tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Mô hình đặc khu kinh tế có tạo bứt phá cho TP HCM?

  • Cập nhật : 15/09/2015

(Tin kinh te)

Đặc khu kinh tế chỉ thành công khi nó đạt được mục tiêu là khai thác hết tiềm năng, thế mạnh; Tạo ra sự bứt phá mới trong đầu tư phát triển kinh tế- xã hội của khu vực. Muốn vậy, đặc khu kinh tế phải có khả năng cạnh tranh hấp dẫn đầu tư cao, khả năng cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh cao.

Trước quan điểm TP HCM không nên thành lập đặc khu kinh tế mà nên đẩy mạnh mô hình liên kết vùng, điển hình là liên kết giữa Khu Nam TP HCM với Cần Giuộc (Long An), sau khi thử nghiệm mô hình liên kết này thành công sẽ nhân rộng ra toàn TP, tôi lại có qua điểm ngược lại, thành lập đặc khu kinh tế là việc cần làm đối với TP HCM trong bối cảnh hiện nay.

mo hinh dac khu kinh te co tao but pha cho tp hcm?

Mô hình đặc khu kinh tế có tạo bứt phá cho TP HCM?

“Chiếc áo cơ chế” quá chật

Theo Luật Quy hoạch đô thị, TP HCM là loại đô thị đặc biệt. Thế nhưng, đến nay về mặt cơ chế chính sách chưa có nét đặc biệt nào đáng kể đối với TP này. Đã có nhiều nghiên cứu đề xuất tăng cường phân cấp quản lý cho TP nhưng cho đến nay hầu như các giải pháp phân cấp không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của TP. Hơn nữa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã có văn bản đề xuất xây dựng đặc khu kinh tế tại TP HCM theo mô hình một số đặc khu ở Việt Nam.

TP HCM có truyền thống năng động trong phát triển, là một trong những nơi đã mạnh dạn “xé rào” để tạo nên những bứt phá cho công cuộc đổi mới đất nước suốt 30 năm qua. Tuy nhiên, 30 năm trước nền kinh tế – xã hội được quản lý bằng kỷ luật, còn ngày nay bằng pháp luật. Ngày nay, “cái áo” cơ chế đã trở lên quá chật đối với sự phát triển của một TP trẻ. Có lẽ vì thế TP chỉ còn cách tiếp tục kiến nghị đổi mới cơ chế, tăng cường phân cấp quản lý cho đô thị đặc biệt phù hợp với tầm vóc của nó và đề xuất thành lập đặc khu kinh tế để hưởng cơ chế chính sách đặc biệt đối với loại mô hình phát triển này.

Chính vì thế, vừa qua, UBND TP HCM đã giao cho Viện Nghiên cứu Phát triển TP chủ trì hoàn chỉnh đề cương chi tiết đề án thành lập đặc khu kinh tế. Dự kiến, đặc khu kinh tế sẽ được xây dựng trên địa bàn quận 7, huyện Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh nhằm khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế phát triển của TP HCM

Được biết, mục đích của đề án này là nhằm khai thác lợi thế mạnh của vị trí địa lý, đất đai, nguồn nhân lực và cảng biển Hiệp Phước để tạo ra bứt phá phát triển mới của TP. Tuy nhiên, cốt lõi nhất là đề án phải đề xuất được cơ chế chính sách vượt trội so với mô hình khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất hiện hữu ở Việt Nam. Đây là vấn đề hết sức khó trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nhiều cơ chế gọi là đặc biệt trước đây (như thuế quan) nay không còn ý nghĩa.

Vấn đề nóng bỏng nhất bây giờ là năng lực cạnh tranh. Cơ chế chính sách nào giúp tạo ra và nâng cao năng lực cạnh tranh hấp dẫn đầu tư vào đặc khu này? Muốn bứt phá phát triển, trước hết phải bứt phá về cơ chế; Phải xác định được những gì rất cụ thể đang hạn chế khả năng cạnh tranh của TP. Trên cơ sở nguồn lực, các cơ hội và nguy cơ, việc đề ra giải pháp phát triển cái này, cái kia không khó; Cái khó là xác định được cần thay đổi những gì để cạnh tranh với các đối thủ của mình. Ví dụ: Về thủ tục hành chính, các đối thủ giải quyết đầu tư chỉ trong một tuần, còn ta giải quyết trong một năm, chắc chắn khó cạnh tranh nổi.

Hai điều kiện cơ bản

Đặc khu kinh tế chỉ thành công khi nó đạt được mục tiêu là khai thác hết tiềm năng, thế mạnh; Tạo ra sự bứt phá mới trong đầu tư phát triển kinh tế- xã hội của khu vực. Muốn vậy, đặc khu kinh tế phải có khả năng cạnh tranh hấp dẫn đầu tư cao, khả năng cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh cao. Khả năng cạnh tranh đó thể hiện qua giá thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh thấp, giá cả vận chuyển hàng hóa thấp. Từ đó, đề án cần hội tụ hai điều kiện cơ bản:

Đặc khu kinh tế chỉ thành công khi nó đạt được mục tiêu là khai thác hết tiềm năng, thế mạnh; Tạo ra sự bứt phá mới trong đầu tư phát triển kinh tế- xã hội của khu vực.

Một là, phải có cơ chế thông thoáng về tài chính, đất đai, xây dựng đủ để cạnh tranh hấp dẫn đầu tư với các nơi khác trong khu vực và trên thế giới. Nếu cơ chế chính sách không đủ thông thoáng, thủ tục hành chính rườm rà, không đủ sức cạnh tranh thì không nên lập đặc khu kinh tế.

Đây là vấn đề rất khó, vì muốn thay đổi cơ chế hay thủ tục hành chính phải thay đổi pháp luật, phải vượt qua rào cản từ nhiều cơ quan trung ương- những nơi đã soạn thảo và ban hành hệ thống pháp luật đó. Từ khi thực hiện chính sách đổi mới, hệ thống pháp luật của nước ta được xây dựng ngày một hoàn chỉnh, nhưng đáng tiếc là phần lớn đã không theo mục tiêu cạnh tranh và hội nhập với kinh tế thế giới.

Hai là, vùng đất dự kiến cho đặc khu kinh tế của TP là vùng đất thấp, nền đất yếu, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng cao. Phải có sự đầu tư ban đầu về cơ sở hạ tầng giao thông và thoát nước mới tạo ta sức thuyết phục của đặc khu. Cần có lối ra của cảng Hiệp Phước nối kết với các cơ sở công nghiệp trong vùng gồm: TP HCM, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu.

Đồng thời, phải giải quyết được bài toán chống ngập trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Nhu cầu vốn đầu tư khá lớn này có thể dùng cơ chế xã hội hóa, phải có nhà đầu tư lớn, nếu không nhà nước phải trực tiếp đầu tư để tạo ra cú hích ban đầu.

Hiện đây mới chỉ là đề xuất của thành phố, còn phải trình Thủ tướng xin chủ trương lập đề án, thẩm định, phê duyệt, rồi đầu tư cho hạ tầng (nhất là hệ thống đê bao theo quy hoạch chống ngập của TP). Do đó, trong vài năm tới chưa thể tạo được sự bứt phá về đầu tư và sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, nếu đề án được nghiên cứu chu đáo, xác định được các nút thắt trong cơ chế, chính sách, pháp luật và thủ tục hành chính, tạo cơ sở để đổi mới hệ thống chính sách và pháp luật theo mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, của TP thì đề án đã tạo được sự bứt phá quan trọng cho sự phát triển của TP về lâu dài. Có thể bứt phá ngay từ việc lập đề án!

(Theo CafeF)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục