Công nhân Cty Nissey Việt Nam hễ có thâm niên làm việc 1 năm thì lương tăng thêm chỉ 20 ngàn đồng, chưa đủ bữa ăn sáng cho giám đốc.
Lao động Việt Nam bị trả lương rẻ hơn khu vực gần 20%
- Cập nhật : 27/01/2016
(Lao dong)
Việt Nam đang thu hút đầu tư nước ngoài bằng nhân lực giá rẻ, dân số trẻ và thị trường tiêu dùng nội địa lớn.
Nguyên nhân khiến các nhà đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư chính là chi phí nhân công của Việt Nam thấp hơn so với các nước trong khu vực hơn 19%, ông Chidu Narayan, Chuyên gia kinh tế Châu Á, ngân hàng Standard Chartered cho biết tại hội thảo “Thuyết trình nghiên cứu kinh tế toàn cầu” ngày 27/1 tại TP.HCM.
Theo ông Chidu Narayan, nhóm nghiên cứu của ngân hàng Standard Chartered cho rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2016 khoảng 6,9%. Lý do nhóm nghiên cứu đưa ra mức này vì trong 6 quý gần đây tăng trưởng GDP của Việt Nam luôn cao hơn mức đồng thuận đã đưa ra. Việt Nam đang trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thứ 2 tại Châu Á, sau Ấn Độ.
Tiêu dùng và sản xuất đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP. Sản xuất là động lực tăng trưởng GDP trong 7 năm qua với mức tăng GDP bình quân 10%.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam ngày càng tăng, năm 2015 đã đạt mức 15,6 tỷ USD.
Các nước Đông Bắc Á ngày càng tăng đầu tư vào Việt Nam như: Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan sẽ là những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam trong 10-15 năm tới.
Tại sao doanh nghiệp nước ngoài lại “nhắm”đến Việt Nam ngày càng nhiều?
Ông Chidu Narayan cho biết, Trung Quốc không còn là điểm đến của dòng vốn nước ngoài vì chi phí nhân công tại đây đã tăng so với trước. Trong khi đó, Việt Nam với chi phí lao động rẻ hơn, nguồn lao động phong phú, dân số trẻ và thị trường tiêu dùng nội địa lớn và lực mua ngày càng tăng trong bối cảnh nền kinh tế vẫn phát triển cao so với các nước trong khu vực ít nhất trong vài năm tới.
“Chi phí nhân công cũng chiếm phần không nhỏ trong tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Nếu chi phí này giảm cũng góp phần gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp”, ông Chidu nói.
Trong khi đó, xuất khẩu của nhóm doanh nghiệp FDI (chủ yếu là linh kiện điển tử) đóng góp tới 18,9% (30,6 tỷ USD) trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam năm 2015 là 162 tỷ USD. Lĩnh vực này tiếp tục gia tăng đầu tư từ nước ngoài trong những năm tới.