Du học sinh Việt Nam tại Mỹ gia tăng ‘chóng mặt’
Rà soát kỹ đối tượng tinh giản biên chế
Bình chữa cháy để trong ôtô tự phát nổ
Xem xét tạm đình chỉ 4 công ty đưa khách sang đảo Jeju
Bắt xe tải chở gần 5 tấn bong bóng cá không rõ nguồn gốc
Tin trong nước đọc nhanh 18-01-2016
- Cập nhật : 18/01/2016
26 năm nữa mới xong quy hoạch chi tiết đô thị
BIDV tài trợ 1 tỉ USD phát triển ngành chăn nuôi bò
BIDV thông tin ngân hàng đã xây dựng và ban hành gói tín dụng tài trợ với quy mô giai đoạn đầu lên tới 1 tỉ USD phát triển ngành nông nghiệp chăn nuôi bò.
Đề xuất lương của Tổng kiểm toán cao hơn lương bộ trưởng
Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Hữu Vạn đề xuất một số vấn đề liên quan đến chế độ đối với cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước
Còn nhiều băn khoăn về đề xuất bậc lương mới cho chức danh Tổng kiểm toán nhà nước...
Có tới 3 loại ý kiến từ cơ quan thẩm tra về đề xuất về bậc lương mới đối với Tổng kiểm toán Nhà nước.
Sáng 16/1, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề liên quan đến chế độ đối với cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước.
Tổng Kiểm toán Nguyễn Hữu Vạn trình bày, theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Kiểm toán Nhà nước là một cơ quan Hiến định độc lập. Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2015 đã quy định vị trí Tổng Kiểm toán Nhà nước cao hơn, giao nhiệm vụ và trách nhiệm nặng nề hơn so với Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2006.
Ông Vạn cũng nói, Tổng Kiểm toán Nhà nước do Quốc hội bầu, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. Chức danh này còn chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ đối với kết luận, kiến nghị của ngành về sai phạm của đơn vị được kiểm toán.
Vì vậy, cần quy định bậc lương mới đối với Tổng Kiểm toán Nhà nước để tương xứng với vị thế, trách nhiệm của chức danh này, đã được Hiến pháp và Luật Kiểm toán Nhà nước quy định.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết, bảng lương của Tổng Kiểm toán hiện hành có 2 bậc: bậc 1, hệ số lương 9,70; bậc 2, hệ số lương 10,30.
Kiểm toán Nhà nước đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định bảng lương mới của Tổng Kiểm toán có 2 bậc: bậc 1, hệ số lương 9,80; bậc 2, hệ số lương 10,40.
Về nội dung này, Uỷ ban Tài chính - Ngân sách có tới 3 loại ý kiến.
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, hiện nay chức danh Tổng Kiểm toán chưa được quy định trong bảng lương chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước. Để bảo đảm sự tương quan giữa các chức danh lãnh đạo của Nhà nước, nhất trí bố trí mức lương của chức danh này tương đương với mức lương của Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Loại ý kiến thứ hai đề nghị, cần tăng mức lương của Tổng kiểm toán lên cao hơn, tương đương mức lương của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Toàn án nhân dân tối cao (bậc 1, hệ số lương 10,4; bậc 2, hệ số lương 11,00), vì cùng là người đứng đầu cơ quan hiến định độc lập, do Quốc hội bầu.
Loại ý kiến thứ ba đề nghị, giữ mức lương của Tổng kiểm toán như hiện hành để bảo đảm tương quan với các chức danh khác trong hệ thống chính trị, khi cải cách tiền lương sẽ xem xét và quyết định chung.
Đa số ý kiến trong Ủy ban đồng tình với loại ý kiến thứ nhất, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển cho biết.
Không bình luận cụ thể vào đề xuất nâng lương cho Tổng kiểm toán, song một số ý kiến tại phiên thảo luận vẫn băn khoăn, bởi việc này chưa có ý kiến của Bộ Nội vụ.
Tổng kiểm toán Nguyễn Hữu Vạn cho biết, việc này mới có ý kiến của cấp vụ - Bộ Nội vụ và cũng chưa đồng tình lắm.
Nhưng “đề xuất của Kiểm toán chỉ chênh nhau 0,1% nhưng thể hiện vị thế, vai trò của chức danh Tổng kiểm toán, không đặt vấn đề liên quan đến kinh phí nhiều”, ông Vạn trình bày.
Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển nói thêm, mức đề xuất trình Thường vụ đã thấp hơn đề xuất ban đầu của Tổng Kiểm toán. Theo ông Hiển thì nên điều chỉnh để nâng vị thế cho chức danh này.
Tuy nhiên, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị cần chuẩn bị lại để xem xét sau, và cần có ý kiến của các cơ quan hữu quan bên Chính phủ.
Chưa đồng thuận cao thì Uỷ ban Thường vụ Quốc hội rất khó ra nghị quyết, bà Ngân nói.
Công bố Ngày bầu cử lần thứ 14 của đất nước là ngày 22/5/2016
Chiều 15/1 tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Lễ công bố Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2020.
Tham dự có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Hội đồngbầu cử Quốc gia; Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng bầu cử Quốc gia và hai Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia: Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; các đồng chí Ủy viên Ủy ban Thường vụ của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
Ủy Thường vụ Quốc hội đã quyết nghị Ngày bầu cử đại biểu Quốc hộikhóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016- 2020 là Chủ nhật, ngày 22/5/2016.
Tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia nói: “Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố Ngày bầu cử để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta biết để tổ chức thành công Ngày bầu cử 22 tháng 5 năm 2016”.
Lễ công bố Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2020. Ảnh: VGP/Thành Chung
Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia nhấn mạnh Ngày bầu cử thứ 14 của đất nước là sự kiện chính trị, pháp lý quan trọng, “sẽ là ngày hội của toàn dân tộc, ngày đồng bào ta thực hiện quyền dân chủ, lựa chọn các đại biểu xứng đáng thay mặt cho toàn dân bầu ra hệ thống bộ máy nhà nước mới từ trung ương tới cơ sở để kế tục sự nghiệp cách mạng Việt Nam và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước”.
Ngày bầu cử sẽ diễn ra dân chủ, công bằng, bỏ phiếu kín theo đúng quy định của pháp luật.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mong muốn các thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ngành, các cấp và toàn thể đồng bào, cử tri sẽ làm hết trách nhiệm để Ngày bầu cử 22/5/2016 diễn ra thành công tốt đẹp.
Đà Nẵng: Kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân cho vay trái pháp luật
Các tờ rơi quảng cáo cho vay hết sức "ưu đãi" dán đầy các bảng quảng cáo, rao vặt miễn phí ở nhiều phường trung tâm TP Đà Nẵng! (Ảnh: HC)
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đề nghị Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Đà Nẵng phối hợp với Sở KH-ĐT, Công an TP và UBND các quận, huyện kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức tín dụng nhưng cho vay trái pháp luật
Ngày 15/1, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cho hay, UBND TP Đà Nẵng vừa có văn bản 10324 /UBND-KTTH gửi Ngân hàng Nhà nướcChi nhánh Đà Nẵng, Sở KH-ĐT, Công an TP Đà Nẵng và UBND các quận, huyện chỉ đạo kiểm tra các tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức tín dụng (TCTD) thực hiện hoạt động cho vay trái pháp luật.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đề nghị Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Đà Nẵng phối hợp với Sở KH-Đ, UBND các quận, huyện tổ chức tuyên truyền rộng rãi để các tổ chức, cá nhân trên địa bàn TP biết về việc các tổ chức, cá nhân không phải là TCTD, không được cấp phép kinh doanh hoạt động tín dụng, ngân hàng nhưng thực hiện hoạt động cho vay đáo hạn ngân hàng, hỗ trợ vay vốn, cho vay tiêu dùng… là trái pháp luật.
Đồng thời phối hợp với Sở KH-ĐT, Công an TP, Sở VH-TT-DL, UBND các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan thảo luận, đề xuất thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, cử cán bộ tham gia đoàn kiểm tra và dự thảo quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để tiến hành kiểm tra, chấn chỉnh các tổ chức, cá nhâpn trên địa bàn TP không phải là TCTD nhưng thực hiện hoạt động ngân hàng trái pháp luật, lấy ý kiến góp ý hoàn chỉnh của các cơ quan, đơn vị nêu trên, trình UBND TP xem xét phê duyệt thành lập.
Cùng ngày, Sở KH-ĐT Đà Nẵng cho hay, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND TP Đà Nẵng, Sở đã thông báo đến các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn TP không phải là TCTD, không được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép kinh doanh hoạt động tín dụng, ngân hàng nhưng thực hiện hoạt động cho vay đáo hạn ngân hàng, hỗ trợ vay vốn, cho vay tiêu dùng… trái pháp luật sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Sở KH-ĐT Đà Nẵng cũng cho biết, chỉ thực hiện cấp đăng ký doanh nghiệp hoạt động TCTD khi có văn bản chấp thuận hoặc giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định.