Nguy cơ biển Đông năm 2016
Khánh Hòa 10 năm 'không phát hiện cán bộ nhận quà'
ASEAN là trụ cột trong chính sách đối ngoại của Việt Nam
Xử chuyện cấp nước, thoát nước thi công thiếu đồng bộ
Bộ Công Thương phải tiếp tục cải cách thủ tục, tiếp sức doanh nghiệp
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và khả năng tác động đến quyền tiếp cận thuốc và sức khỏe cộng đồng
- Cập nhật : 09/09/2015
(Tin kinh te)
Trong những năm gần đây, số lượng các đàm phán thương mại khu vực và song phương ngày càng tăng. Rất nhiều trong số đó có sự tham gia của cả những nước phát triển và nước đang phát triển, và các hiệp định thương mại tự do sau này thường chứa đựng các quy định tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
(Nghiên cứu này được thực hiện bởi UNITAID)
Lời nói đầu
Trong những năm gần đây, số lượng các đàm phán thương mại khu vực và song phương ngày càng tăng. Rất nhiều trong số đó có sự tham gia của cả những nước phát triển và nước đang phát triển, và các hiệp định thương mại tự do sau này thường chứa đựng các quy định tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Các quy định này thường đặt ra mức bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ cao hơn mức yêu cầu theo Hiệp Định Về Các Khía Cạnh Liên Quan Đến Thương Mại của Quyền Sở Hữu Trí Tuệ (Hiệp định TRIPS). Đây gọi là các quy định “TRIPS cộng” gây trì hoãn quyền tiếp cận thuốc giá rẻ (thuốc hết hạn bản quyền được các công ty ngoài sản xuất đại trà giá rẻ) (còn gọi là thuốc generic) và sự cạnh tranh. Do vậy, các quy định này đi ngược lại các nỗ lực của UNITAID nhằm tăng khả năng chi trả và khả năng tiếp cận thuốc cũng như các dược phẩm khác của người bệnh
Các quy định TRIPS cộng cũng hạn chế hoặc ảnh hưởng đến việc các nước đang phát triển lựa chọn chính sách trong việc xây dựng pháp luật và vận dụng các linh hoạt trong Hiệp định TRIPS nhằm bảo vệ lợi ích cộng cộng trong đó bao gồm việc tiếp cận thuốc. Điều này dẫn đến mối quan ngại rằng các điều khoản TRIPS cộng trong các hiệp định thương mại tự do sẽ ảnh hưởng đến việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng – đặc biệt là tiếp cận thuốc. Những quan ngại này đặc biệt liên quan đến việc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - được coi là hiệp định kiểu mẫu của thế kỷ 21- điều này ngụ ý rằng các quy định giống hoặc tương tự có thể sẽ xuất hiện trong các hiệp định thương mại tương lai bao gồm cả những hiệp định liên quan đến các nước đang phát triển.
Qua việc phân tích các quy định này trong bối cảnh đàm phán TPP, UNITAID mong muốn hiểu rõ hơn về các vấn đề hiện tại và tương lai trong đàm phán thương mại và tác động của chúng đến việc tiếp cận thuốc.
Sự phân tích này phần lớn dựa vào nội dung các đề xuất của Hoa Kỳ đã bị tiết lộ và công bố trong năm 2011 và 2012. Vào tháng 11/2013, Wikileak đã tiết lộ một văn bản mới hơn. Văn bản này không những chỉ ra quan điểm và các đề xuất của Hoa Kỳ mà còn đưa ra đề xuất của các nước khác trong TPP. Văn bản này cho thấy một số nước không đồng ý với nhiều đề xuất của Hoa Kỳ; phần lời văn mà các nước khác đề xuất thay thế cho các đề xuất của Hoa Kỳ rõ ràng là hợp lý hơn đứng từ khía cạnh tiếp cận thuốc. Tài liệu này cũng chỉ ra rằng Hoa Kỳ có vẻ đang cân nhắc lại một số đề xuất còn nhiều vấn đề, như cấm việc đưa ra phản đối trước khi cấp bằng sáng chế (phản đối tiền cấp phép).
Tuy nhiên, nhiều đề xuất khác cơ bản vẫn giữ nguyên, và có nhiều khả năng gây cản trở đối với quyền tiếp cận thuốc. Ngoài ra, kể cả những đề xuất có vẻ như đang được cân nhắc cũng có thể sẽ xuất hiện lại trong TPP hoặc trong các hiệp định tương lai. Do đó, UNITAID cho rằng cần công bố và chia sẻ bài phân tích này, bao gồm cả việc rà soát các quy định mà có thể đến thời điểm hiện tại đã bị loại bỏ hoặc sửa đổi.
Giới thiệu
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có nguồn gốc khá phức tạp. Ban đầu, nó là hiệp định thương mại tự do giữa Chile, New Zealand và Singapore, sau này có thêm Brunei, được biết đến với tên gọi “Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương”. Tuy nhiên, sau này đàm phán đã mở rộng để trở thành hiệp định TPP và bao gồm thêm các nước khác - Australia, Malaysia, Peru, Hoa Kỳ và Việt Nam. Gần đây, Canada, Nhật Bản và Mexico đã tham gia. Đến nay, đã có 19 vòng đàm phán chính thức, vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Brunei vào tháng 8/2013, cũng như có một số phiên họp giữa kỳ.
TPP vượt xa những quan ngại thương mại truyền thống và bên cạnh các yếu tố khác, nó bao gồm các nghĩa vụ cao hơn liên quan đến sở hữu trí tuệ và bảo hộ các nhà đầu tư. Các nghĩa vụ liên quan đến sở hữu trí tuệ được đề xuất trong TPP vượt quá các tiêu chuẩn tối thiểu của Hiệp Định đa phương về Các Khía Cạnh Liên Quan Đến Thương Mại của Quyền Sở Hữu Trí Tuệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (TRIPS).
Các nhóm về sức khỏe cộng đồng và lợi ích công cũng như một số cơ quan của Liên Hợp quốc đã bày tỏ sự quan ngại đối với các quy định TRIPS cộng. Một ví dụ minh họa về tác động trực tiếp của các quy định TRIPS cộng đã thu hút sự chú ý của thế giới đó là vào năm 2007 và năm 2008, các chuyến hàng chở thuốc generic từ Ấn Độ đến các nước đang phát triển khác đã bị giữ lại tại các cảng của EU với lý do vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Một trong số các chuyến hàng đó là thuốc điều trị HIV - abacavir sulfate - do UNITAID tài trợ mua và nhằm thực hiện dự án của Quỹ Clinton ở Nigeria. UNITAID đã đưa ra cảnh báo trong bài phát biểu sau vụ bắt giữ lô hàng abacavir sulfate:
“…Sự gián đoạn trong điều trị HIV là cực kỳ nguy hiểm và có thể gây ra sự kháng thuốc. Do đó chúng tôi kêu gọi mạnh mẽ chính phủ Hà Lan giải phóng lô thuốc để chúng có thể đến được với người bệnh sớm nhất có thể. Chúng tôi cũng quan ngại về những sự vụ đang diễn ra trong những tháng gần đây khi thuốc generic bị chặn lại và thu giữ khi đi qua cảng Hà Lan. Thuốc generic không phải là thuốc giả.”
Đàm phán TPP đang diễn ra và gây nhiều tranh cãi. Ngoài phạm vi được đề xuất và những tác động trong tương lai của TPP, việc giữ kín nội dung đàm phán TPP cũng đã bị chỉ trích. Các tài liệu đàm phán bị tiết lộ đã gây ra sự lo lắng về phạm vi và nội dung của các quy định trong đàm phán.
Bên cạnh các quy định sở hữu trí tuệ TRIPS cộng đang được đàm phán như một phần của hiệp định TPP, cũng có những quan ngại rằng các quy định được đề xuất liên quan đến chi trả tiền thuốc và chi trả bảo hiểm, cũng như liên quan đến đầu tư, sẽ có hệ quả xấu đến việc tiếp cận thuốc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng nói chung.
Theo những quan ngại trên, UNITAID đã yêu cầu báo cáo này xác định rõ những quy định trong TPP có thể tác động đến sức khỏe cộng đồng và tiếp cận dược phẩm.
Nhiệm vụ của UNITAID là góp phần tăng cường sự tiếp cận với việc điều trị HIV/AIDS, sốt rét và bệnh lao ở các nước đang phát triển. Thông qua việc sử dụng các phương pháp mới dưạ vào thị trường toàn cầu, UNITAID muốn đưa ra các hướng can thiệp nhằm làm giảm giá thành, nâng cao chất lượng và khả năng chấp nhận các sản phẩm để có nhiều người tiếp cận được các phương pháp chữa bệnh với chi phí thấp. Một yếu tố quan trọng của phương pháp chiến lược này là thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường dược phẩm thông qua việc sản xuất các sản phẩm thuốc generic giá rẻ, và thông qua việc sử dụng các linh hoạt trong Hiệp định TRIPS đã được khẳng định trong tuyên bố Doha. Do đó, các quy định TRIPS cộng mà có thể hạn chế hoặc ngăn cản việc sử dụng các linh hoạt trong TRIPS có thể sẽ ảnh hưởng tới việc hoàn thành các nhiệm vụ và sứ mệnh của UNITAID.
Download bản nghiên cứu đầy đủ tại đây: