Ở tuổi 66 nhưng ông Phạm Văn Mỹ (xóm 6, xã Khánh Vân, huyện Yên Khánh, Ninh Bình) đang khiến nhiều người trẻ khỏe phải nể phục bởi cái tài làm ăn của ông. Với diện tích 2.000m2 trồng các loại nấm, ông có doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm, trừ chi phí còn lãi hơn 300 triệu đồng.
Bắp - nguồn cầu luôn phát triển
- Cập nhật : 13/09/2015
(Suc khoe)
Là nước nông nghiệp nhưng Việt Nam phải nhập một lượng lớn bắp - loại cây rất dễ canh tác, có phải là nghịch lý?
Giàu dinh dưỡng và đa dụng nên liên tục tăng trưởng
Bắp còn gọi là ngô, tên khoa học là Zea mays L. Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc cây bắp, những nghiên cứu về di truyền học gần đây cho rằng quá trình thuần hóa diễn ra vào khoảng năm 7000 TCN tại miền trung Mexico và tổ tiên của bắp là loại cỏ teosinte hoang dại hiện vẫn còn mọc trong lưu vực sông Balsas (miền trung Mexico). Hạt bắp có thành phần dinh dưỡng phong phú gồm protein, vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất béo, và giàu năng lượng (Bảng 1),… vì thế bắp được sử dụng rất phổ biến để làm thực phẩm, thức ăn gia súc; ngoài ra, nó còn được sử dụng trong rất nhiều sản phẩm công nghiệp như dược phẩm, nhựa, cao su, keo dán, sơn, vải, xà bông, pháo bông, nhuộm, sợi thủy tinh,… đặc biệt là sản xuất nhiên liệu sinh học trong những năm gần đây. Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gr hạt bắp
Nhờ đa dụng nên bắp là một trong những ngũ cốc rất được quan tâm. Vụ mùa 2012/2013, toàn thế giới có diện tích trồng bắp là 176 triệu ha, tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) tính từ năm 2004 đến nay là 2,2% (BĐ 1); sản lượng bắp ước đạt 863 triệu tấn, vượt xa các loại cây trồng khác như lúa gạo (466 triệu tấn), lúa mì (655 triệu tấn), có tỷ lệ tăng trưởng CAGR là 3,4% (BĐ 2). Mức tăng ngoạn mục phải kể đến là năng suất trồng bắp ở một số nước như Chi Lê, New Zealand: 12 tấn/ha, Mỹ: 10 tấn/ha và Thụy Sỹ, Thổ Nhỉ Kỳ, Canada đều đạt 9 tấn/ha, trong khi năng suất bình quân trong 10 năm qua của thế giới chỉ khoảng trên dưới 5 tấn/ha (BĐ 1, Bảng 1).
Bắp được sản xuất và tiêu thụ nhiều ở Mỹ, Trung Quốc và Brazil (BĐ 3, BĐ 4), chủ yếu làm thức ăn gia súc và dùng trong công nghiệp (Bảng 3). Mỹ và Brazil cũng là hai nước dẫn đầu về xuất khẩu bắp trên thế giới (BĐ 5), trong khi đó dẫn đầu trong các nước nhập khẩu là Nhật và Mexico (BĐ 6). Sản lượng thế giới tăng nên giá bắp trong năm 2013 giảm dần về cuối năm, đầu năm 2014 giá bắp có xu hướng tăng, nhưng vẫn còn ở mức thấp (BĐ 4).
BĐ 1: Diện tích và năng suất trồng bắp trên thế giới
BĐ 2: Sản lượng bắp thế giới
Bảng 2: Năng suất trồng bắp ở một số nước, năm 2014
BĐ 4: Các nước dẫn đầu tiêu thụ bắp, năm 2012/2013
BĐ 5: Các nước dẫn đầu xuất khẩu bắp vụ mùa 2013/2014
BĐ 6: Các nước dẫn đầu nhập khẩu bắp vụ mùa 2013/2014
Bảng 3: Số liệu về bắp của một số nước có sản lượng và tiêu thụ nhiều
ĐVt: triệu tấn
*: Bao gồm cả hao hụt, thải bỏ; a: ước đoán; b: dự báoNguồn: International Grains Council, Grain Market Report, 2014.
BĐ 7: Biễn biến giá bắp
Nỗ lực tăng năng suất
Nhu cầu bắp luôn gia tăng là động lực thúc đẩy các nhà khoa học nghiên cứu lai tạo rất nhiều giống bắp khác nhau. Những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ gen đã cho ra đời nhiều giống bắp biến đổi gen (GM) có khả năng chống chịu thuốc diệt cỏ, kháng côn trùng, chịu hạn, đạt năng suất cao hoặc có các tính chất theo ý muốn.
Giống bắp GM đầu tiên được chấp nhận là SYN-EV176-9 tại Mỹ vào ngày 17/5/1995 do Công ty Syngenta đăng ký. Giống bắp SYN-EV176-9 có đặc điểm chống chịu thuốc trừ cỏ glufosinate và kháng sâu bộ cánh vảy Lepidoptera; loại bắp này đã được chấp nhận ở 7 quốc gia dùng để làm thức ăn chăn nuôi, thực phẩm và chế biến.
Gần 20 năm qua, đến nay có 69 giống bắp GM được chấp nhận trên thế giới (Theo cơ sở dữ liệu BioTrack Product Database, OECD). Các quốc gia tiên phong chấp nhận các giống bắp GM nêu trên là Nhật (31 giống bắp GM), Mỹ (22), Mexixo (8), Úc (4), Canada (4), các giống bắp GM được chấp nhận nhiều có đặc điểm chống chịu thuốc trừ cỏ và đồng thời kháng côn trùng, kế đến là chỉ chống chịu thuốc trừ cỏ (Bảng 4). Diện tích trồng bắp GM phát triển mạnh trên thế giới, bắt đầu từ 1996 đến nay đã có hơn 50 triệu ha trồng bắp GM ở 17 quốc gia (BĐ 8, bảng 5). EU là khu vực kiểm soát gắt gao các loại cây trồng GM, đến nay, tổng diện tích trồng bắp GM ở khu vực này gần 150 ngàn ha, trong đó Tây Ban Nha chiếm đến 90% diện tích, kế đến là Bồ Đào Nha và Cộng hòa Czech (BĐ 9).
Bảng 4: Những quốc gia đầu tiên chấp nhận giống bắp GM (Phân theo đặc điểm)
Ghi chú: Ht: chống chị thuốc trừ cỏ, Bt: kháng côn trùng, Dt: chịu hạn; MS: bất dục đực, ILC: tăng lysine; TAP: tạo thermostable α-amylase; F: tạo chức năng.Nguồn: KL-T6/2014; OECD Bio Track Product Database.
BĐ 8: Phát triển diện tích trồng bắp GM trên thế giới
Bảng 5: Các nước trồng bắp GM, năm 2013
BĐ 9: Trồng bắp GM khu vực EU
Bắp ở Việt Nam
Sản lượng bắp ở Việt Nam gần như không tăng trưởng trong những năm qua, chỉ hơn 4 triệu tấn mỗi năm (BĐ 10).
Là nước nông nghiệp nhưng phần lớn bắp được nhập khẩu, lượng nhập năm sau luôn cao hơn năm trước (BĐ 11). 80% bắp nhập về chủ yếu dùng trong chăn nuôi, còn lại làm bột bắp dùng trong thực phẩm và số ít sử dụng trong công nghiệp như sản xuất bia, vải, dược. Trong năm 2012, có hơn 1,6 triệu tấn bắp được nhập khẩu, tăng hơn 66% so với năm trước đó, năm 2013 nhập gần 2,2 triệu tấn và chỉ mới 3 tháng đầu năm 2014 đã nhập đến 1,6 triệu tấn với trị giá hơn 415 triệu USD, gần bằng cả năm 2012 (Bảng 6, 7).
Cung cấp bắp cho Việt Nam nhiều nhất trong 3 tháng đầu năm 2014 là thị trường Ấn Độ chiếm 14,3% với 229,5 ngàn tấn; đứng thứ hai là thị trường Mỹ với 188,5 ngàn tấn, trị giá 47,6 triệu USD (Bảng 7). Mỹ là nước đi đầu về công nghệ biến đổi gen bắp cũng như phát triển mạnh về trồng bắp GM.BĐ 10: Trồng bắp ở Việt Nam
BĐ 11: Việt Nam: Nhập khẩu bắp từ tháng 01/2013 - tháng 3/2014
Bảng 6: Nhập khẩu bắp về Việt Nam
Bảng 7: Thị trường nhập khẩu bắp của Việt Nam
Hiện tại, nhiều nơi nước ta đã trồng bắp có năng xuất rất cao lên đến trên dưới 10 tấn/ha, ví dụ như “Vụ ĐX 2013-2014, Trung tâm KN-KN Quảng Ngãi phối hợp với Cty Advanta VN triển khai mô hình trình diễn giống ngô lai PAC999 Super và PAC339, kết quả cho thấy năng suất đạt 10,5 tấn/ha, …” (Trong bài: 2 giống ngô năng suất cao, tác giả Sông La, http://nongnghiep.vn/). Dù vậy, sắp tới nước ta vẫn còn phụ thuộc nguồn bắp nhập khẩu vì sản xuất trong nước chưa đáp ứng yêu cầu và giá thành còn cao.
Để tăng hiệu quả trồng bắp, sử dụng giống bắp GM là một trong những giải pháp được nhiều nước quan tâm và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp phép khảo nghiệm đánh giá ảnh hưởng đến môi trường và đa dạng sinh học của một số giống bắp GM đã được thương mại hóa ở nhiều nước trên thế giới, cụ thể như sau:
- Công ty TNHH Syngenta Việt Nam khảo nghiệm bắp GM kháng sâu đục thân (GA21) và bắp GM chống chịu thuốc trừ cỏ glyphosate (Bt11).
- Công ty TNHH Dekalb Việt Nam khảo nghiệm bắp GM kháng sâu bộ cánh vảy (MON89034) và bắp GM kháng thuốc trừ cỏ roundup (NK603).
- Công ty TNHH Pioneer Hi-Bred Việt Nam khảo nghiệm bắp GM kháng sâu bộ cánh phấn (EVENT TC1507).
Đến nay, các khảo nghiệm đã kết thúc, kết quả khảo nghiệm đã được gửi lên Hội đồng an toàn sinh học ngành nông nghiệp đánh giá để được công nhận và làm cơ sở đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét cấp Giấy Chứng nhận an toàn sinh học cho các giống nêu trên. Dự kiến các mô hình trình diễn một số giống bắp GM sẽ được xây dựng trong quý I và II năm 2014 tại: Sơn La, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Đắk Lắk, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Tháp, với quy mô 1,5 - 2ha giống/mô hình.
Hy vọng một ngày không xa lắm, Việt Nam sẽ giảm dần phụ thuộc nguồn bắp từ nước ngoài.