Việt Nam có 29.000 lao động trong ngành ứng dụng di động
Hơn 500 đảng viên bị kỷ luật trong một nhiệm kỳ ở Đà Nẵng
Kon Tum: Thêm 4 đặc sản được trao bằng xác lập kỷ lục
Cần quy định riêng tố tụng lao động
giải quyết tranh chấp
Lừa đảo qua mạng viễn thông
Tin trong nước đọc nhanh 11-09-2015
- Cập nhật : 11/09/2015
Anh sẽ tăng cường đầu tư vào Việt Nam
Theo đó ông Puttnam đặt mục tiêu trong 2 năm tới, nước Anh phải vươn lên đứng thứ 10, thay vì vị trí thứ 15 trong thời gian qua về tổng vốn đầu tư trong số hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ đang đầu tư tại Việt Nam. Với vị trí hiện tại, ông cho rằng đây là một hạn chế trong khi lợi thế và tiềm năng hợp tác của hai bên vẫn còn rất lớn.
Vừa trở về từ Milan EXPO 2015 (Ý), và bị ấn tượng trước sự thu hút của không gian văn hóa Nhà Việt Nam với hơn nửa triệu du khách tới thăm từ thời điểm khai mạc, ông Puttnam tin tưởng du lịch là một tiềm năng mà doanh nghiệp Anh có thể tận dụng.
Quan sát thấy hàng trăm người dân Ý xếp hàng để được nếm món nem và phở thay vì pasta (mỳ Ý), ông nhận định: “Đây điểm nhấn của Việt Nam trong phát triển du lịch”.
Đặc phái viên của Thủ tướng Anh đề nghị Chính phủ Việt Nam giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Anh giải quyết những vướng mắc khi đầu tư tại Việt Nam, thông qua đơn giản hóa thủ tục đầu tư.
Về giáo dục đào tạo, ông Lord Puttnam cho biết Chính phủ Anh đang gặp phải khó khăn trong giải quyết vấn đề nhập cư, tuy nhiên, cá nhân ông và nhiều thành viên trong Chính phủ sẽ có chính sách tốt hơn để tạo điều kiện những học sinh, sinh viên giỏi có cơ hội học tập và sinh sống tại Anh.
Thông qua Huân tước Lord Puttnam, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị Chính phủ Anh chia sẻ kinh nghiệm quản trị về tài chính, thương mại và hàng không ở Việt Nam, đồng thời thúc đẩy hơn nữa hợp tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh ghi nhận những kiến nghị của Đặc phái viên của Thủ tướng Anh và khẳng định Chính phủ Việt Nam sẵn sàng giúp đỡ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp Anh. Phó Thủ tướng cũng mong muốn Huân tước Lord Puttnam với uy tín của mình, tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ và thực chất mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam- Anh trong thời gian tới.
Trong thời gian ở Vương quốc Anh, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh sẽ dự Diễn đàn Kinh tế Việt Nam; dự phiên toàn thể Diễn đàn hợp tác giáo dục Việt-Anh; dự Lễ khai mạc Lễ hội Khám phá Việt Nam.
Cũng trong chuyến đi này, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh có cuộc hội kiến Hoàng tử Anh Andrew; tiếp lãnh đạo của Ngân hàng Standard Chartered.
Bình Dương: Khởi tố 6 vụ án với 15 bị can tham nhũng
Các cấp tòa án của tỉnh Bình Dương xét xử 5 vụ án tham nhũng với 17 bị cáo. Bình Dương đã thu hồi khoảng 2,1 tỉ đồng trong tổng số 2,6 tỉ đồng tiền tham nhũng (đạt 79%).
Ngày 9-9, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng do ông Phan Đình Trạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Nội chính Trung ương, dẫn đầu đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương về công tác phòng chống tham nhũng ở tỉnh này.
Theo tài liệu công bố, từ năm 2013 đến cuối tháng 3-2015, ngành thanh tra của Bình Dương đã thanh tra 190 đơn vị và phát hiện 63 đơn vị sai phạm. Kết quả đã thu hồi được hơn 15,5 tỉ đồng, xử lý hành chính 6 tập thể, 12 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 4 vụ việc. Thanh tra cũng đã giải quyết hơn 2.700 đơn khiếu nại tố cáo nhưng chưa phát hiện hành vi tham nhũng trong các vụ khiếu nại, tố cáo này.
Trong thời gian này, Công an tỉnh Bình Dương đã khởi tố 6 vụ án tham nhũng với 15 bị can. Các cấp tòa án của tỉnh Bình Dương xét xử 5 vụ án tham nhũng với 17 bị cáo. Bình Dương đã thu hồi khoảng 2,1 tỉ đồng trong tổng số 2,6 tỉ đồng tiền tham nhũng (đạt 79%).
Ông Phan Đình Trạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Nội chính Trung ương phát biểu tại buổi làm việc với Tỉnh ủy Bình Dương
Qua kiểm tra, đoàn công tác của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đánh giá Bình Dương đã thực hiện tốt việc minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức. Cụ thể, năm 2013, có hơn 7.600 người kê khai (đạt 100%). Năm 2014, chỉ có 1 người (hiệu trưởng một trường tiểu học) không kê khai vì đang nằm viện. Tất cả các bản kê khai tài sản trong năm 2014 đều được công khai.
Đoàn công tác đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh, tập trung tháo gỡ khó khăn, chú trọng khâu phát hiện, xử lý tham nhũng.
Việt Nam đăng cai diễn đàn Quản trị công Châu Á về đổi mới khu vực công
Diễn đàn Quản trị công Châu Á về đổi mới khu vực công lần thứ hai do Học viện Chính trị khu vực 1 (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) phối hợp với Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) Hàn Quốc, Trung tâm Chính sách công OECD - Hàn Quốc và Viện Hành chính công Hàn Quốc tổ chức đã khai mạc sáng nay (9.9) tại Hà Nội.
Với chủ đề “Thúc đẩy khả năng thay đổi và đổi mới trong Chính phủ”, trong 2 ngày (9-10.9) diễn đàn sẽ có 6 phiên thảo luận, nhằm trao đổi kinh nghiệm tìm cách đổi mới và cải cách khu vực công hiệu quả.
Diễn đàn có sự tham dự của các học giả, chính khách, chuyên gia, nhà lãnh đạo đến từ các tổ chức quốc tế có uy tín và các nước có nền hành chính tiên tiến; đặc biệt có sự tham gia của các nước đang trong quá trình đổi mới có điều kiện tương đồng Việt Nam.
Phát biểu tại lễ khai mạc, GS.TS Tạ Ngọc Tấn – Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định: Diễn đàn là không gian để các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á, các thành viên OECD và các tổ chức quốc tế tìm hiểu chính sách tìm hiểu, chia sẻ những vấn đề liên quan đến quản trị và đổi mới khu vực công.
Đây cũng là cơ hội để Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - với vai trò là trung tâm quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và nghiên cứu những vấn đề lý luận phục vụ cho hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam bày tỏ, chia sẻ những mối quan tâm của mình vấn đề liên quan đến lãnh đạo công và quan trị công.
Tăng cường quan hệ Việt - Mỹ theo hướng thực chất hơn
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Việt Nam mong muốn tăng cường và làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác toàn diện với Mỹ theo hướng thực chất, hiệu quả hơn trên cả ba mặt song phương, khu vực và toàn cầu, đóng góp nhiều hơn vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng của khu vực và thế giới.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhất trí tăng cường hợp tác với Việt Nam và các nước khu vực trong việc bảo vệ, gìn giữ, khai thác có hiệu quả tài nguyên sông Mekong và khẳng định sẽ giúp đỡ Việt Nam trong việc đối phó những nguy cơ của biến đổi khí hậu, nhất là vấn đề nước biển dâng hiện nay. Ông bày tỏ, Mỹ sẵn sàng hợp tác với Quốc hội Việt Nam trong quá trình xây dựng, sửa đổi các bộ luật phù hợp với Hiến pháp mới 2013; tăng cường hợp tác với Việt Nam trong các vấn đề nhân đạo và khắc phục hậu quả chiến tranh như chất độc da cam/dioxin, rà phá bom mìn…Trao đổi về vấn đề biển Đông, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác nhằm duy trì hòa bình, ổn định trên biển Đông vì lợi ích chung của khu vực và thế giới. Phía Mỹ nhất trí với lập trường của Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp thương lượng hòa bình dựa trên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Hai bên cũng nhất trí thúc đẩy các cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến trình đàm phán ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); thúc đẩy Quốc hội hai nước phê chuẩn hiệp định này sau ký kết. Cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có cuộc tiếp Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman đến chào xã giao.
Năm 2016: Cắt giảm 10% chi thường xuyên của các bộ, ngành
Báo cáo được thực hiện theo yêu cầu của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội giữa tháng 8/2015.
Theo nhận định của Bộ Tài chính, với dự báo bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước, trên cơ sở nội dung làm việc với các địa phương và đánh giá tình hình thực tế… dự kiến về tổng thể dự toán thu NSNN chỉ tăng thấpso với dự toán thu NSNN năm 2015.
Trong báo cáo, Bộ Tài chính đã kiến nghị định hướng bố trí NSNN năm 2016 trên tinh thần tiếp tục cơ cấu lại chi NSNN; bố trí chi đầu tư phát triển mức hợp lý; ưu tiên bố trí các nhiệm vụ quan trọng của quốc phòng-an ninh và các chính sách an sinh xã hội đã ban hành.
Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; rà soát các lĩnh vực, nhiệm vụ chi để bố trí có trọng tâm, trọng điểm và kết hợp với việc triển khai cơ chế hoạt động tự chủ của đơn vị sự nghiệp gắn với lộ trình thực hiện giá dịch vụ sự nghiệp công.
Đồng thời, bố trí tăng chi trả nợ, đảm bảo trả đủ các khoản nợ nước ngoài đến hạn, chi trả nợ trong nước đảm bảo trả lãi và một phần nợ gốc, giảm yêu cầu vay đảo nợ.
Quản lý chặt chẽ các khoản vay và trả nợ, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Bố trí chi dự phòng, dự trữ quốc gia để đảm bảo cho các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cấp bách.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính cho rằng, năm 2016 phải bố trí giảm, giãn chi một số nhiệm vụ cụ thể bao gồm: Bố trí giảm khoảng 50% chi các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
Vì vậy, bố trí dự toán chi NSNN các lĩnh vực quan trọng như giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao, du lịch… theo khả năng cân đối của NSNN khó đạt được tỷ lệ theo yêu cầu của các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội (chi cho lĩnh vực giáo dục đào tạo đạt 20%, chi cho lĩnh vực khoa học công nghệ đạt 2%, chi cho lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch đạt 1,8% tổng chi NSNN).
Cuối cùng là triệt để tiết kiệm, cắt 10% chi thường xuyên của các bộ, cơ quan Trung ương so với dự toán năm 2015, trừ các khoản chi cho con người và nhiệm vụ đặc thù.
Bộ Tài chính cho biết, sau khi khung cân đối NSNN năm 2016 được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bộ Tài chính sẽ báo cáo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về dự toán NSNN năm 2016 cụ thể đối với các lĩnh vực này.