Chim trĩ đỏ là loại mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong tất cả các loại gia cầm với hai nguồn tiêu thụ song song khá hiệu quả là cung cấp thương phẩm và con giống cho thị trường chim cảnh.

Nấm linh chi đỏ được coi là một loại thảo dược siêu hạng nhưng trồng cũng không hề khó, thậm chí chỉ cần làm theo sách hướng dẫn mà không cần qua trường lớp đào tạo nào.
Theo “vua nấm” đất Cố đô - ông Phạm Quốc Hương (xã Khanh Cư, huyện Yên Khánh, Ninh Bình), nấm linh chi đỏ được coi là dược thảo siêu hạng bởi vì con người có thể dùng nó lâu dài với số lượng lớn mà vô hại.Trong khoảng 2.000 năm qua con người vẫn không tìm ra được tác dụng phụ nào của nấm linh chi. Nấm linh chi có 6 loại, nhưng linh chi đỏ được coi là thảo dược siêu hạng tốt nhất cho sức khỏe con người.
Nấm đến kỳ thu hoạch.
Theo ông Hương, nấm linh chi đỏ được coi là một loại thảo dược siêu hạng nhưng trồng cũng không hề khó, nếu là người tinh nhanh chỉ cần có sách hướng dẫn và thực hành qua một vài lần trồng sẽ tự sản xuất được sản phẩm mà không cần qua trường lớp đào tạo nào cả.
Ông Hương cho biết: Thời gian bắt đầu cấy giống nấm “thần dược” tốt nhất là vào ngày 15.1 đến 15.3 và từ 15.8 đến 15.9 dương lịch.
Khi trồng, các chủ trang trại cần chú ý cấy đúng mùa vụ, thời điểm tốt nhất cấy giống là vào khoảng từ 15.1 đến 15.3 hoặc 15.8 đến 15.9 dương lịch. Nguyên liệu sử dụng chủ yếu là mùn cưa tươi, khô của các loại gỗ mềm, không có tinh dầu và độc tố. Ngoài ra còn có thể trồng linh chi từ nguyên liệu là thân gỗ, các cây thuốc họ thân thảo. Ngoài ra, cần thêm túi nilon chịu nhiệt và bông nút, cổ nút và các phụ gia khác (bột nhẹ,…).
Phương pháp đóng túi cấy giống tốt nhất là thanh trùng bằng nồi áp suất (Autoclave) ở nhiệt độ 119-126 độ C (áp suất đạt 1,2-1,5at) trong thời gian 90-120 phút.
Về phương pháp đóng túi, cần chú ý cho mùn cưa được tạo ẩm và ủ tương tự như phần xử lý mùn cưa trồng mộc nhĩ. Sau đó, phối trộn thêm với các phụ gia đóng vào túi sao cho khối lượng túi đạt 1,1-1,4kg rồi đưa vào thanh trùng. Có 2 phương pháp gồm hấp cách thuỷ ở nhiệt độ 100 độ C, thời gian kéo dài 10-12 giờ và thanh trùng bằng nồi áp suất (Autoclave) ở nhiệt độ 119-126 độ C (áp suất đạt 1,2-1,5at) trong thời gian 90-120 phút.
Ông Hương cho biết, đối với phương pháp cấy đặc biệt quan trọng. Riêng phòng cấy giống phải sạch (được thanh trùng định kỳ bằng bột lưu huỳnh) và sử dụng dụng cụ cấy giống: que cấy, panh kẹp, đèn cồn, bàn cấy, cồn sát trùng… Lưu ý rằng nguyên liệu phải được thanh trùng, để nguội.
Đối với giống nên sử dụng hai loại giống chủ yếu là trên hạt và trên que gỗ.Giống phải đúng tuổi, không bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn, nấm dại…
Có 2 phương pháp cấy giống gồm Cấy giống trên que gỗ. Phương pháp này cần tạo lỗ ở túi nguyên liệu có đường kính 1,8-2cm và sâu 15-17cm. Khi cấy giống phải đặt túi nguyên liệu gần đèn cồn và túi giống, sau đó gắp từng que ở túi giống cấy vào túi nguyên liệu.
Phương pháp hai là sử dụng giống linh chi cấy trên hạt. Dùng que cấy kều nhẹ giống cho đều trên bề mặt túi nguyên liệu, tránh giập nát giống. Lượng giống: 10-15gram giống cho 1 túi nguyên liệu (1 túi giống 300 gram cấy đủ cho 25-30 túi nguyên liệu).
Ông Hương chú ý các chủ trại khi cấy giống phải đảm bảo đúng độ tuổi.Trước khi cấy giống phải dùng cồn lau miệng chai giống, bóc tách lớp màng trên bề mặt nhưng không được để hạt giống bị nát.Trong quá trình cấy, chai giống luôn phải để nằm ngang. Sau khi cấy giống ta đậy lại nút bông, vận chuyển túi vào khu vực ươm. Phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ phòng cấy giống.
Đối với phương pháp ươm cần phải có nhà ươm túi đảm bảo các yêu cầu: Sạch sẽ, thông thoáng, độ ẩm từ 75% đến 85%, ánh sáng yếu, nhiệt độ 20-30 độ C.
“Chú ý chuyển nhẹ nhàng vào nhà ươm và đặt trên các giàn giá hoặc xếp thành luống. Khoảng cách giữa các túi 2-3cm. Giữa các giàn luống có lối đi để kiểm tra. Trong thời gian ươm không được tưới nước, hạn chế tối đa việc vận chuyển.Trong quá trình sợi nấm phát triển nếu thấy có túi bị nhiễm cần phải loại bỏ ngay khỏi khu vực ươm, đồng thời tìm nguyên nhân để có cách khắc phục:Túi bị nhiễm bề mặt phần lớn do thao tác cấy và phòng giống bị ô nhiễm.Túi bị nhiễm từng phần hoặc toàn bộ có thể do bị thủng hoặc hấp vô trùng chưa đạt yêu cầu” – ông Hương tiết lộ.
Nhiệt độ thích hợp cho nấm mọc dao động từ 22 - 28 độ C, tương ứng với độ ẩm không khí đạt 80-90% và ánh sáng khuếch tán (mức độ đọc sách được) và chiếu đều từ mọi phía.
Khi chăm sóc, các chủ trại cần phải đảm bảo nhà trồng nấm luôn sạch sẽ thông thoáng, có mái chống mưa dột và chủ động được các điều kiện sinh thái có nhiệt độ thích hợp cho nấm mọc dao động từ 22 - 28 độ C, tương ứng với độ ẩm không khí đạt 80-90% và ánh sáng khuếch tán (mức độ đọc sách được) và chiếu đều từ mọi phía. Và đặc biệt phải kín gió.
Theo ông Hương, trong quá trình chăm sóc phải chú ý rạch túi và tưới nước. “Kể từ ngày cấy giống đến khi rạch túi (khoảng 25-30 ngày) sợi nấm đã ăn kín ¾ túi. Tiến hành rạch 2 vết rạch sâu vào trong túi 0,2-0,5cm, đối xứng trên bề mặt túi nấm. Đặt túi nấm trên giàn cách nhau 2-3cm để nấm ra không chạm vào nhau” – ông Hương chia sẻ.
Ông Hương cho biết, từ 7 đến 10 ngày đầu chủ yếu tiến hành tưới nước trên nền nhà, đảm bảo độ ẩm 80-90%, thông thoáng vừa phải. Khi quả thể nấm bắt đầu mọc từ các vết rạch hoặc qua nút bông thì ngoài việc tạo ẩm không khí, có thể tưới phun sương nhẹ vào túi nấm mỗi ngày từ 1-3 lần (tuỳ theo điều kiện thời tiết). Chế độ chăm sóc như trên được duy trì liên tục cho đến khi viền trắng trên vành mũ quả thể không còn nữa là hái được.
Cũng theo ông Hương, khâu cuối cùng là thu hoạch, các chủ trại cần dùng dao hoặc kéo sắc cắt chân nấm sát bề mặt túi. Chú ý, Quả thể nấm sau khi thu hái được vệ sinh sạch sẽ, phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ 40 - 45 độ C và độ ẩm của nấm khô dưới 13%. Tỷ lệ khoảng 3kg tươi được 1 kg khô.
Sau khi thu, các chủ trang trại có thể dùng để ngâm rượu “thần dược” bán với giá từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng/bình, tùy loại. Hoặc có thể bán khô với giá trên dưới 1 triệu đồng/kg cho khách dùng để pha uống như nước chè và chữa bệnh.
Ông Hương cho hay, khi thu hái hết đợt 1, phải tiến hành chăm sóc như lúc ban đầu để tận thu đợt 2. Năng suất thu hoạch đạt 6 - 9% tươi, tương đương 1,8-3% khô (1 tấn nguyên liệu thu được từ 18 - 30kg nấm linh chi khô). “Khi kết thúc đợt nuôi trồng cần phải vệ sinh và thanh trùng nhà xưởng bằng foócmôn với nồng độ 0,5-1%” – ông Hương chia sẻ.
Nấm linh chi đỏ không chỉ giúp thúc đẩy sự làm việc của hệ thống miễn dịch, chống lão hóa mà còn dùng để ngâm rượu uống giúp tăng cường sinh lực cho phái mạnh. Loại nấm này có thể dùng được cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và phụ nữ mang thai. Ích lợi nhất mà nấm linh chi đỏ mang lại là nâng đỡ và kiến tạo hệ thống miễn dịch. Vì vậy, nấm cũng rất có lợi cho một người khỏe mạnh. Tuy nhiên tốt hơn hết nên hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.
Chim trĩ đỏ là loại mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong tất cả các loại gia cầm với hai nguồn tiêu thụ song song khá hiệu quả là cung cấp thương phẩm và con giống cho thị trường chim cảnh.
Mặc dù là ngành có tiềm năng và lợi thế để phát triển, song ngành nông nghiệp ngày càng khó thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tỷ trọng vốn FDI vào nông, lâm, ngư nghiệp luôn thấp.
Đây là khẳng định của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 13/08, tại Hà Nội.
Chùm ngây thuộc loài đại mộc, cây có thể trồng trong chậu cảnh hoặc ngoài vườn và có thể mọc cao từ 5 đến 10m. Cây sinh trưởng tốt ở nhiều điều kiện khí hậu.
Trang trại con đặc sản của ông Sinh toàn những loài muông thú quý hiếm, mà tưởng chỉ có vào rừng mới may ra bắt được, nào lợn rừng, nào hươu sao, rồi đà điểu, nhím, dúi… đủ cả.
Dù trình độ học vấn chưa qua lớp 4, nhưng ông Đặng Văn Bảy (52 tuổi, thôn 14, xã Hòa Ninh, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã sáng chế ra nhiều máy sơ chế nông sản. Mỗi năm hàng ngàn sản phẩm của ông được bán đi khắp cả nước.
Cuộc đời người nông dân, ai cũng phải trải qua những tháng năm gian khổ, vất vả, một nắng hai sương “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Với anh Hồ Bá Phiêu, sinh năm 1973 tại khu vực Lân Thạnh 2, phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ lại càng lắm nỗi bôn ba, thăng trầm. Ấy thế mà bây giờ anh đã trở thành một “ông trùm” nhân lúa giống trong vùng.
Trang trại nuôi chim, gà quý hiếm của tỷ phú Nguyễn Thị Kim Duyên ở xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang được biết đến là một trong những mô hình chăn nuôi độc đáo, mang lại thu nhập “khủng” có một không hai ở vùng núi đá Tây Bắc.
Hơn 20 năm qua, bên cạnh thành tựu rất quan trọng của nông nghiệp nước nhà thì vẫn còn 4 bất cập tồn tại kéo dài và tái cơ cấu nông nghiệp là “chìa khóa” để giải quyết vấn đề đó.
Không chỉ làm gia tăng giá trị của các loại hải sản do ngư dân đánh bắt, anh Nguyễn Văn Bình còn góp phần làm nên thương hiệu của du lịch biển Cửa Lò (Nghệ An) thông qua việc cung cấp những sản phẩm tươi, ngon, vừa túi tiền của du khách.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự