tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh tối 16-01-2016

  • Cập nhật : 16/01/2016

Hàn Quốc tìm kiếm 46 du khách Việt biến mất khỏi đảo Jeju

dao jeju - anh: to chuc du lich han quoc

Đảo Jeju - Ảnh: Tổ chức du lịch Hàn Quốc

Một nhóm du khách Việt Nam biến mất khỏi đảo Jeju của Hàn Quốc khi đến đây du lịch, chưa rõ nguyên nhân nhưng bị nghi ngờ trốn lại để làm việc và đang được giới chức nước này tìm kiếm.
Hãng tin Yonhap hôm nay 15.1 dẫn nguồn từ giới chức Hàn Quốc cho hay 46 người Việt Nam đã biến mất khỏi đảo Jeju không rõ lý do. Theo văn phòng di dân địa phương, họ đến đảo Jeju du lịch hôm 13.1 cùng với nhiều người khác trong một nhóm gồm 155 khách tham gia tour du lịch kéo dài 6 ngày.
Chuyến du lịch của họ chưa kết thúc thì 46 người biến mất khỏi đoàn. Những người mất tích được nói là không có visa nhập cảnh. Văn phòng di dân địa phương cho biết những người Việt biến mất này có thể đang tìm cách ở lại và làm việc bất hợp pháp ở đây.
Yonhap cho biết 10 người khác, trong đó có 5 đàn ông và 5 phụ nữ tìm cách trốn khỏi khu vực tỉnh Jeju nhưng đã bị bắt giữ. Họ đang được giới chức Hàn Quốc tạm giữ để điều tra.
“Nếu họ ra khỏi tỉnh Jeju, họ sẽ bị cáo buộc vi phạm đạo luật đặc biệt dành cho tỉnh tự quản Jeju”, một quan chức của Văn phòng di dân địa phương được Yonhap trích phát biểu. “Còn nếu họ bị phát hiện lao động trái phép, họ sẽ bị buộc tội vi phạm luật kiểm soát xuất nhập cảnh”, quan chức này nói tiếp.
Thanh Niên đã liên lạc với một quan chức ở Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, và vị này cho biết sẽ liên lạc với giới chức sở tại để biết về vụ việc và sẽ có thông tin với báo chí sau.
Cảnh sát và lực lượng tuần tra biển của Hàn Quốc vào cuộc tìm kiếm những người Việt được nói là biến mất khỏi Jeju và ngăn không cho họ trốn sang tỉnh khác, theo Yonhap.
Những khách du lịch còn lại không có vấn đề gì với giới chức địa phương và sẽ tiếp tục chuyến du lịch đến chủ nhật 17.1.
Đảo Jeju có một qui chế đặc biệt dành cho khách du lịch nước ngoài, ngoại trừ công dân ở những quốc gia dính líu đến khủng bố, đó là không cần xin visa và có thể lưu trú trên đảo này không quá 30 ngày cho mục đích du lịch.

'46% nước thải y tế chảy xuống sông, ra đồng ruộng'

“Báo cáo của Bộ Y tế, cả nước có 54% các bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải y tế, vậy 46% còn lại, nước thải y tế chảy đi đâu?”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặt câu hỏi.
Phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2015, kế hoạch năm 2016 và nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2016 - 2020 diễn ra tại Hà Nội sáng nay, 15.1, bên cạnh việc đánh giá cao một số thành tựu của ngành y tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ nhiều trăn trở.
“Tôi nghe báo cáo của Bộ Y tế, cả nước có 54% các bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải y tế, vậy 46% còn lại, nước thải y tế chảy đi đâu? Xuống sông chứ đi đâu, ra ngoài đồng, ngoài ruộng thôi. Ô nhiễm vô cùng. Các bệnh hô hấp, đường ruột từ đó mà ra. Y tế dự phòng ở đâu? Chúng ta thấy xót xa, nhưng chúng ta chưa làm tốt hơn được. Nếu có một cơ chế cho doanh nghiệp, chúng ta sẽ chủ động nguồn lực để giải quyết tốt vấn đề này”, Thủ tướng nói.
Người đứng đầu Chính phủ đề nghị ngành y tế nâng cao năng lực, chất lượng khám chữa bệnh, gắn với giảm tải các bệnh viện, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh cho người dân.
“Các đồng chí nói cần giảm quá tải bệnh viện, nhưng người bệnh cứ lên T.Ư để gặp được ông thầy giỏi, chấp nhận không có chỗ nằm. Vậy thì tại sao chúng ta không làm mọi cách để có nhiều hơn ông thầy giỏi ở cả T.Ư, địa phương?”, Thủ tướng đặt câu hỏi.
thu tuong dat nhieu dau hoi cho nganh y te - anh: ngoc thang

Thủ tướng đặt nhiều dấu hỏi cho ngành y tế - Ảnh: Ngọc Thắng

Thủ tướng đặt ra nhiệm vụ cho ngành y tế thời gian tới: “Phải chăm lo đào tạo được đội ngũ thầy thuốc có trình độ chuyên môn cao và y đức tốt. Tôi muốn nâng cao chất lượng, giảm quá tải, đi đôi với việc đào tạo nhân lực. Tôi muốn các đồng chí làm cái này nhanh hơn nữa, giỏi hơn nữa”.
Thủ tướng cũng đề nghị các bệnh viện trong cả nước gắn kết với nhau hơn. Cả nước chỉ có 38 tỉnh/63 tỉnh có bệnh viện vệ tinh, Thủ tướng mong muốn Bộ Y tế có nhiệm vụ gắn kết bệnh viện T.Ư với bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện tuyến tỉnh gắn với bệnh viện tuyến huyện, xã, nâng cao năng lực chuyên môn của lực lượng thầy thuốc các bệnh viện.
“Tuổi thọ là 71, 72, nhưng 56, 57 đã què quặt hết rồi”
“Chúng ta cũng cần khuyến khích nhân dân, xã hội đầu tư xây dựng bệnh viện chất lượng cao, đồng thời đưa kỹ thuật cao vào các bệnh viện, làm sao cái gì mới, tốt của thế giới đều đưa vào nước chúng ta, để người dân được sử dụng”, Thủ tướng đề nghị.
hoi nghi tong ket cong tac y te nam 2015, ke hoach nam 2016 va nhiem vu chu yeu giai doan 2016 - 2020 dien ra tai ha noi - anh: ngoc thang

Hội nghị Tổng kết công tác y tế năm 2015, kế hoạch năm 2016 và nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2016 - 2020 diễn ra tại Hà Nội - Ảnh: Ngọc Thắng

Liên quan đến công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, Thủ tướng lo lắng khi thời kỳ dân số vàng của Việt Nam đã qua rất nhanh, Việt Nam đang đối mặt với vấn đề dân số già. “Vấn đề quan trọng không kém là chúng ta phải nâng cao chất lượng dân số, chúng ta cứ nói tuổi thọ trung bình dân số Việt Nam là 71, 72 tuổi, nhưng đến 56, 57 tuổi đã què quặt hết rồi, có chấp nhận được không?”, Thủ tướng hỏi.
Thủ tướng đề nghị ngành y tế làm tốt nhiệm vụ: y tế dự phòng và khám chữa bệnh cho nhân dân, công tác phòng bệnh phải đi song song với chữa bệnh, không để các dịch bệnh như dịch sởi bùng phát trở lại, các dịch sốt xuất huyết phải được kiểm soát chặt chẽ, các dịch bệnh nguy hiểm từ các quốc gia khác như Ebola phải được kiểm soát, ngăn chặn triệt để…(Thanh Niên)

Vay ưu đãi 60 triệu Euro xây Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ

 Đại diện hai chính phủ Việt Nam và Hungari đã chính thức kí kết Hiệp định khung về hỗ trợ vốn vay ưu đãi 60 triệu Euro xây dựng Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ.

Ngày 15-1, Bác sĩ Lê Quốc Chánh - Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP. Cần Thơ cho biết, đại diện hai chính phủ Việt Nam và Hungari đã chính thức kí kết Hiệp định khung về hỗ trợ vốn vay ưu đãi 60 triệu Euro xây dựng Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ.

Quy mô xây dựng bệnh viện là 500 giường với đầu tư trang thiết bị hiện đại đáp ứng cho việc khám chữa bệnh ung bướu cho TP. Cần Thơ và các tỉnh vùng ĐBSCL.  

Theo UBND TP. Cần Thơ, sau khi ký hiệp định khung, thành phố sẽ tiến hành các bước tiếp theo như: tổ chức đấu thầu chọn nhà thầu để triển khai việc xây dựng bệnh viện.

Dự kiến, bệnh viện sẽ khởi công vào quý III-2016 và đưa vào hoạt động vào cuối năm 2018.


Hoàn thành 2 cụm dự án điện quan trọng cho miền Nam

hoan thanh 2 cum du an dien quan trong cho mien nam

Hoàn thành 2 cụm dự án điện quan trọng cho miền Nam


Ngày 14.1, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Nam (SPMB) thuộc Tổng công ty truyền tải điện quốc gia cho biết 2 cụm dự án rất quan trọng cấp điện cho miền Nam vừa được đưa vào vận hành an toàn.
Cùng với cụm Cầu Bông kết nối nhận điện từ đường dây 500 kV bắc nam và cụm Duyên Hải nhận điện từ Trung tâm điện lực Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh) đưa về Bến Tre và các tỉnh miền Tây Nam bộ được thi công vượt tiến độ 3 tháng, hiện cả hai tổ máy của Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1 đã phát điện lên các đường dây này với công suất 1.200 MW.
Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 dự kiến phát điện thương mại vào quý 2/2016, SPMB đang gấp rút hoàn thành các công việc còn lại để đóng điện đường dây 500 kV Duyên Hải - Mỹ Tho trong quý 1/2016 nhằm chuyển tải toàn bộ công suất của Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 lên lưới điện quốc gia.

Lao động gánh thêm bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp

Theo dự thảo Nghị định về Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, người lao động và doanh nghiệp sẽ phải đóng thêm Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Theo đó, quỹ này được người lao động đóng góp 1% trên mức lương cơ sở, chủ sử dụng lao động đóng góp 1% trên mức lương cơ sở.

Khi gặp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người lao động được hưởng trợ cấp tai nạn lao động trên cơ sở mức lương cao nhất; được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề (tối đa 2 lần bằng 50% mức học phí), chữa bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng lao động (tối đa 2 lần bằng 50% mức viện phí); các chế độ bảo hiểm xã hội khác.

Với người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu, hoặc chuyển nghề khác sẽ được giám định để xem xét, giải quyết chế độ, như hỗ trợ kinh phí khám, chữa bệnh. Dự thảo trên đang được Bộ LĐ-TB&XH lấy ý kiến.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục