Cần phải có quy định để chống cho vay nặng lãi, nhưng cần tính kỹ thêm, hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sáng 24/8 tiếp tục ghi nhận nhiều băn khoăn về quy định lãi suất trong trong hợp đồng vay tài sản tại Bộ luật Dân sự (sửa đổi).
Số liệu GDP địa phương:Tổng cục Thống kê chịu trách nhiệm
- Cập nhật : 03/09/2015
(Tin kinh te)
Từ năm 2017, Tổng cục Thống kê sẽ là đầu mối duy nhất thực hiện tính toán và công bố số liệu GDP địa phương (GRDP).
Chính phủ vừa có văn bản đồng ý để Tổng cục Thống kê gửi báo cáo kết quả tính lại và ước tính số liệu GDP địa phương giai đoạn 2011 - 2015.
Thông tin này được Văn phòng Chính phủ phát đi ngày 31/8. Theo đó, Tổng cục Thống kê sẽ phải chịu trách nhiệm về thông tin, số liệu báo cáo này.
Chỉ đạo này bắt nguồn tự việc suốt thời gian qua số liệu thống kê về GRDP của các địa phương luôn bị đặt nghi vấn vì thường gấp trên 1,5-2 lần so với tốc độ tăng GDP của cả nước.
Trong khi đó GRDP lại là cơ sở để Chính phủ xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng, miền, địa phương, bảo đảm cân đối chung cả nước.
Trên thực tế nghi vấn này đã được trả lời sau khi Tổng cục Thống kê đã cử 5 đoàn công tác đến Hà Nội, Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Nai và Lâm Đồng để rà soát số liệu GRDP của năm 2011.
Kết quả đã chứng minh đúng là GRDP của 5 địa phương này sau khi được tính lại đều thấp hơn 2-5,5% so với số liệu đã báo cáo.
Từ thực tế này Thủ tướng đã phê duyệt đề án Đổi mới quy trình biên soạn số liệu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo đó, từ năm 2016, Tổng cục Thống kê sẽ phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tính toán số liệu này và từ năm 2017, Tổng cục sẽ là đầu mối duy nhất thực hiện tính toán và công bố số liệu GRDP.
Trước đó chính Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh từng thừa nhận trước Quốc hội rằng có tình trạng “làm đẹp” số liệu thống kê tại các địa phương. Đặc biệt hiện tượng số liệu GDP do các địa phương công bố và GDP cả nước chênh lệch lớn, khiến dư luận bày tỏ nghi ngại.
TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, tại các nước phát triển, danh mục trong GDP được thống kê chặt chẽ; hàng hóa, dịch vụ được định giá trên đơn vị tiền tệ của các quốc gia đó và các giao dịch được thực hiện chủ yếu thông qua ngân hàng nên độ chính xác của GDP cao hơn.
Tại Việt Nam, giao dịch tiền mặt còn quá lớn, tỉ lệ người làm thuê, người làm công được trả lương bằng tiền mặt chiếm tỉ trọng lớn nhưng chưa được đưa vào danh mục tính GDP.
Theo ông Hiếu, muốn tái cấu trúc nền kinh tế hiệu quả, trước tiên phải điều chỉnh lại tính chính xác của các chỉ số cơ bản. Đó là cơ sở quan trọng để tái cấu trúc nền kinh tế.
"Ngoài Tổng cục Thống kê, cần có một đơn vị độc lập thực hiện việc thống kê, trên cơ sở đó so sánh đối chiếu và có được số liệu chính xác nhất, thuyết phục nhất", TS Hiếu đề nghị.