Việt Nam “bắt tay” Hàn Quốc để xây dựng nền tài chính minh bạch
Dừng sắm xe công nếu ngân sách hụt thu
“Chưa bao giờ TPHCM xin trung ương tiền, chỉ xin cơ chế”
NHNN: Mong muốn tiếp tục được JICA hỗ trợ triển khai các Dự án
Đẩy nhanh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công
Những cơ hội và thách thức của Việt Nam trước thềm hội nhập
- Cập nhật : 01/12/2015
Việt Nam đang đánh dấu một bước ngoặt lớn với hàng loạt những hoạt động nổi bật nhằm đẩy mạnh tiến trình hội nhập quốc tế như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EV-FTA) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sắp được kí kết vào cuối năm 2015. Những sự kiện này chắc chắn sẽ mang đến nhiều tác động đa chiều cho nền kinh tế Việt Nam trong tương lai.
Các hiệp định này cho thấy những thuận lợi rõ ràng cho nền kinh tế Việt Nam. Với cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và hiệp định EV - FTA, mọi hàng rào thuế quan sẽ được bãi bỏ, tạo điều kiện để các hoạt động kinh doanh phát triển trong nhiều lĩnh vực. Theo cam kết của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam – EU, Việt Nam và EU sẽ xoá bỏ thuế nhập khẩu đối với hơn 99% dòng thuế. Kéo theo đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN nói chung hay Việt Nam nói riêng được kì vọng là sẽ tăng lên đáng kể trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, lĩnh vực nông nghiệp cũng sẽ được hưởng lợi. Hệ thống giao thông, đường xá và các phương tiện sẽ được nâng cấp. Người nông dân sẽ tiếp cận gần hơn với công nghệ cao và kết nối với toàn thế giới.
Đồng thời, việc phát triển các hoạt động kinh doanh và thương mại còn hứa hẹn sẽ có nhiều việc làm cũng sẽ được tạo ra. Khi Việt Nam bước vào nền kinh tế hội nhập, chắc chắn số lượng doanh nghiệp nhà máy sẽ tăng, và nhiều điều kiện nền tảng sẽ được cải tiến mang đến những thời cơ tốt để người dân Việt Nam trở thành công dân toàn cầu. Yếu tố quan trọng nhất của cộng đồng ASEAN chính là con người. Các Chính phủ ASEAN muốn đảm bảo rằng, mọi người sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng không thể tránh khỏi những thách thức trước sức mạnh của tiến trình hội nhập. Vấn đề lớn nhất chính là việc không thể mang đến lợi ích đồng đều cho mọi người và các doanh nghiệp khi vẫn còn rất nhiều vướng mắc về hàng rào phi thuế quan hay sự chênh lệch về cơ sở hạ tầng giữa các thành viên tham gia các hiệp định “mở cửa”. Thêm vào đó, còn có một vấn đề đáng quan ngại, đó là cơ hội việc làm cũng không thể công bằng cho mọi người khi chính sách lao động ở các nước là khác nhau.
Đây sẽ là những thách thức lớn cho Việt Nam khi rõ ràng vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến xây dựng một cộng đồng kinh tế hiệu quả trong Việt Nam lại đang chậm hơn so với các nước trong khu vực trong việc phát triển. Điều quan trọng là Việt Nam cần có chính sách và hoạch định phù hợp để tận dụng được lợi thế của AEC hay EV-FTA nhằm thu hẹp khoảng cách với những nước đang phát triển trong ASEAN hay EU.
Trước các thuận lợi và thách thức mở ra cho các nền kinh tế Việt Nam, sự nhận thức và chủ động trong suy nghĩ và trong hành động của mọi người dân, đặc biệt là sinh viên khối ngành kinh tế là rất quan trọng. Những ảnh hưởng của nền kinh tế vĩ mô sẽ tác động như thế nào đến cuộc sống mỗi người Việt? Ngày 02/12/2015, Câu lạc bộ Chứng khoán – Đại học Ngoại thương, dưới sự bảo trợ chuyên môn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, sẽ tổ chức Hội thảo “Bạn màu gì trong bức tranh hội nhập?”.
*Với sự tham dự của các diễn giả:
- Tiến sĩ Cấn Văn Lực – Cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT (Hàm Phó TGĐ) Ngân hàng BIDV kiêm Giám đốc Trường Đào tạo cán bộ BIDV.
- Ông Hoàng Thùy Dương – Phó tổng giám đốc công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thuế KPMG Việt Nam.
*Địa điểm: Hội trường D201 Trường Đại học Ngoại thương.
*Link đăng ký: http://bit.ly/sic-ftu-STARTUP2015
*Link event:https://www.facebook.com/events/1686206364966610/
Câu lạc bộ Chứng khoán – Đại học Ngoại thương