Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Gửi công hàm đề nghị xả đập thủy điện sông Mê Kông
Nữ đầu bếp gốc Việt bị cứa cổ trong nhà hàng ở Mỹ
Cảnh sát Đài Loan nổ súng chặn lao động Việt
Hàn Quốc phát hiện một thi thể thuyền viên Việt mất tích
Lại rộ tin đồn kho vàng 4.000 tấn, cụ Tiệp nói gì?
Tin trong nước đọc nhanh tối 07-03-2016
- Cập nhật : 07/03/2016
5.000 tỉ đồng xây cầu qua sông Sài Gòn nối Phú Mỹ Hưng với Thủ Thiêm
Đây là dự án trọng điểm kết nối Khu đô thị mới Nam thành phố và Khu đô thị mới Thủ Thiêm, sẽ do một doanh nghiệp địa ốc đầu tư. Đổi lại, doanh nghiệp này sẽ được nhận nhiều lô đất bên trong khu đô thị Thủ Thiêm để phát triển các dự án BĐS.
Sáng 6/3, ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP phát triển bất động sản Phát Đạt, cho biết trong năm 2016, Phát Đạt sẽ triển khai một số dự án giao thông, trong đó dự án quan trọng nhất là cầu Thủ Thiêm 4. Được biết, tổng mức đầu tư của dự án hơn 5.000 tỷ đồng, theo hình thức đổi đất lấy hạ tầng.
Theo ông Lê Trọng Hiếu, Bí thư Quận ủy Quận 7, năm 2016 sẽ là năm đột phá hạ tầng khu Nam với nhiều dự án giao thông trọng điểm có vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Trong đó, đáng lưu ý là dự án sắp triển khai cầu Thủ Thiêm 4, nối đường Nguyễn Văn Linh đến Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) với chiều dài 2km do Công ty Phát Đạt làm chủ đầu tư và đã được sự chấp thuận của UBND TP.HCM giao nghiên cứu đầu tư theo hình thức BT.
Dự án xây cầu Thủ Thiêm 4 bắc qua sông Sài Gòn nằm trong quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.
Theo Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, thành phố đang tập trung phát triển hạ tầng giao thông tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm trong đó có các tuyến đường chính trong Khu đô thị và kết nối với quận 1, quận 4, quận 7. Cùng với việc triển khai theo Quy hoạch sau khi di dời cảng Sài Gòn (khu cảng Nhà Rồng, khu cảng Khánh Hội - quận 4, khu cảng Bến Nghé, khu cảng Tân Thuận…).
Do đó, việc sớm đầu tư cầu Thủ Thiêm 4 bắc qua sông Sài Gòn để kết nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm với Khu đô thị mới Nam Thành phố là cần thiết nhằm để sớm triển khai đầu tư hoàn chỉnh hệ thống giao thông khu vực, tạo điều kiện thúc đẩy và phát triển nhanh Khu đô thị mới Thủ Thiêm, tạo động lực mới cho việc phát triển Khu đô thị mới Nam thành phố, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của TP.HCM.
Theo quy hoạch, Khu đô thị Thủ Thiêm được kết nối với trung tâm Thành phố bằng 5 cây cầu và 1 đường hầm. Đến nay, Thành phố đã hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình: Cầu Thủ Thiêm 1 (Thủ Thiêm-Bình Thạnh) từ năm 2010; Đường hầm Thủ Thiêm (qua sông Sài Gòn) từ tháng 11/2011. Dự án Cầu Thủ Thiêm 2 (Thủ Thiêm-Q.1) cũng đã được khởi công từ tháng 2/2015, dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác từ năm 2018.
Theo tin từ chủ đầu tư, dự án cầu Thủ Thiêm 4 dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2019.
Sân bay Long Thành 'vẫn chưa vào đường ray'
Đẩy nhanhquá trình chuẩn bị
để khởi công, muộn nhất vào năm 2018 chứ không thể chậm hơn nữa
Thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường
Trước đó, trong kiến nghị về một số cơ chế đặc thù cho dự án, ACV và bộ chủ quản mong muốn được áp dụng bỏ qua giai đoạn thi tuyển kiến trúc nhằm rút ngắn công đoạn chuẩn bị khởi công dự án có tổng mức đầu tư lên đến 16 tỉ USD này. Tuy nhiên cuối tuần trước, Văn phòng Chính phủ đã phát đi thông báo kết luận của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ sự không đồng ý.
Hà Nội: Nhà nát vẫn bán giá "trên trời" gần 100 triệu đồng/m2
Dù những căn nhà tập thể cũ tại khu phố cổ luôn được mổ xẻ về cảnh sống sập xệ, xuống cấp nghiêm trọng nhưng giá rao bán của những căn nhà này vẫn "trên trời". Có những căn tập thể cũ được rao bán lên tới cả trăm triệu đồng/m2.
Đánh vào tâm lý “mua chỗ ở là phụ, mua tiện ích là chính” của khách hàng, dù có diện tích khá nhỏ và đã quá hạn sử dụng cả chục năm nhưng các chủ nhà vẫn rao bán với giá đắt cắt cổ.
Chỉ cần gõ cụm từ "bán nhà tập thể phố cổ" ngay lập tức có hàng nghìn kết quả hiện ra. Không khó để tìm những căn hộ tập thể tại phố Hàng Bông, Hàng Vôi, Tràng Thi...được rao bán tràn lan trên mạng với giá từ 40- 80 triệu đồng/m2. Thậm chí có những căn nhà tập thể dù đã "hết đát" cả chục năm nhưng vẫn có giá lên đến cả trăm triệu đồng/m2.
Đơn cử như căn hộ tập thể tại khu Tống Duy tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội dù chỉ có diện tích sổ đỏ là 31m2 nhưng chủ nhà lại rao bán với giá cao cắt cổ 2,8 tỷ đồng/m2. Như vậy, mỗi m2 tại đây có giá lên đến 92 triệu đồng/m2. Theo như lời rao bán của chủ căn hộ này, căn hộ tập thể nằm trên tầng 2 này đã được chủ nhà cơi nới thêm tầng 3 để mở rộng diện tích sử dụng lên 90m2.
Thông tin rao bán của chủ nhà được đăng tải trên một website mua bán nhà đất vào ngày 5/3/2016
Những căn hộ tập thể cũ nát, chật chội có giá bằng một căn hộ chung cư cao cấp rộng cả trăm m2 đã khiến nhiều người ngỡ ngàng. Tuy nhiên, những căn nhà cũ ngay tại khu phố cổ còn có giá đắt "khủng khiếp" đến khó tưởng.
Thật khó có thể tưởng tượng được để sở hữu một căn nhà cũ tại mặt đường phố cổ nhưng diện tích sàn chỉ vẻn vẹn... hơn 30 m2 thì nhiều người đã phải móc túi đến cả vài chục tỷ đồng. Mức giá trung bình cho những căn nhà mặt đường phố cổ lên đến 500-800 triệu/m2.
Mới đây, vợ chồng anh T đã rao bán căn nhà 50m2 tại phố Hàng Giầy với giá gần 27 tỷ đồng. Anh T cho biết nếu bán được nhà, anh sẽ dành mua một căn biệt thự hạng sang, số tiền còn lại dành để trang trải cuộc sống, gửi tiết kiệm và... dành mua thêm hai căn hộ chung cư để chờ được giá lại bán tiếp.
Theo anh Minh, một môi giới BĐS chuyên nghiệp tại khu vực này cho biết, thị trường nhà ở phố cổ “chào” giá "trên trời" do không có cơ sở để định giá. Tất cả đều do thị trường quyết định, điều tiết giá cả.
"Người bán thực tế cũng không biết giá bán bao nhiêu là phù hợp mà chỉ căn cứ vào hàng xóm nhà rao bán bao nhiêu, tình hình thực tế nhà đất trong phố cổ thế nào để lấy đó làm cơ sở phát giá, nhằm dò xét động thái của người mua", anh Minh cho biết.
Anh Minh cũng cho biết thêm, dù cùng là đất phố Cổ nhưng hiện nay nhà mặt đường càng ngày càng đắt như tôm tươi thì nhà tập thể giao dịch khá ảm đạm: "Nếu trước kia, các khu nhà phố cổ, đặc biệt là nhà dạng tập thể cũ thời Pháp thuộc để lại tại các khu phố cổ Hà Nội như Hàng Bồ, Hàng Bạc, Lãn Ông, Hàng Thiếc…một thời từng là ao ước của biết bao người dân “ngoại thành” Hà Nội thì nay dường như đã là "lỗi mốt".
"Giá đắt, môi trường sống chật chội cùng với tình trạng xuống cấp đã khiến nhiều người chuyển ý định sang những khu chung cư mới tiện nghi hơn. Hơn thế nữa, hiện Hà Nội đang có chủ trương di dời phần lớn khu này để phục vụ bảo tồn của thành phố đã được công bố từ nhiều năm nay. Do đó, tâm lý của người dân, ngay cả những người “đam mê” cuộc sống xung quanh khu vực hồ Gươm cũng phải cân nhắc lại.
2 tháng đầu năm: Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Ông Nguyễn Anh Dũng, Trưởng phòng đầu tư nước ngoài, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội nói về chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài.
Bằng nỗ lực cải cách thủ thục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, Hà Nội đã vươn lên vị trí số 1 trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Sau nhiều nỗ lực, trong 2 tháng đầu năm 2016, Hà Nội đã vươn lên vị trí số 1 trong thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với số vốn đăng ký trên 250 triệu USD (chiếm khoảng 13%) tổng số vốn đăng ký cấp mới của cả nước.
Vì sao Hà Nội lại có bước “bứt phá” này và đâu là những lĩnh vực được xem là lợi thế, phóng viên đã phỏng vấn ông Nguyễn Anh Dũng, Trưởng phòng đầu tư nước ngoài, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
PV: Thưa ông, nhìn lại những tháng đầu năm nay, đâu là cơ sở giúp Hà Nội đứng đầu danh sách về thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài?
Ông Nguyễn Anh Dũng: Việc Hà Nội vươn lên vị trí số một trong thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài thể hiện rõ nỗ lực cải cách thủ thục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư của lãnh đạo TP Hà Nội, các cấp các ngành trong việc tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.
Thành công này ngoài việc xuất phát từ những cải cách liên quan đếnthủ tục hành chính trong đầu tư, cũng còn phải nói đến quá trình chuẩn bị các nguồn lực từ giai đoạn trước đây của Hà Nội. Nói một cách khác, thành tích thu hút đầu tư nước ngoài trong 2 tháng đầu năm 2016 là kết quả từ việc chuyển tiếp những thành công trước đó của Hà Nội.
PV: Những lĩnh vực, ngành nghề mà các nhà đầu tư lựa chọn tại Hà Nội là gì thưa ông?
Ông Nguyễn Anh Dũng: Trong cơ cấu thu hút đầu tư nước ngoài của thành phố, lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn vẫn là các dự án kinh doanh bất động sản (theo thống kê chiếm khoảng 46%). Lĩnh vực chiếm tỷ trọng tiếp theo là lĩnh vực chế biến chế tạo từ các dự án sản xuất trong các khu công nghiệp tập trung, còn lại là các dự án thương mại dịch vụ khác.
Lợi thế của Hà Nội là vị trí cũng như các điều kiện thuận lợi của Thủ đô trong thu hút đầu tư, không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài mà cả nhà đầu tư trong nước trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Thành phố cũng có lợi thế để thu hút một số lĩnh vực khác trong phát triển thương mại dịch vụ. Theo thống kê, các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thương mại dịch vụ đang gia tăng, đặc biệt là từ các nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc.
PV: Kết quả đó thực sự là lợi thế, nhưng cũng là áp lực. Hà Nội sẽ làm gì để có thể giữ vị trí quán quân trong thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài trong thời gian tới?
Ông Nguyễn Anh Dũng: Ngay trong những tháng đầu năm 2016, thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố, các sở ngành liên quan, trong đó có Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tập trung mạnh mẽ việc rà soát, điều chỉnh các thủ tục hành chính, đặc biệt là liên quan đến cải cách, cắt giảm thời gian làm thủ tục cho nhà đầu tư.
Sở Kế hoạch Đầu tư cũng đã rà soát, tham mưu cho UBND thành phố trong thực hiện thủ tục liên quan đến cấp, đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài; tham mưu thành phố cắt giảm từ 10 đến 30% thời gian làm thủ tục hành chính, cùng với đó là rà soát mặt bằng, quỹ đất để lập danh mục dự án kêu gọi đầu tư.
Trên cơ sở Luật đầu tư, Nghị định 118 của Chính phủ đã ban hành, Sở Kế hoạch Đầu tư cũng đang rà soát các lĩnh vực đầu tư đã được các Bộ, ngành hướng dẫn và cấp đầu tư trước đây, từ đó báo cáo Bộ và thành phố để thực hiện việc cấp luôn đăng ký đầu tư.
Tiếp tục kiến nghị siết kiểm soát xe máy điện
Bộ Tài chính vừa có văn bản xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường kiểm soát việc nhập khẩu xe máy điện, tăng cường công tác kiểm soát đối với xe máy điện lưu thông trên đường…
Nhằm tăng cường biện pháp quản lý việc nhập khẩu và kinh doanh xe máy điện, nâng cao sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong vấn đề này, Bộ Tài chính đề nghị lực lượng chức năng tăng cường phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc nhập khẩu xe máy điện, kịp thời phát hiện hành vi buôn lậu để xử lý.
Tại khâu sản xuất, lắp ráp, cơ quan Thuế, cơ quan Quản lý thị trường tại địa phương, tăng cường kiểm tra việc sản xuất, lắp ráp và kinh doanh của các cơ sở sản xuất xe máy điện trên địa bàn theo đúng quy định của các Luật Thuế, Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn và Thông tư liên tịch.
Bộ Tài chính cũng đề nghị các đơn vị có liên quan phối hợp tăng cường công tác kiểm soát đối với xe máy điện lưu thông trên đường, đồng thời tăng cường kiểm tra về nguồn gốc hợp pháp của xe máy điện đang có tại các đơn vị kinh doanh trên địa bàn (xe nhập khẩu và xe sản xuất trong nước).
Đặc biệt, để nâng cao nhận thức, Bộ Tài chính đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TT&TT phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện chỉ đạo các cơ quan truyền thông tổ chức tuyên truyền đến người dân, học sinh, sinh viên; đưa vào cơ sở đào tạo như trường học để nâng cao ý thức về việc cần thiết phải đăng ký xe máy điện trước khi lưu thông trên đường…
Trước đó, trong tháng 2/2016, Tổng cục Hải quan đã ra văn bản chỉ đạo các Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Cục Điều tra chống buôn lậu tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với mặt hàng xe máy điện, xe đạp điện, mũ bảo hiểm và các phụ tùng, phụ kiện nhập khẩu.