Chuyên gia bán lẻ Vũ Vinh Phú nhận định, điểm nổi bật của thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2018 chính là sự cạnh tranh. Mặc dù cạnh tranh sẽ đem đến nhiều điểm lợi cho người tiêu dùng, song cũng làm xuất hiện nhiều mảng tối.
Thách thức lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Cập nhật : 15/09/2015
(Doanh nghiep)
Gia nhập Hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ mở ra cho Việt Nam những cơ hội to lớn trong việc tiếp cận một khu vực thị trường rộng lớn. Nhưng trước hết, phải làm sao cụ thể hoá, biến các cơ hội, khó khăn, thách thức đó thành lợi ích tối đa cho DN khi hội nhập AEC.
Ngày 12.9, tại TP Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng phối hợp với Hội doanh nhân trẻ TP Đà Nẵng tổ chức Hội thảo khoa học Quản trị và Kinh doanh (COMB 2015) với chủ đề “Cộng đồng kinh tế ASEAN: Cơ hội, thách thức và giải pháp cho doanh nghiệp”. Hội thảo có sự tham dự của hơn 150 đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và điều hành doanh nghiệp (DN).
Đây là hội thảo khoa học thường niên về Quản trị và kinh doanh do 2 đơn vị đồng tổ chức.
Phát biểu khai mạc, PGS. TS. Đào Hữu Hoà – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng – cho biết, hội thảo nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các trường đại học, viện nghiên cứu và hiệp hội DN, đồng thời, cùng nhau chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, trao đổi ý tưởng mới về cơ hội, thách thức và những giải pháp để hỗ trợ DN chủ động hội nhập AEC. Và đặc biệt, hội thảo lần này là một bước đi quan trọng để tạo lập mối quan hệ vững chắc giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học với nhu cầu thực tiễn xã hội hiện nay.
Nhiều thách thức
Trong phiên thảo luận thứ nhất, đa số các đại biểu đã chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, thách thức mà mỗi ngành, nghề, lĩnh vực, mỗi cơ quan chức năng phải đối mặt, nhưng trước hết, phải làm sao cụ thể hoá, biến các cơ hội, khó khăn, thách thức đó thành lợi ích tối đa cho DN khi hội nhập AEC.
Theo GS. TS. Nguyễn Trường Sơn – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, cộng đồng kinh tế AEC sẽ chính thức được thành lập vào cuối tháng 12.2015. Đây là bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập toàn diện của các quốc gia Đông Nam Á tiến tới hình thành một cộng đồng kinh tế - chính trị, an ninh – văn hoá, xã hội chung. Gia nhập AEC sẽ mở ra những cơ hội to lớn trong việc tiếp cận một khu vực thị trường rộng lớn. Tuy nhiên, khi AEC có hiệu lực, các DN Việt Nam phải đối mặt với thách thức không nhỏ, đó là sự chênh lệch về trình độ phát triển, do đó, sức ép cạnh tranh gia tăng, khả năng sẽ đẩy các DN ra khỏi thị trường truyền thống.
TS Sơn nhất mạnh: “Sẽ đặc biệt nghiêm trọng hơn khi phần đông các DN Việt Nam là DN nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh hạn chế, nguyên vật liệu, phụ tùng chủ yếu nhập khẩu từ các nước trong khu vực”.
Cũng theo TS Sơn, từ tháng 5.2015 đến nay có quá nhiều hiệp định thương mại được ký kết, điều đó sẽ đặt ra cho các DN nhiều lực chọn, một số DN không biết đi về đâu. Trong khi đó, công tác tuyên truyền cho hội nhập chưa thực sự đúng mức, do đó, các DN có một phần nào chủ quan khi tiến trình hội nhập AEC đã cận kề.
Bàn về những khó khăn, thách thức của các DN Việt Nam khi hội nhập kinh tế AEC, ông Nguyễn Văn Lý – Phó Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Đà Nẵng cũng phải thốt lên: “Vô vùng khó!”. Ông Lý cho rằng: “Các DN muốn phát triển sản xuất phải cần vốn, trong khi đó, lãi suất ngân hàng quá cao, các chính sách ưu đãi của nhà nước thì các DN nhỏ với không tới, khó tiếp cận”.
Cũng theo ông Lý, hội nhập đi nhanh nhưng vấn đề cơ chế chưa theo kịp nên dẫn đến thách thức càng nhiều, các DN vừa và nhỏ Việt Nam cũng sẽ chết trên sân nhà.
Giải pháp cho doanh nghiệp
Các đại biểu cũng đã theo luận sâu về những khó khăn, đề xuất các phương án, giải pháp thích hợp cho DN trong tiến trình hội nhập AEC. TS Nguyễn Thị Bích Thu - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đề xuất giải pháp “Đầu tư cho nguồn nhân lực để tạo lợi thế cạnh tranh khi tham gia AEC”. Bởi theo TS Thu, khi môi trường kinh doanh biến động sẽ đặt nhiều yêu cầu, tập trung mạnh mẽ về yếu tố con người trong tổ chức.
“Các nghiên cứu mới nhất gần đây đều thống nhất cho rằng nguồn lực nhân lực là nguồn tạo lợi thế cạnh tranh bền vững, là nguồn lực quan trọng nhất trong nền sản xuất xã hội, là lợi thế cạnh tranh của các quốc gia, các ngành kinh tế khác nhau và của các DN” – TS Thu nói.
Cũng theo TS Thu, lợi thế so sánh của Việt Nam hiện này là các ngành sử dụng nhiều lao động như công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm.
Đồng quan điểm với TS Thu, GS. TS. Nguyễn Trường Sơn cho rằng: “Nếu chúng ta không đầu cho nguồn nhân lực ngay từ bây giờ, không có chính sách đãi ngộ về vật chất cũng như phi chất thoả đáng thì một bộ phận lao động có tay nghề cao ở các DN Việt Nam sẽ dịch chuyển sang các nước trong khu vực”.
Theo PGS. TS. Nguyễn Mạnh Toàn – Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, để tạo lợi thế cạnh tranh, các DN phải sở hữu một thương hiệu mạnh, qua đó chiếm được lòng trung thành của khách hàng. Sự gắn kết khách hàng với thương hiệu sẽ góp phần gia tăng lòng trung thành, nâng cao giá trị thương hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh lớn cho các DN Việt Nam.