Đây là nhận định của ông Eric Sidgwick, Giám đốc Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam trong buổi họp báo công bố Báo cáo cập nhận triển vọng phát triển châu Á 2015, sáng nay 22/9.
Việt Nam bắt buộc phải cải cách để khai thác cơ hội từ TPP
- Cập nhật : 18/09/2015
(Tin kinh te)
Việt Nam cần có những cải cách triệt để và sâu rộng bao gồm cải thiện tính minh bạch, hệ thống pháp lý, các quy định về khối doanh nghiệp nhà nước, luật môi trường và lao động…để tận dụng được cơ hội từ TPP mang lại.
Trong bản nghiên cứu gần đây nhất của chuyên gia Ed Gerwin, thuộc Viện chính sách tiến bộ Mỹ (Progressive Policy Institute - PPI), khẳng định Việt Nam sẽ được hưởng lợi lớn từ những cải cách sâu rộng khi tham gia Hiệp định đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Cụ thể, Việt Nam cần phải thực hiện cải cách, điều chỉnh khuôn khổ pháp lý khi tham gia TPP. “Điều này sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng vượt bậc cho Việt Nam” Gerwin nhận định.
Tuy nhiên để đáp ứng những yêu cầu cao khi gia nhập TPP – đi liền với Hiệp định Thương mại Tự do mới đạt được với Liên minh Châu Âu – Việt Nam cần phải thực hiện cải cách tích cực và triệt để, trong đó, bao gồm cải thiện tính minh bạch, hệ thống pháp lý, các quy định về khối doanh nghiệp nhà nước, luật môi trường và lao động…
Trước đó, những nhà lập Mỹ cũng thường xuyên bày tỏ lo ngại trước lợi thế lao động giá rẻ và việc thiếu hụt những chính sách bảo vệ lao động của Việt Nam. Ở vòng đàm phán TPP gần đây nhất, nghị sĩ Sandy Levin cho rằng Việt Nam cần phải cải cách và đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế về tiêu chuẩn lao động, cũng như áp dụng hiệu quả những quy định chống lại thao túng tiền tệ.
“Chúng tôi tin tưởng rằng những hiệp định thương mại sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, và những lợi ích từ nó sẽ tiếp tục nhắc nhở Việt Nam phải tập trung thực hiện triệt để những cải cách cần thiết”, Ed Gerwin - chuyên gia cao của PPI về các vấn đề thương mại và cơ hội toàn cầu nhận định.
Ông Gerwin cũng tin tưởng điều này cũng đóng một vai trò “hết sức quan trọng” trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam trên thị trường Mỹ.
Trước đó, Viện Kinh tế Quốc tế (Peterson Institute for International Economics) cũng nhận định thu nhập của người dân Việt Nam có thể tăng 13% và kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng tới 37% vào năm 2025 nhờ tham gia Hiệp định TPP.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ này chủ yếu đến từ những lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh trong TPP bao gồm xuất khẩu dệt may và da giày sau khi được hưởng các ưu đãi thuế quan từ các thành viên TPP, đặc biệt là Mỹ.
Tuy nhiên về phía Mỹ, chuyên gia PPI cũng lưu ý rằng ngoài những lợi ích mà quốc gia này nhận được từ tăng sản lượng xuất khẩu, thì TPP cũng khiến một số đối tượng lao động nhất định chịu thiệt thòi do giảm thu nhập và mất việc. “Do đó Mỹ cũng cần phải tập trung nâng cao chuyên môn lao động phổ thông”, các chuyên gia nhấn mạnh.
Đại diện Bộ Thương mại Mỹ, Michael Froman cho biết, hiện Mỹ đang tích cực đàm phán với các đối tác trong TPP để đẩy nhanh tiến trình ký kết hiệp định quan trọng này.
Hiện tại, 12 quốc gia đàm phán Hiệp định TPP đã bị "nghẽn" lại do gặp phải các trở ngại về bảo hộ thương mại và tiếp cận thị trường. Sau khi được ký kết, TPP sẽ bao phủ 40% kinh tế toàn cầu, và được dự báo bổ sung cho GDP thế giới thêm gần 300 tỷ USD mỗi năm.