành chống lãng phí, phấn đấu tiết kiệm từ 10% đến 15% tổng mức đầu tư; cắt giảm 100% việc tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, khánh thành các công trình xây dựng cơ bản.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục