Bộ Tài chính cho biết đã giảm được 78% số giờ nộp thuế, nhưng doanh nghiệp thấy thực tế chỉ giảm được 20%...
Áp lực lập trung tâm logistics cho ĐBSCL
- Cập nhật : 16/11/2015
(Kinh te)
Thay vì giao hàng tại cảng TP.HCM, tới đây cần yêu cầu giao hàng tới Cần Thơ. Khi đó, các nhà vận tải buộc phải tìm giải pháp làm cảng nhận hàng tại Cần Thơ...
Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Tại hội thảo “Chiến lược phát triển hệ thống logistics vùng ĐBSCL” do Ban chỉ đạo Tây Nam bộ phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức tại TP Cần Thơ ngày 13-11, ông Lê Hoàng Linh, phó tổng giám đốc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, cho biết 70% lượng hàng xuất nhập khẩu của ĐBSCL hiện phải chuyển về TP.HCM hoặc Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) khiến giá thành bị đội lên, chưa kể áp lực lớn cho đường bộ.
Do đó, ông Linh đề nghị Nhà nước cần có chính sách khuyến khích đầu tư vận tải thủy, ưu đãi đất đai, thuế, khuyến khích các doanh nghiệp liên kết, hợp tác xây dựng cảng container, đầu tư hệ thống cảng chuyên dùng, cảng container, ưu tiên phát triển vận tải thủy container...
Ông Lê Duy Hiệp, phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics VN, cũng cho rằng Cần Thơ phải trở thành điểm giao nhận chính cho hàng xuất khẩu khu vực ĐBSCL thay vì các cảng ở TP.HCM, đồng thời đề xuất giải pháp thành lập trung tâm logistics gần các vùng nguyên liệu, có thể kết nối dễ dàng bằng đường bộ, đường thủy, trên nền tảng có sẵn và đầu tư mới.
“Thay vì giao hàng tại cảng TP.HCM, tới đây cần yêu cầu giao hàng tới Cần Thơ. Khi đó, các nhà vận tải buộc phải tìm giải pháp làm cảng nhận hàng tại Cần Thơ...” - ông Hiệp nói.