“Năm 2016 sẽ có rất nhiều thách thức, nhưng cũng là cơ hội để vươn lên. Một người không có thách thức thì cũng sẽ không có động lực để cố gắng. Khi có thách thức thì giống lực sỹ phải chạy đua. Khi phải đua với các nước khác, chúng ta sẽ nỗ lực vươn lên” – TS. Lê Đăng Doanh chia sẻ.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Cần đánh giá đúng từng đối thủ
- Cập nhật : 06/02/2016
(Tin kinh te)
Cả nhà quản lý và chuyên gia đều nhìn nhận TPP là thách thức lớn nhất trong quá trình hội nhập của Việt Nam. Nhưng TPP cũng là cơ hội để tự sửa mình tốt hơn và Việt Nam còn thời gian để làm -Bộ trưởng KH&ĐT Bùi Quang Vinh nhìn nhận.
Phải có kế sách cụ thể
Nói về hội nhập những năm tới, đặc biệt về TPP, Bộ trưởng KH&ĐT Bùi Quang Vinh cho biết: Việt Nam đang ở thời kỳ bước ngoặt của hội nhập quốc tế, với hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết và có hiệu lực, đặc là TPP và FTA với Liên minh châu Âu.
Theo ông Vinh, thách thức lớn nhất trong các FTA Việt Nam tham gia là TPP, nhưng TPP chưa thông qua nên chúng ta còn thời gian để chuẩn bị về kiến thức, chính sách để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức của các hiệp định toàn cầu (vì trước sau TPP cũng được các nước thông qua).
“Chúng ta đã làm, nhưng chưa đủ. Nếu chỉ vậy sẽ không tận dụng được đầy đủ lợi thế, thậm chí chịu tác động ngược chiều không mong muốn từ các FTA mang lại. Trách nhiệm của Chính phủ và các bộ ngành phải làm nhiều hơn thế, khi chúng ta còn thời gian”.
Bộ trưởng KH&ĐT Bùi Quang Vinh
Theo ông Vinh, đánh giá về sự chuẩn bị của Việt Nam hiện nay trước thềm hội nhập ra sao vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Trong đó, có luồng đánh giá cả chính phủ và DN đều đã chuẩn bị tốt. Tuy nhiên, luồng ý kiến khác lớn hơn cho rằng, sự chuẩn bị hiện nay chưa đủ.
Để mỗi DN, người dân hiểu cơ hội và thách thức do các FTA mang lại, và chỉ cho họ biết cách tận dụng cơ hội, hạn chế thách thức đó. Mỗi lĩnh vực có những thách thức khác nhau, nên theo ông Vinh, mỗi lĩnh vực các cơ quan quản lý phải chỉ rõ ngành, lĩnh vực mình sẽ có thách thức với từng FTA như thế nào?
“Chúng ta phải đánh giá đúng từng đối thủ cạnh tranh của mình, như khi TPP có hiệu lực, cạnh tranh từ Mỹ, Nhật… sẽ ra sao, họ mạnh gì, cơ hội của mình ra sao. Đó là những vấn đề rất cụ thể. Chúng ta đã và đang làm được một số vấn đề cơ bản về thông tin tới DN, ngành hàng, nhưng chúng ta chưa làm đủ những cái như tôi vừa nói”, ông Vinh nói.
Người đứng đầu ngành kế hoạch cho rằng, Chính phủ phải ngồi với các DN, hiệp hội bàn và hình thành cơ chế, chính sách thúc đẩy nổi lực trong nước để tận dụng được cơ hội từ hội nhập mang lại. Đồng thời, biết cách và có cách vượt qua thách thức, hệ quả phải đối mặt.
“Chúng ta đã làm, nhưng chưa đủ. Nếu chỉ vậy sẽ không tận dụng được đầy đủ lợi thế, thậm chí chịu tác động ngược chiều không mong muốn từ các FTA mang lại. Trách nhiệm của Chính phủ và các bộ ngành phải làm nhiều hơn thế, khi chúng ta còn thời gian”, ông Vinh nói.
Không phải chiếc bánh ngọt
Chuyên gia kinh tế - TS Phạm Chi Lan cho rằng, khi tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cơ bản vẫn là thuận lợi, cơ hội cho kinh tế và cải cách, mở cửa của Việt Nam. Bà Lan dẫn ra hàng loạt lợi ích do TPP mang lại, như mở cửa thị trường, thu hút đầu tư, nâng cấp nền kinh tế, cải thiện cạnh tranh…
Trong các ngành, ngành được lợi nhiều nhất là dệt may, thủy sản. Tuy vậy, theo bà Lan, đừng nên hiểu lầm về việc Việt Nam được lợi nhiều nhất khi tham gia TPP. Vì quy mô kinh tế Việt Nam nhỏ, nên dù có tăng trưởng vài chục phần trăm cũng chỉ bằng các nước lớn trong TPP tăng trưởng 1%.
“Cải cách ở Việt Nam đang bị cản trở rất lớn từ các nhóm lợi ích khác nhau, vì họ có được lợi từ việc duy trì hệ thống hiện nay hơn là lợi ích từ cải cách”.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan
Dù vậy, bà Lan rất kỳ vọng TPP có thể tạo động lực cho tiến trình cải cách thể chế ở Việt Nam, vì TPP yêu cầu nền tảng thể chế cao và tốt mới tận dụng được lợi thế của hiệp định mang lại. Tuy vậy, bà Lan lo ngại những cải cách thể chế có đạt được yêu cầu hay không, thể chế sửa rồi có được thực thi tốt hay không.
“Cải cách ở Việt Nam đang bị cản trở rất lớn từ các nhóm lợi ích khác nhau, vì họ có được lợi từ việc duy trì hệ thống hiện nay hơn là lợi ích từ cải cách. TPP có thể mang lại lợi ích lớn, nhưng đòi hỏi minh bạch, lợi ích riêng lẻ phải bị gạt bỏ, điều này làm được hay không phải từ nội tại Việt Nam”, bà Lan nói.
Về phần DN, theo vị chuyên gia này, vấn đề chính vẫn là năng lực cạnh tranh của DN có vượt lên được không.
Điều bà Lan lo nhất vẫn là ngành chăn nuôi, khi phải cạnh tranh thực hiện với ngành chăn nuôi các nước tiên tiến và nông dân được nhà nước quan tâm, ủng hộ. Trong khi đó, chăn nuôi Việt Nam nhỏ lẻ, có chính sách hỗ trợ chăn nuôi nhưng mỗi con lợn vẫn phải chịu tới 50 thứ thuế, phí; quả trứng cũng chịu tới 14 thứ thuế, phí…
Theo Lê Hữu Việt
Tiền Phong