Hà Nội: Không cấp phép và hạn chế quảng cáo ngoài trời tại 12 khu vực
Xây dựng kế hoạch hành động tăng trưởng Xanh cho 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa
Nhật Bản mong muốn đẩy nhanh tiến độ các dự án metro tại Hà Nội
Thiếu nước, các nhà máy thủy điện ở miền Trung hụt 3,2 tỷ kWh
Đồng bằng sông Cửu Long "mất trắng" 5.200 tỷ đồng do các đập thủy điện trên sông Mekong
Tin trong nước đọc nhanh chiều 28-10-2015
- Cập nhật : 28/10/2015
Mở rộng đô thị Mỹ Tho về hướng tây và bắc
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội vừa được UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt thì đến năm 2020, TP.Mỹ Tho sẽ là đô thị loại 1 và là trung tâm thương mại dịch vụ, công nghiệp, du lịch sinh thái của khu vực bắc sông Tiền.
Việt Nam - Campuchia sắp họp bàn về các tỉnh biên giới
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (trái) ký và trao đổi biên bản thỏa thuận của kỳ họp thứ 13 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Campuchia về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia Hor Namhong. Ảnh: TTXVN.
Phiên họp toàn thể Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia lần thứ 8 sẽ diễn ra sáng mai tại thành phố Hồ Chí Minh. Phiên họp do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Xo Kheeng đồng chủ trì.
Trong khuôn khổ hội nghị, cuộc họp Nhóm quan chức cao cấp (SOM) Việt Nam và Campuchia chuẩn bị cho phiên họp toàn thể đã diễn ra hôm nay tại thành phố Hồ Chí Minh dưới sự đồng chủ trì của Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn SOM Việt Nam Lê Hoài Trung và Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ Campuchia, Trưởng đoàn SOM Campuchia Prum Sokha.
Tham dự cuộc họp còn có đại sứ và các tổng lãnh sự Việt Nam tại Campuchia, đại sứ Campuchia tại Việt Nam và tổng lãnh sự Campuchia tại thành phố Hồ Chí Minh, lãnh đạo cùng đại diện các bộ, ngành, địa phương liên quan của hai nước.
Hai bên tiến hành rà soát, kiểm điểm kết quả hợp tác giữa các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia từ hội nghị lần thứ 7 diễn ra tháng 3/2012 đến nay, bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đưa ra những phương hướng nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa các địa phương biên giới nói riêng, giữa hai nước nói chung.
Cuộc họp còn cơ bản hoàn thành các công tác chuẩn bị cho phiên họp toàn thể của Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia lần thứ 8.
Bắt một cán bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Kiên Giang
Nguyễn Duy Tân (31 tuổi) - cán bộ Phòng Văn hoá văn nghệ Ban Tuyên giáo bị bắt vì dùng giấy xác nhận giả việc mua nhà đất dự án Phú Cường lừa bán cho người khác.
Sáng 27-10, ông Phạm Công Khâm - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Kiên Giang xác nhận có việc một cán bộ của cơ quan này là ông Nguyễn Duy Tân (31 tuổi) vừa bị công an TP Rạch Giá bắt quả tang khi đang thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Để thực hiện hành vi lừa đảo này, ông Tân đã làm giả giấy xác nhận đăng ký mua nhà và đất của Công ty cổ phần đầu tư Phú Cường Kiên Giang rồi mang đi rao bán cho người khác với giá rẻ hơn giá gốc.
Cụ thể, ông Tân làm giả giấy xác nhận nộp tiền mua nhà và đất tại lô L2 căn 12 khu đô thị Phú Cường với giá tạm tính 1,05 tỉ đồng. Sau đó, thông qua người môi giới nhà đất rao bán giá 850 triệu đồng.
Cuối giờ chiều 26-10, trong lúc ông Tân hẹn gặp và ký giấy nhận 50 triệu đồng của người mua đất tại một quán cà phê trên đường Lâm Quang Ky (phường Vĩnh Lạc, TP Rạch Giá) thì bị công an ập vào bắt quả tang.
Bà Vũ Thị Diễm Thuý, giám đốc sàn giao dịch bất động sản của Công ty Phú Cường Kiên Giang xác nhận tờ giấy mà ông Tân sử dụng để rao bán nhà đất là giả, vì toàn bộ khu vực này đều đã có chủ mua từ cách đây hơn 1 năm, và không có ai tên là Nguyễn Duy Tân.
“Trước mắt, chúng tôi chỉ biết nhóm lừa đảo này có ít nhất từ 2-3 người, còn thông tin cụ thể thì chúng tôi chưa thể cung cấp ngay được” - bà Thuý nói.
Được biết, ông Nguyễn Duy Tân về công tác tại Phòng Văn hoá - văn nghệ thuộc Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Kiên Giang khoảng 5 năm nay.
Vụ việc đang được tiếp tục điều tra, làm rõ.
Gần 99.700 tỷ đồng cho tuyến metro số 5
UBND TP.HCM vừa trình Thủ tướng xem xét chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến metro số 5 (bến xe Cần Giuộc mới - cầu Sài Gòn) có tổng mức đầu tư dự kiến là 99.764 tỷ đồng (tương đương 3.746 triệu Euro).
Tuyến metro số 5 là một trong 8 tuyến metro của mạng lưới quy hoạch đường sắt đô thị TP.HCM có chiều dài khoảng 24 km bắt đầu từ bến xe Cần Giuộc mới, chạy dọc theo quốc lộ 50 - Tùng Thiện Vương - Lý Thường Kiệt - Hoàng Văn Thụ - Phan Đăng Lưu - Bạch Đằng - Điện Biên Phủ và kết thúc tại cầu Sài Gòn.
Dự kiến dự án chia làm hai giai đoạn đầu tư : giai đoạn 1 từ ngã tư Bảy Hiền - Cầu Sài Gòn với tổng mức đầu tư dự kiến là 41.607 tỷ; giai đoạn 2 từ ngã tư Bảy Hiền - bến xe Cần Giuộc mới: tổng mức đầu tư dự kiến là 57.127 tỷ VNĐ.
UBND TP kiến nghị Thủ tướng xem xét báo cáo và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án trên để làm cơ sở triển khai thực hiện các bước tiếp theo.
Trong 8 tuyến metro được quy hoạch hiện nay trên địa bàn TP đang triển khai thi công tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên dự kiến thời gian hoạt động vào năm 2020.
Địa phương không đứng ngoài các hiệp định thương mại tự do
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung cho rằng thực hiện các FTA chỉ thành công khi chính quyền địa phương phải có ý thức thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp.
Tại hội thảo “Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp và chính quyền địa phương khi ký các hiệp định thương mại tự do (FTA) VN và EU” do Bộ Ngoại giao phối hợp với Phòng thương mại châu Âu tổ chức, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung cho rằng thực hiện các FTA chỉ thành công khi chính quyền địa phương phải có ý thức thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp.
Theo ông Trung, việc kết hợp với các doanh nghiệp địa phương và doanh nghiệp nước ngoài rất quan trọng vì điều đó giúp tận dụng được kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính và bản thân nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ khơi gợi được tiềm năng sẵn có từ một địa phương.
Ông Nguyễn Xuân Thành, giám đốc chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại VN, cũng cho rằng xu thế hiện nay của VN là phát triển kinh tế theo cụm, các doanh nghiệp tự liên kết với nhau, tập trung sản xuất tại một nơi và chính địa phương phải phát hiện các mối liên kết này để thúc đẩy theo hướng vừa phát triển nội địa vừa tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.