Hơn 10 năm khởi nghiệp, anh Nguyễn Quốc Việt (35 tuổi, ngụ ấp Kinh Mới, xã Mỹ Thuận, H.Bình Tân, Vĩnh Long) đã trở thành tỉ phú và tạo việc làm cho hàng chục thanh nhiên địa phương.
Thiếu cảnh giác, nông dân Việt lại dính đòn thương lái Tàu
- Cập nhật : 28/07/2016
Tại Đồng Nai, giá lợn hơi bán ra tại các trại hiện chỉ còn 42.000-43.000 đ/kg, giảm 5.000-6.000 đồng/kg so với mức giá cuối tháng trước. Nếu so với mức giá “đỉnh” vào tháng 4 và đầu tháng 5/2016, giá lợn hơi trên địa bàn Đồng Nai đã giảm 12.000-13.000 đồng/kg, tương đương mức giảm hơn 23%.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ NN-PTNT, giá thu mua lợn hơi tại các tỉnh phía Nam trong tháng 7/2016 nhìn chung diễn biến theo xu hướng giảm. Cụ thể, tại một số địa phương như Vĩnh Long, An Giang, giá đã giảm 500-1.000 đ/kg so với hồi đầu tháng và hiện có mức giá lần lượt là 42.500 đồng/kg và 44.000 đồng/kg.
Đáng chú ý, tại Đồng Nai, giá lợn hơi bán ra tại các trại hiện chỉ còn 42.000-43.000 đồng/kg, giảm 5.000-6.000 đ/kg so với mức giá cuối tháng trước. Nếu so với mức giá “đỉnh” vào tháng 4 và đầu tháng 5/2016, giá lợn hơi trên địa bàn Đồng Nai đã giảm 12.000- 13.000 đồng/kg, tương đương mức giảm hơn 23%.
Nguyên nhân là do lượng lợn tồn ở Trung Quốc còn nhiều nên nước này hạn chế nhập. Trong khi đó, Đồng Nai cung cấp hơn 50% sản lượng lợn hơi Việt Nam sang thị trường Trung Quốc nên giá lợn bị ảnh hưởng ngay.
Tương tự, tại thị trường phía Bắc, giá thịt lợn hơi những ngày này dao động từ 50.000-52.000 đồng/kg, giảm 6.000-7.000 đồng/kg so với mức giá trung bình từ nhiều tháng trước. Nhiều chủ trang trại nuôi lợn lớn ở Hoài Đức (Hà Nội), Bình Lục (Hà Nam) cho biết, từ cuối tháng 6 các thương lái Trung Quốc đã rút dần, cho đến giữa tháng 7 này thì vắng bóng hẳn. Điều đó đẩy giá lợn rớt giá theo ngày.
Trao đổi với PV về vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết, Trung Quốc là thị trường lớn và thị trường tiềm năng đối với ngành chăn nuôi lợn của nước ta. Tuy nhiên, từ trước tới nay, lợn hơi xuất khẩu sang Trung Quốc hoàn toàn bằng đường tiểu ngạch, mà xuất khẩu bằng con đường này thì hoàn toàn bị động, gặp nhiều rủi ro khi kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ.
Thế nên, không chỉ riêng với thịt lợn mà hầu hết các loại nông sản khác của Việt Nam cũng gặp vấn đề ách tắc dẫn đến giá giảm khi Trung Quốc ngừng mua hoặc hạn chế mua, ông Trọng cho hay.
Ông cho biết, thị trường Trung Quốc rất chuộng loại lợn có trọng lượng hơn 1 tạ, nhiều mỡ. Theo đó, khi thị trường họ thiếu, họ nhập ồ ạt lợn Việt Nam với giá cao ngất ngưởng thì người dân mình lúc đó ồ ạt nuôi nhiều. Đến khoảng thời gian 4-5 tháng sau, khi thị trường Trung Quốc đủ rồi thì họ hạn chế nhập, lợn dư nhiều, còn thị trường trong nước lại không chuộng loại lợn có trọng lượng lớn, nhiều mỡ nên giá lợn giảm là chuyện tất yếu.
Theo ông Trọng, Trung Quốc không có kế hoạch, họ không chủ động mua, chỉ khi thiếu mới thu mua qua các thương lái Việt Nam. Thế nên, người dân cần lưu ý khi thu mua nhiều mà ồ ạt thì sẽ có hệ lụy, sau đó khoảng 5-6 tháng sẽ dư sản phẩm, giá sẽ giảm.
Đơn cử, sản lượng lợn mỡ xuất khẩu sang Trung Quốc không thống kê được. Có thời điểm ở cửa khẩu Cao Bằng hoặc Lạng Sơn có ngày lên tới 50-60 xe chở lợn xuất sang Trung Quốc, cửa khẩu Móng Cái có ngày cũng lên 30 xe nhưng không thường xuyên, có ngày chỉ vài xe rất không ổn định.
"Người dân cần hết sức cảnh giác khi thay thế đàn đừng thay ồ ạt ở thời điểm giá cao cũng như không bỏ đàn ở thời điểm giá xuống thấp. Xác định đó là nghề chăn nuôi thì phải chăn nuôi ổn định, đều đặn sẽ đem lại lợi nhuận và hiệu quả", ông Trọng khuyến cáo.
(Vietnamnet)