tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh 04-09-2015

  • Cập nhật : 04/09/2015

Campuchia điều tra nghi phạm phá hoại cột mốc biên giới với Việt Nam

Ngày 2/9, cảnh sát Tbong Khmom, tỉnh biên giới miền Đông Campuchia, đã bắt giữ và thẩm vấn 2 người đàn ông bị nghi có hành động phá hoại cột mốc biên giới giữa Campuchia và Việt Nam.

(anh minh hoa)

(Ảnh minh họa)

Trước đó, ngày 31/8, cảnh sát biên phòng tại khu vực xã Da, huyện Memot, đã phát hiện 3 người đàn ông có hành vi phá hoại cột mốc biên giới 110.1 (nằm giữa cột mốc 110 và 111).

Cảnh sát bắt giữ 2 người, còn người thứ 3 đã bỏ trốn. Cảnh sát trưởng tỉnh Tbong Khom, ông Mau Pov cho biết hiện vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra.

Đêm 24/7 rạng sáng 25/7, cột mốc biên giới 110.3 tại khu vực này cũng đã bị phá hoại và đến nay vẫn chưa tìm ra thủ phạm.


Đồng Nai khánh thành cầu cảng 30.000 DWT tại cảng Gò Dầu

cau cang 30.000 dwt_anh cat tu clip

Cầu cảng 30.000 DWT_Ảnh cắt từ clip

Ngày 1.9, Cty CP Cảng Đồng Nai đã đưa vào vận hành bến tàu 30.000 DWT tại cảng Gò Dầu, trên sông Thị Vải (H.Nhơn Trạch, Đồng Nai). Công trình bến tàu 30.000 DWT gồm một cầu chính có chiều dài gần 460m, rộng 22m và hai cầu dẫn có chiều dài 32m, rộng 12m, năng lực bốc xếp với công suất gần 4,4 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Tổng vốn đầu tư gần 190 tỷ đồng nằm trong khuôn viên cảng Gò Dầu.

Công trình cầu cảng 30.000 DWT nằm trong quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển số 5 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 

Bà Nguyễn Thị Bạch Mai – TGĐ Cty CP Cảng Đồng Nai cho biết, Đây là công trình cầu cảng lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, có thể tiếp nhận tàu hàng có trọng tải 30.000 tấn, đáp ứng nhu cầu bốc xếp hàng hóa của các doanh nghiệp, KCN trong khu vực, giảm chi phí đáng kể về mặt thời gian, chi phí vận chuyển, không phải chở hàng ghép và cập cảng “nhờ” địa phương khác. 

Ngoài ra, cầu cảng này còn đáp ứng nhu cầu bốc xếp và xuất khẩu trực tiếp mặt hàng phục vụ hoạt động của nhà máy bauxite nhôm alumin Tân Rai, Lâm Đồng.


Nghệ An: Khu tái định cư hàng chục tỷ đồng bị bỏ hoang

Cách quốc lộ 7 khoảng 20km, con đường đi vào bản Kẻ Tắt đã được rải nhựa, các công trình cầu cống cũng được đầu tư hoàn thiện. Đi qua bản Thạch Sơn, Con Cuông, Nghệ An là một trong 3 khu tái định cư nằm trong đề án với 42 hộ người dân tộc Đan Lai đã dần ổn định cuộc sống.

Cách đó không xa là khu tái định cư Kẻ Tắt lại có một khung cảnh hoàn toàn khác. Những ngôi nhà được xây dựng dang dở, cỏ mọc um tùm, không một bóng người, các công trình xã hội như trường học, trạm y tế.. được xây xong rồi bỏ hoang.

Khu tái định cư bản Kẻ Tắt được quy hoạch xây dựng 35 nhà sàn và các công trình phụ trợ kèm theo như trường học, nhà ở giáo viên, nhà vệ sinh chung, trạm xá, nhà văn hoá; bể nước sạch; hồ chứa nước và khai hoang cải tạo đồng ruộng 10,75ha. Tổng mức đầu tư phê duyệt gần 37 tỷ đồng.

Hiện có 26/35 nhà sàn được xây dựng xong, còn 9 nhà sàn đang còn dang dở, các công trình trường học, trạm điện, trạm y tế, nhà văn hóa.. cơ bản đã xong nhưng lại không hoạt động, cỏ mọc um tùm. Số nhà xây xong do thời gian lâu chưa sử dụng đã ngày một xuống cấp, số đất khai hoang lâu ngày không sản xuất cũng dần bị hoang hóa.

Ông Vi Văn C-Rắp, bảo vệ cho biết: “Đã 2 năm nay, từ khi ông được thuê làm bảo vệ ở đây không có một bóng người đến ở, nơi này chỉ để chăn thả trâu, bò của người dân mà thôi”.

Theo UBND huyện Con Cuông, khó khăn lớn nhất của đề án là nhu cầu vốn đầu t­ư cho các hợp phần, các hạng mục của đề án rất lớn, như­ng nguồn vốn ngân sách T.Ư hỗ trợ­ hàng năm quá thấp, trong khi ngân sách của địa phư­ơng hạn hẹp nên không có điều kiện để thực hiện đề án.

Nhận thức của đồng bào Đan Lai về tái định cư còn hạn chế, công tác vận động số hộ di dời gặp nhiều khó khăn. Dự án kéo dài nên phải chịu ảnh h­ưởng nhiều của các yếu tố tăng giá vật liệu, nhân công, nhiên liệu dẫn đến suất đầu tư­ cao, phải điều chỉnh tổng mức đầu t­ư nhiều lần.


Đàm phán lương tối thiểu căng thẳng đến phút chót

Thông tin từ cuộc họp cho thấy đại diện doanh nghiệp chỉ chấp nhận mức tăng cao nhất 10,7%, trong khi phía Tổng liên đoàn Lao động vẫn giữ quan điểm trên 16%.

Thông tin nêu trên được ông Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân – Công đoàn (Tổng liên đoàn Lao động) chia sẻ với VnExpress lúc 11h, khi cuộc họp của Hội đồng Tiền lương quốc gia vẫn chưa thể kết thúc. “Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vẫn chốt ở con số 10%, cao nhất là 10,7% chứ không lên được đến 11%", vị này cho hay.

Cũng theo đại diện Tổng liên đoàn Lao động, nếu Hội đồng quyết định con số thấp hơn 12% và yêu cầu bỏ phiếu thì cơ quan này sẽ thể hiện quan điểm bằng hai phương án: hoặc không chọn con số đó hoặc là bỏ phiếu trắng. Ngoài ra, ông cũng đối thoại lại quan điểm của một số chuyên gia cho rằng tăng lương tối thiểu phải tính đến yếu tố tăng năng suất lao động: "Hiện nay lương tối thiểu vùng thấp hơn so với nhu cầu sống tối thiểu, như vậy thì làm sao đòi hỏi được việc tăng năng suất lao động", ông nói.

Hội đồng Tiền lương Quốc gia hôm nay triệu tập phiên họp cuối cùng bàn mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 sau hai phiên thất bại trước đó vì đại diện giới chủ sử dụng lao động và đại diện người lao động chưa tìm được tiếng nói chung. Đại diện người lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất tăng trên 16% (tương đương từ 350.000 đồng đến 550.000 đồng cho 4 vùng) nhưng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI bảo lưu mức tăng 9 – 10% (khoảng 250.000 đồng đến 350.000 đồng cho 4 vùng).

Trước phiên họp cuối cùng, cả đại diện người lao động và giới chủ đều đưa ra những lý lẽ riêng khiến cuộc tranh luận về lương tối thiểu vùng càng gay gắt. Theo quan điểm của Tổng Liên đoàn Lao động, về mặt pháp lý thì Điều 91, Bộ Luật lao động 2012 quy định lương tối thiểu phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu cho người lao động và gia đình họ. Luật có hiệu lực vài năm mà lương tối thiểu vùng mới chỉ đáp ứng được trên 70% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động là một nghịch lý. Ngoài ra, năm nay tình hình kinh tế khá hơn thì mức lương tối thiểu vùng phải cao hơn mức tăng trên 14% của năm 2015, không thể thấp hơn.

Phía VCCI cho rằng, hiện nay có tới 70% doanh nghiệp đang làm ăn không có lãi. Mức tăng lương không hợp lý sẽ trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp, làm giảm sức cạnh tranh, thu hẹp sản xuất, đẩy người lao động ra đường. "Chúng tôi đã tính toán rất kỹ mới đưa ra mức tăng trên", ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch VCCI cho biết.

Một số chuyên gia phân tích, ngoài quan điểm riêng của mỗi bên thì cả hai cần tính toán lương tối thiểu dựa trên tương quan với GDP bình quân đầu người, phù hợp với tốc độ tăng năng suất lao động. Thống kê những năm gần đây cho thấy tốc độ tăng năng suất lao động thấp mà tốc độ tăng tiền lương cao, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đang suy giảm. Nếu năng suất lao động tăng chậm trong khi mặt bằng lương nói chung tăng nhanh, nhất là lương tối thiểu vùng còn tăng nhanh hơn nữa thì không nền kinh tế nào có thể duy trì bền vững.

Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu tổ chức ngày 27/8 ở Thanh Hóa, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội đưa ra quan điểm lương tối thiểu vùng năm 2016 tăng khoảng 10% là hợp lý. Theo ông, qua phân tích chỉ số giá tiêu dùng CPI, nếu tăng ở mức trên thì có thể đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại, giữ được việc làm cho người lao động.

"Nếu chúng ta nâng lương quá cao thì người lao động được cải thiện mức sống tốt hơn nhưng doanh nghiệp sẽ rất khó khăn vì giá thành sản phẩm đội lên. Lợi bất cập hại. Trước đây, quan điểm của tôi là tăng khoảng 12%, nhưng trong bối cảnh này, tôi cho rằng điều chỉnh ở mức 10% là thích hợp", ông nói.

Theo quy định của Hội đồng tiền lương quốc gia, trong mỗi lần họp bàn về mức lương tối thiểu vùng cho năm sau, đại diện hai bên sẽ có quyền được yêu cầu dừng cuộc họp 1 lần. Trong phiên họp ngày 5/8, VCCI đã xin dừng họp. Phiên thương lượng thứ hai diễn ra vào ngày 25/8, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam xin dừng. Như vậy, hai bên đã hết "quota" xin dừng họp.

Trong phiên họp ngày hôm nay, nếu các bên vẫn không tìm được tiếng nói chung, Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia là Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân sẽ là người quyết định phương án để báo cáo Chính phủ. Tại buổi họp thường kỳ của Chính phủ mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Hội đồng tiền lương quốc gia chốt phương án tối thiểu vùng ngay sau ngày 3/9.


Tốn thêm 47 tỷ mỗi năm khi lập lại HĐND quận huyện, phường

Trong đó, tiền phụ cấp hàng tháng cho 8.340 đại biểu HĐND cấp quận huyện, phường gần 36 tỉ đồng và kinh phí hoạt động của HĐND cấp này hơn 11 tỉ. 

dai bieu hdnd tp.hcm trong phien hop ngay 26-8-2015 - anh tu lieu tuoi tre

Đại biểu HĐND TP.HCM trong phiên họp ngày 26-8-2015 - Ảnh Tư liệu Tuổi Trẻ

Theo tính toán của Sở Nội vụ TP.HCM, khi tổ chức lại HĐND huyện, quận phường theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (có hiệu lực từ 1-1-2016) trên địa bàn TP, dự kiến kinh phí phát sinh hơn 47 tỷ đồng mỗi năm (theo mức khoán năm 2015). 

Đây là nội dung nằm trong văn bản Sở Nội vụ TP gửi Thường trực UBND TP về việc tổ chức lại HĐND huyện, quận, phường tại TPHCM theo Luật tổ chức Chính quyền địa phương.

Về trụ sở và trang thiết bị phục vụ hoạt động của HĐND huyện, quận, phường sẽ sử dụng chung trụ sở với UBND huyện, quận, phường.

UBND huyện, quận, phường sắp xếp một số phòng làm việc cho lãnh đạo và các ban HĐND nhưng sẽ phát sinh kinh phí mua sắm trang thiết bị cho hoạt động của bộ phận thường trực.

Sở Nội Vụ TP cũng đề xuất nhiệm kỳ 2016-2021, HĐND cấp TP sẽ tổ chức thêm Ban đô thị. Đây là đề xuất dựa trên quy định tại điều 39, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương.

Theo điều 39: “HĐND TP trực thuộc trung ương thành lập 4 ban: Ban Pháp chế, Ban Kinh tế ngân sách; Ban Văn hóa Xã hội và Ban Đô thị. Số lượng ủy viên các ban của HĐND TP do HĐND TP trực thuộc trung ương quyết định”.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Thanh Triều, Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND TP.HCM cho biết hiện HĐND TP chưa họp bàn về vấn đề này.

Về biên chế, dự kiến tăng thêm 8.340 biên chế hành chính , trong đó số hoạt động chuyên trách là 355 người.

Thực hiện quyết định của Bộ Chính trị và Chính phủ về tinh giản biên chế, Sở Nội vụ dự kiến bố trí số lượng đại biểu HĐND quận, huyện hoạt động chuyên trách ít nhất (cấp phó chuyên trách, cấp trưởng kiêm nhiệm).

Được biết, việc xác định số đại biểu HĐND của một quận được tính theo nguyên tắc dân số của mỗi phường và theo số đơn vị hành chính của quận đó.

Nguồn biên chế cán bộ HĐND hoạt động chuyên trách do TP tự cân đối trong tổng số biên chế hiện nay, kết hợp với sắp xếp lại bộ máy theo đề án tinh giản biên chế của toàn TP.

Tại TP.HCM, phường có từ 8.000 dân trở xuống được bầu 25 đại biểu, có trên 8.000 dân thì được bầu không quá 35 đại biểu.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục