tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Xóa nợ cho doanh nghiệp Nhà nước không được phép thành tiền lệ

  • Cập nhật : 17/11/2015

(Kinh te)

Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội lo ngại thông qua xóa nợ thuế cho một số doanh nghiệp Nhà nước có thể là cái cớ cho việc chây ỳ về sau, gây bất bình đẳng trong nền kinh tế.

Nội dung xóa nợ thuế cho doanh nghiệp Nhà nước nhận được nhiều ý kiến của đại biểu khi Quốc hội thảo luận về dự án luật sửa các luật về thuế cuối tuần này.

“Hiến pháp quy định mọi người phải bình đẳng về nộp thuế. Chúng ta không thể để tình trạng tình trạng lợi thì doanh nghiệp hưởng mà lỗ thì Nhà nước gánh chịu”, đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai) lên tiếng. Trước đó, tại tờ Tờ trình về dự luật này, Chính phủ đề nghị đưa việc xoá nợ thuế vào dự luật Quản lý thuế (sửa đổi) “để góp phần thúc đẩy thực hiện kế hoạch cổ phần hóa, giao, bán, khoán, sắp xếp lại”.Đại biểu PhạmThế Vinh (Hậu Giang) cho rằng cần có giải pháp để đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, kể cả giải pháp tài chính. Song xóa nợ thuế với doanh nghiệp cần phải dựa trên số tiền nợ cụ thể. “Đây là cá biệt nên không nên quy định thành chính sách chung”, vị này nêu quan điểm.

nhieu dai bieu lo ngai xoa no thue cho doanh nghiep nha nuoc se tao ra su bat binh dang giua cac thanh phan kinh te.

Nhiều đại biểu lo ngại xóa nợ thuế cho doanh nghiệp Nhà nước sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa các thánh phần kinh tế.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) việc đưa quy định xóa nợ thuế vào dự luật Quản lý thuế (sửa đổi) có thể tạo thành chính sách thường xuyên, gây ra sự bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.

Nữ doanh nhân phân tích, về mặt kỹ thuật, việc cho các doanh nghiệp Nhà nước được xoá nợ thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt có thể làm quá trình cổ phần hoá, giao, bán, khoán được tiến hành thuận lợi hơn đôi chút, khi các chỉ số tài chính đẹp hơn. “Tuy nhiên, phương án này sẽ làm cho giá trị doanh nghiệp không được xác định đúng, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư hoặc người tiếp quản tiếp theo”, bà lo ngại.

Thậm chí, điều này còn có nguy cơ khiến khối doanh nghiệp nằm trong danh sách sắp xếp lại cố tình trì hoãn, không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, hoặc cố tình không kê khai số tiền nợ thuế trong giá trị của doanh nghiệp. “Phương án này cũng sẽ tạo tâm lý trông chờ nhằm được hưởng chính sách xóa nợ thuế. Do đó, tiến trình cổ phần hoá, giao, bán, khoán có lý do để lại tiếp tục chậm trễ, kéo dài”, bà Hường cảnh báo.

Từ góc nhìn doanh nghiệp, vị này cho rằng nếu các công ty này không còn đủ khả năng tồn tại trên thị trường, kinh doanh thua lỗ và thâm hụt vào vốn của Nhà nước thì khi cổ phần hoá cần phải xác định đúng giá trị thật còn lại, hoặc có thể áp dụng luật Phá sản doanh nghiệp để giải quyết, mà không cần áp dụng chính sách xoá nợ thuế.

Tại tờ trình của mình, Chính phủ cho rằng “cần thiết phải quy định xóa nợ thuế” đối với một số trường hợp sau: Một là, doanh nghiệp Nhà nước sắp xếp lại hoặc chuyển đổi sở hữu mà có số nợ thuế lớn hơn hoặc bằng số lỗ lũy kế, để giá trị thực tế vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đủ điều kiện để thực hiện sắp xếp lại.

Đối tượng thứ hai là doanh nghiệp đã cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu và pháp nhân mới không chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ tiền thuế, tiền phạt phát sinh từ ngày 1/7/2007. Thứ ba là doanh nghiệp Nhà nước đã có quyết định giải thể trước ngày 31/12/2015 còn nợ tiền thuế, tiền phạt phát sinh từ ngày 1/7/2007.

“Quy định xóa các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế như trên sẽ giúp giải quyết dứt điểm các khoản nợ tồn tại cũ, qua đó sẽ giúp tháo gỡ gánh nặng cho các cá nhân, doanh nghiệp và cơ quan thuế; tiết kiệm chi phí quản lý hành chính thuế, đồng thời góp phần thực hiện thành công chính sách tái cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước”, tờ trình của Chính phủ nêu rõ.

Theo thống kê sơ bộ của Bộ Tài chính, có khoảng 254 doanh nghiệp thuộc ba đối tượng trên và tổng số tiền nợ thuế, tiền phạt chậm nộp vào khoảng 1.082 tỷ đồng.

(Theo Vnexpress)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục