11 giờ 50 phút trưa nay, 5.11, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện đã có mặt ở sân bay Nội Bài, Hà Nội bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam trong 2 ngày 5 và 6.11. Ngay tại sân bay, ông Tập Cận Bình đã có bài phát biểu về chuyến thăm.
Tin trong nước đọc nhanh 23-09-2015
- Cập nhật : 23/09/2015
Năm 2015, VN trả nợ hơn 166.000 tỉ đồng, nợ công 62,3%
Đó là thông tin được ông Trương Hùng Long, cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, cho biết ngày 21-9 tại hội thảo đánh giá Luật nợ công sau 5 năm triển khai thực hiện.
Cụ thể, ông Long cho biết riêng trong giai đoạn từ 2010 - 2015, tổng huy động nợ công của Việt Nam đạt bình quân 14% GDP, chiếm khoảng 44% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.
Trong đó, nguồn vốn huy động của Chính phủ khoảng 360.000 tỉ đồng/năm, vay Chính phủ bảo lãnh ước 93.000 tỉ đồng/năm, còn vay chính quyền địa phương là trên 15.000 tỉ đồng/năm.
Cục trưởng Long khẳng định nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ chỉ sử dụng để cho vay lại các chương trình, dự án đầu tư phát triển có khả năng hoàn vốn với trị giá giải ngân trong khoảng 5 năm qua ước đạt 237.000 tỉ đồng.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, chưa tính số đảo nợ thì số trả nợ của năm 2014 ước hơn 141.000 tỉ đồng, năm 2015 hơn 166.000 tỉ đồng.
Nợ công so với GDP năm 2014 ước khoảng 59,6% GDP, còn năm 2015 là 62,3%, vẫn nằm trong giới hạn cho phép.
Ông Long cũng cho biết việc tổ chức thực hiện trả nợ đảm bảo đúng nghĩa vụ nợ đến hạn hằng năm, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn làm ảnh hưởng tới các cam kết, góp phần tăng cường hệ số tín nhiệm quốc gia.
An Giang mở thêm cửa khẩu phụ Vĩnh Gia
Cửa khẩu phụ Vĩnh Gia trên tuyến biên giới giáp Campuchia tại xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn có tổng mức đầu tư 130 tỉ đồng...
Các thành viên trong đoàn Báo Tuổi Trẻ cùng lội sình lầy với bộ đội biên phòng Vĩnh Gia trên đường tuần tra biên giới ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang- Ảnh: Nguyễn Phước Hòa
UBND tỉnh An Giang vừa có quyết định phê duyệt đề án mở cửa khẩu phụ Vĩnh Gia trên tuyến biên giới giáp Campuchia tại xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn có tổng mức đầu tư 130 tỉ đồng nhằm hình thành đầu mối giao lưu với Campuchia, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Theo đó, giao UBND huyện Tri Tôn làm chủ đầu tư, từng bước xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, giao thông, an ninh quốc phòng theo quy hoạch.
Theo kế hoạch phát triển kinh tế biên mậu, đến năm 2020 mạng lưới các chợ biên giới của An Giang sẽ đáp ứng nhu cầu trao đổi mua bán hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống của người dân khu vực biên giới, đáp ứng hoạt động giao thương và xuất nhập khẩu của thương nhân hai nước Việt Nam và Campuchia.
Nuôi thủy sản công nghệ cao
UBND tỉnh An Giang vừa triển khai thực hiện quy hoạch vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao.
Vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao ở An Giang với mục tiêu đạt tổng diện tích 331ha vào cuối năm 2016 và đến năm 2020 tăng giá trị thu nhập của mỗi hecta nuôi thủy sản từ 30% so với năm 2012.
Theo đó, tỉnh tập trung đầu tư phát triển sản xuất thủy sản theo hướng hiện đại, công nghiệp hóa và hỗ trợ việc gắn kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.
Đặc biệt hợp tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các công nghệ cao trong sản xuất giống, nuôi thương phẩm để thủy sản trở thành ngành sản xuất chủ lực cung cấp nguyên liệu có chất lượng và giá trị cao cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Ngành nông nghiệp khảo sát, đánh giá tiềm năng lợi thế của từng vùng để hoạch định kế hoạch và lộ trình cụ thể cho các vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao.
Đồng thời tổ chức đào tạo, tập huấn, chuyển giao ứng dụng các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất nhằm giảm giá thành cho nông dân
Khó tìm túi bao bì chân không cho gạo xuất khẩu
Theo một số doanh nghiệp, khó tìm nhà cung cấp túi nilông đóng gói hút chân không cho gạo xuất khẩu ...
Ông Phạm Hải Bằng - giám đốc Công ty Cỏ May Pte Ltd tại Singapore - cho biết đã chạy đôn chạy đáo suốt nhiều tháng nay tìm nhà cung cấp túi nilông đóng gói hút chân không cho gạo xuất khẩu nhưng vẫn chưa có, kế hoạch xuất khẩu gạo Nosavina sang Singapore bị trễ hẹn và khách hàng phàn nàn.
Theo ông Bằng, từ đầu năm 2016 Singapore buộc tất cả gạo nhập khẩu vào thị trường này đều phải đóng gói hút chân không nhằm bảo quản được lâu, gạo không bị giảm chất lượng.
Để đáp ứng yêu cầu này, công ty đã nhập máy đóng gói hút chân không nhưng mới chỉ vận hành đóng gói thử nghiệm bao bì doanh nghiệp chào hàng.
Cũng có doanh nghiệp chuyên ngành bao bì ở TP.HCM chào hàng túi nilông theo yêu cầu công ty là “sau khi đóng gói trong vòng ba tháng không bị thủng, không khí không lọt vào”.
Tuy nhiên sau khi đóng gói trọng lượng 1 - 5kg, chỉ sau hai tuần là túi đã bị thủng, không khí lọt vào, có túi chỉ mới đóng gói vài ngày đã phình lên như chưa hút chân không...
Nhà nước chỉ nắm 20% vốn tại hai cảng lớn nhất nước
Văn phòng Chính phủ vừa truyền đạt kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ mới đây về phương án tổng thể phát triển hệ thống cảng biển do Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) nắm giữ sau tái cơ cấu. Theo đó, việc Nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần chi phối từ 65-75% tại hai cảng biển này như quyết định trước đây rất khó thu hút các nhà đầu tư lớn nên phải giảm tỷ lệ mà Vinalines nắm giữ tại các cảng này.
Hơn nữa, Chính phủ cũng nhận định, vai trò dẫn dắt của Cảng Hải Phòng và Cảng Sài Gòn cũng đã thay đổi (cả về quy mô, năng lực sản xuất, quốc phòng - an ninh không còn như trước đây. Bằng chứng là sản lượng thông qua tại Cảng Hải Phòng chỉ còn chiếm tỷ lệ 28,7% của khu vực Hải Phòng. Trong khi tỷ lệ này của Cảng Sài Gòn còn thấp hơn, chỉ đạt 10,5%.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan dự thảo quyết định về việc điều chỉnh tỷ lệ cổ phần của Vinalines nắm giữ tại các cảng biển trực thuộc sau cổ phần hóa, trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt trong tháng 9/2015. Trong đó, với cảng Hải Phòng và Sài Gòn, phần vốn của Vinalines sẽ giảm còn 20%.
Quyết định này được cho là sẽ mở ra cơ hội lớn để tập đoàn Vingroup trở lại cuộc đua trở thành đối tác chiến lược tại hai cảng lớn nhất nước mà họ từng đề nghị mua với tỷ lệ từ 80% trở lên. Hiện phần vốn Nhà nước tại Cảng Hải Phòng vẫn chiếm gần 95%, do Vinalines nắm giữ.
Trong khi đó, với cảng Sài Gòn, tại quyết định phê duyệt danh sách nhà đầu tư chiến lược và điều chỉnh tỷ lệ vốn nhà nước hồi tuần trước, Vinalines cho biết họ vẫn nắm hơn 65,4% cổ phần tại đây. Trong khi trên 16% vừa được chuyển cho hai nhà đầu tư chiến lược là Ngân hàng Công thương (Vietinbank) và Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank).
Trước đó, tại đề án phát triển hệ thống cảng biển do doanh nghiệp nắm giữ sau tái cơ cấu, Vinalines kiến nghị Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải cho phép doanh nghiệp duy trì tỷ lệ 51% tại các cảng có vai trò then chốt.