Mỗi đô thị đặc biệt được trang bị 2 máy bay chữa cháy, cứu nạn
Ông Nguyễn Hạnh Phúc làm Tổng thư ký Quốc hội
Ủy viên Bộ Chính trị được sắm thiết bị văn phòng đến 179 triệu đồng
Việt Nam là đối tác quan trọng của EU trong ASEAN
Đà Nẵng trục xuất nhiều người nước ngoài hoạt động du lịch ‘chui’
Tin trong nước đọc nhanh 25-11-2015
- Cập nhật : 25/11/2015
Thủ tướng, Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ khi nhậm chức
Theo Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) được Quốc hội thông qua sáng 24/11, khi nhậm chức Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tuyên thệ trung thành với tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp. Người tuyên thệ quyết định nội dung tuyên thệ phù hợp với trách nhiệm được giao và phải đứng trước Quốc kỳ tuyên thệ với thời gian không quá 3 phút.
Nội quy kỳ họp nêu rõ, đại biểu có trách nhiệm tham gia đầy đủ kỳ họp, phiên họp Quốc hội, thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội. Trường hợp không thể tham dự phiên họp phải báo cáo người có thẩm quyền. Nếu vắng mặt từ 3 ngày làm việc liên tục trở lên tại mỗi kỳ họp thì phải có báo cáo bằng gửi văn bản. Công dân có thể được dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội.
Theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nội quy kỳ họp Quốc hội lần này được sửa đổi theo tinh thần tạo thuận lợi cho người dân vào tham quan nhà Quốc hội, dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội, một mặt nhằm nâng cao hiểu biết của người dân, mặt khác tăng cường sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động của Quốc hội.
Tuy nhiên, việc công dân được vào dự thính tại các kỳ họp Quốc hội là một việc làm mới đối với Quốc hội Việt Nam, nên cần thực hiện và rút kinh nghiệm để có điều chỉnh cho phù hợp. Vì vậy, Tổng thư ký Quốc hội được giao nhiệm vụ tổ chức việc công dân dự thính các phiên họp của Quốc hội.
Nội quy kỳ họp Quốc hội sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2016.
Ông Nguyễn Sinh Hùng làm Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia
Chiều 24/11, Quốc hội đã bỏ phiếu bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia. Kết quả kiểm phiếu, trên 91% đại biểu đồng ý bầu ông Nguyễn Sinh Hùng đảm nhiệm chức danh này.
Trước đó, đọc kết quả thảo luận về Tờ trình về giới thiệu nhân sự Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Phó chủ tịch Tòng Thị Phóng cho hay, Ủy ban thường vụ đã nhận biên bản thảo luận và phiếu xin ý kiến của 63 đoàn.
Kết quả cụ thể, có 475/475 ( bằng 96,15% tổng số đại biểu) đồng ý giới thiệu ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội khóa 13 để Quốc hội bầu làm Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia.
Trả lời ý kiến của đại biểu hỏi về việc những người tham gia Hội đồng bầu cử Quốc gia có được tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14 hay không, bà Tòng Thị Phóng cho biết: Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND không quy định thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia không được tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội. Chỉ có điều 27 Luật bầu cử quy định, những người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND không được làm ủy viên ban bầu cử hoặc tổ bầu cử ở đơn vị mà mình ứng cử.
“Như vậy, thành viên Hội đồng bầu cử Quốc gia mà đáp ứng được tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Luật tổ chức Quốc hội thì vẫn được ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14”, Phó chủ tịch Quốc hội nói.
Quyền chuyển đổi giới tính được thừa nhận
Theo báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều đại biểu đã đề nghị quy định trong Bộ luật dân sự (sửa đổi) việc Nhà nước công nhận quyền chuyển đổi giới tính.Bên cạnh đó, một số ý kiến tán thành với dự thảo theo hướng việc chuyển đổi giới tính sẽ được thực hiện theo quy định của luật. Một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị cung cấp thêm thông tin về thực tiễn và nhu cầu chuyển đổi giới tính để Quốc hội có cơ sở xem xét, quyết định.
Câu chuyện về công nhận lại giới tính cho cô giáo chuyển giới Phạm Lê Quỳnh Trâm từng gây xôn xao dư luận. Ảnh nhân vật cung cấp.
Tiếp thu ý kiến các đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay, việc chuyển đổi giới tính liên quan đến những yêu cầu và điều kiện khác nhau về độ tuổi, tình trạng hôn nhân, các vấn đề về an sinh xã hội, y tế và nhiều vấn đề xã hội khác.
Do đó, pháp luật Việt Nam cần ghi nhận vấn đề này nhằm đáp ứng nhu cầu của một bộ phận trong xã hội, đồng thời cũng bảo đảm tính thận trọng, phù hợp với thông lệ quốc tế và không trái với truyền thống, phong tục tốt đẹp của dân tộc.
Kết quả lấy phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội cho thấy, có 282/366 số phiếu thu được tán thành với quy định về việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật và việc thay đổi hộ tịch, các quyền nhân thân khác sau khi cá nhân chuyển đổi giới tính.
Từ giải trình trên, Ủy ban Thường vụ đề nghị Quốc hội cho tách quy định về chuyển đổi giới tính thành một điều và chỉnh lý nội dung này theo hướng xác định: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan” (Điều 37).
Đa số đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua toàn bộ Bộ luật dân sự (sửa đổi), trong đó có điều 37.
Liên quan đến quyền xác định lại giới tính (Điều 36), Bộ luật dân sự (sửa đổi) quy định: Cá nhân có quyền xác định lại giới tính; Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính; Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật; Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Giới thiệu ông Nguyễn Hạnh Phúc làm tổng thư ký Quốc hội
Chiều 24-11, phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã trình bày tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giới thiệu chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc để Quốc hội bầu làm Tổng thư ký Quốc hội.
Đây là thủ tục để thực hiện Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi năm 2014), quy định “Tổng thư ký Quốc hội do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Tổng thư ký Quốc hội có trách nhiệm tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội”.
Cũng theo quy định của luật, tổng thư ký Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tham mưu cho chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự kiến chương trình làm việc của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; về quy trình, thủ tục thực hiện hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội;
b) Phối hợp với Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan xây dựng dự thảo nghị quyết về các nội dung do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao;
c) Là người phát ngôn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; tổ chức công tác cung cấp thông tin, báo chí, xuất bản, thư viện, bảo tàng, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội;
d) Tổ chức các nghiệp vụ thư ký tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; tập hợp, tổng hợp các ý kiến của đại biểu Quốc hội; ký biên bản kỳ họp, biên bản phiên họp;
đ) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.
Một trong những mục đích của chức danh này là để phù hợp với thông lệ quốc tế. Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết thực tế lâu nay ông vẫn thực hiện công việc của một tổng thư ký.
Chiều cùng ngày, Quốc hội chính thức bầu chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng làm chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
Sau đó, chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia đã trình Quốc hội xem xét phê chuẩn thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia với 21 người, các phó chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia gồm: phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân.
Ngày 25-11, Quốc hội sẽ bấm nút phê chuẩn danh sách này.
Phí xuất khẩu lao động sang Nhật Bản: không được quá 3.600 USD
Đó là một trong những quy định vừa được Bộ LĐ-TB&XH công bố nhằm chấn chỉnh hoạt động đưa thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản làm việc.
Theo đó, quy định cụ thể: doanh nghiệp chỉ được phép thu các khoản phí theo quy định với mức không quá 3.600 USD/người/hợp đồng ba năm, không quá 1.200 USD/người/hợp đồng một năm. Ngoài ra, doanh nghiệp chỉ được thu từ người lao động không quá 5,9 triệu đồng/khóa tiếng Nhật tương ứng với thời lượng khoảng 520 tiết học/khóa học. Doanh nghiệp cũng chỉ được thu các khoản phí trên sau khi lao động đã được phía Nhật Bản chấp nhận làm thực tập sinh.
Quy định này còn quy định việc quản lý, chấn chỉnh tình trạng thực tập sinh bỏ ra ngoài làm việc bất hợp pháp...