Giáo sư Phan Văn Trường cho rằng Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đem đến cho kinh tế Việt Nam cả cơ hội lẫn thử thách, khó khăn. Muốn vượt qua điều đó chỉ có cách nền kinh tế, doanh nghiệp trong nước phải phát huy được nội lực chính mình.
Gia nhập TPP: "Việt Nam đang sống những ngày quá nhiều cảm xúc"
- Cập nhật : 13/10/2015
(Thuong mai)
Cố vấn cao cấp đoàn đàm phán Hiệp định TPP - ông Trương Đình Tuyển cho rằng: "Chúng ta có nhiều cơ hội nhưng cơ hội không tự nó, không thành lợi ích hay sức mạnh trên chiến trường. Trong khi đó, thách thức là sức ép trực tiếp và còn tuỳ thuộc vào khả năng của chúng ta".
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được 12 nước thành viên hoàn tất đàm phán và thông qua tuyên bố chung Atlanta vào ngày 5/10 vừa qua. Phát biểu sau sự kiện này, giới phân tích coi TPP như “hiệp định tiêu chuẩn cao”, “thoả thuận lịch sử” sẽ mang lại cho riêng Việt Nam nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường rộng lớn chiếm tới 40% tổng GDP và 30% thương mại toàn cầu.
Trước câu hỏi rằng liệu Việt Nam có đang lạc quan quá mức về những lợi ích mà TPP mang lại, ông Trương Đình Tuyển - Cố vấn cao cấp đoàn đàm phán TPP cho rằng: "Chúng ta có nhiều cơ hội nhưng cơ hội không tự nó, không thành lợi ích hay sức mạnh trên chiến trường. Trong khi đó, thách thức là sức ép trực tiếp và còn tuỳ thuộc vào khả năng của chúng ta. Nếu không nhấn mạnh điều này chúng ta sẽ vỡ mộng hoặc trở lên bi quan”.
"Chúng ta đang sống những ngày quá nhiều cảm xúc. Tôi lo nhiều cho nhà nước hơn doanh nghiệp, bởi khi sức ép cạnh tranh lớn, cộng đồng doanh nghiệp sẽ có sự sàng lọc, có doanh nghiệp chết nhưng có trưởng thành”, ông Tuyển nói.
Theo vị cố vấn, những số liệu về xuất khẩu và tăng trưởng GDP được công bố là minh chứng cho những thuận lợi mà TPP mang lại là không sai nhưng không phản ánh hết các biến động, thái độ của Chính phủ hay phản ứng của cộng đồng.
"Điều nói không vu vơ, có mô hình nhưng không bào chữa được khả năng phản ứng chính sách hiện hành. Nếu phản ứng chính sách tốt hơn thì lợi ích mang lại còn lớn hơn nhưng phản ứng không tốt thì cơ hội sẽ thấp hơn”, ông nói thêm.
"Sau khi kết thúc đàm phán, Việt Nam sẽ cùng các nước rà soát pháp lý, tiến tới ký kết hiệp định và thực hiện quy trình thông qua TPP. Dự kiến, thời gian mất từ 18 - 24 tháng. Nếu tiếp cận đúng các cơ hội do TPP mang lại, nền kinh tế chắc chắn sẽ mạnh lên. Chúng tôi cũng luôn tin tưởng rằng Chính phủ đảm bảo những tăng trưởng mà TPP mang lại sẽ lan toả tới cộng đồng xã hội, mang lại lợi ích cho cả người giàu và nghèo”, Thứ trưởng nói.
Ông cho rằng, đối với các ngành phải chịu thách thức lớn như chăn nuôi, trong quá trình đàm phán, Chính phủ luôn cố gắng đạt được một lộ trình mở cửa phù hợp để ngành có đủ sức cạnh tranh với các nước. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kĩ thuật từ các nước tham gia nên tác động sẽ không nhiều.
Dù vậy, trao đổi trước đó với báo chí, lãnh đạo Bộ Công Thương cũng thừa nhận: “Dường như các chuyên gia đang lạm dụng từ “hiệp định thiên niên kỉ". Thông điệp mà Chính phủ muốn mang tới là, TPP không phải viện trợ không hoàn lại. TPP sẽ tạo ra cơ hội nhưng nắm bắt được hay không là ở chúng ta. Cần có cái nhìn bình tĩnh hơn để không lạc quan thái quá và không bi quan thái quá".
Theo Thứ trưởng, hiện tại TPP mới chỉ đi được một nửa quãng đường, Quốc hội các nước, ngay cả Việt Nam cũng sẽ phải cân nhắc rất kĩ vì có ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực của đời sống.
"Chỉ khi nào Quốc hội cả 12 nước thành viên thông qua thì lúc đó những cơ hội chúng ta nói hôm nay mới có thể thành hiện thực”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh.