Với năng lực, trình độ của các GS.TS VN thì chúng ta hoàn toàn có khả năng xuất khẩu sang nước ngoài, để nâng cao hiệu quả lao động.
"Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được các tiêu chuẩn của TPP"
- Cập nhật : 12/10/2015
(Tin kinh te)
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh khẳng định Việt Nam khi tham gia Hiệp định TPP sẽ có nhiều cơ hội vì những tiêu chuẩn của TPP phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam.
Thứ trưởng cho biết, Hiệp định TPP không đặt nặng các tiêu chuẩn toàn cầu. Nhóm 12 nước đã đưa ra bộ tiêu chuẩn cho TPP và đó là tiêu chuẩn 12 nước chấp thuận. Nhưng đây không phải là tiêu chuẩn vàng và không áp dụng cho tất cả các nước trên thế giới. Trong tương lai, nhiều nước không lựa chọn những tiêu chuẩn trên nên có thể họ sẽ không tham gia vào hiệp định này.
"Đối với riêng Việt Nam, những tiêu chuẩn trong Hiệp định TPP là phù hợp. Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được những tiêu chuẩn này và vì vậy Hiệp định sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia", Thứ trưởng nói.
Về nguyên tắc thông qua các nội dung của TPP, Thứ trưởng cho rằng, TPP có điều khoản quy định về tỷ lệ phần trăm biểu quyết trên tổng số thành viên tham gia. Một điều khoản khi đưa ra phải đảm bảo yêu cầu về số thành viên tham gia biểu quyết, tương ứng với số % GPD thì quy định đó mới có hiệu lực. Nguyên tắc này đảm bảo sự công bằng nhưng cũng có rủi ro là khi một quy định mang lại lợi ích cho nhiều nước nhưng có thể sẽ bị hủy bỏ nếu một số thành viên không thông qua.
Đáng chú ý, Thứ trưởng cho rằng, các nước TPP không tạo ra tiêu chuẩn kép về Hiệp định TPP. Tức TPP không có tiêu chuẩn cao cho nhóm các nước có mức độ phát triển cao và tiêu chuẩn thấp cho nhóm còn lại. TPP chỉ có một tiêu chuẩn chung. Tuy nhiên, những nước có nền kinh tế phát triển hơn cam kết sẽ hỗ trợ về kỹ thuật cho nhóm nước còn lại để đáp ứng được lộ trình tham gia Hiệp định TPP có hiệu quả. Theo đó, Việt Nam cũng cũng được một số nước đồng ý sẽ hỗ trợ về mặt kỹ thuật trong thời gian tới.
Ngoài ra, TPP quy định hình thức chọn bỏ và đồng ý với các biện pháp bảo lưu. Theo đó, các thành viên tham gia có quyền được bảo lưu một ngành kinh tế nếu như ngành này chưa từng được áp dụng tại quốc gia đó. Thành viên này có quyền xem xét ngành hàng hay dịch vụ mới này cho đến đồng ý mở cửa.
Đồng thời, TPP thúc đẩy hoàn thiện bộ máy theo hướng tinh gọn, trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương và phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu", Thứ trưởng cho hay.
Kiều Linh - Huyền Thương
Theo Vinanet