tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

"Tụt hậu" so với láng giềng: Việt Nam chỉ còn cách tăng năng suất lao động

  • Cập nhật : 04/09/2015

(Tin kinh te)

Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho rằng, để mức thu nhập bình quân đầu người tiệm cận tới 15.000 USD/người/năm vào năm 2035, bảo đảm tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ nhanh chóng, điểm mấu chốt trong vòng 20 năm tới của Việt Nam là phải bảo đảm năng suất lao động tốt.

trong giai doan 20 – 25 nam qua, nang suat lao dong cua viet nam theo chieu huong di xuong.

Trong giai đoạn 20 – 25 năm qua, năng suất lao động của Việt Nam theo chiều hướng đi xuống.

 

Số liệu mới công bố từ Tổng cục Thống kê cho thấy, mặc dù đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình nhưng Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp và chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 1988, Thái Lan năm 1993, Indonesia năm 2008, Philippines năm 2010 và Hàn Quốc năm 1982.

Một thông tin cũng không mấy vui là, trong giai đoạn 1994 - 2013, năng suất lao động của Việt Nam tăng trung bình 4,87%, là mức tăng cao nhất trong ASEAN. Tuy nhiên, với giả sử Việt Nam và một số nước vẫn duy trì liên tục tốc độ tăng trưởng năng suất lao động trung bình như trong giai đoạn vừa qua thì phải đến năm 2018 Việt Nam mới bắt kịp năng suất lao động của Philippines và đến năm 2069 mới bắt kịp Thái Lan.

Trao đổi bên lề Diễn đàn kinh tế mùa Thu diễn ra tuần qua, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề về xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng, hiện nay, trong thị trường lao động của Việt Nam đang hoàn thiện, chưa đạt đến đỉnh cao của thị trường lao động. Trong ASEAN, chi phí lao động của doanh nghiệp Việt Nam là 18%, cao hơn của ASEAN là 16%, tức là chi phí lao động của Việt Nam cao hơn trong khi năng suất lao động quá thấp.

Trong buổi làm việc với Uỷ ban Kinh tế Quốc hội mới đây, đại diện Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho rằng, để mức thu nhập bình quân đầu người tiệm cận tới 15.000 USD/người/năm vào năm 2035, bảo đảm tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ nhanh chóng, điểm mấu chốt trong vòng 20 năm tới của Việt Nam là phải bảo đảm năng suất lao động tốt.

"Paul Krugman, một chuyên gia kinh tế đạt giải Nobel về kinh tế đã nói rằng, năng suất lao động không phải là tất cả nhưng về lâu dài nó gần như là tất cả. Khả năng nâng cao mức sống về lâu dài của 1 quốc gia hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực nâng cao sản lượng tính trên mỗi lao động. Như vậy thì theo ông Faul, điểm mấu chốt là phải bảo đảm năng suất lao động", đại diện World Bank nói.

Theo đại diện World Bank, trong giai đoạn 20 – 25 năm qua, năng suất lao động của Việt Nam theo chiều hướng đi xuống. Theo đó, việc thay đổi xu hướng về năng suất lao động là điều vô cùng quan trọng. Và để đạt được tăng trưởng năng suất lao động thì phải có tăng trưởng nâng suất lao động từng ngành.

Theo đánh giá của World Bank, thập kỉ 90, hầu hết các ngành mức tăng trưởng năng suất lao động tương đối tốt nhưng từ năm 2000 trở đi, tăng trưởng nâng suất lao động trong các ngành chính đều giảm, trong 4 ngành thậm chí mức tăng trưởng âm là khai mỏ, dịch vụ công ích, xây dựng và tài chính. Một đặc điểm chung là hầu hết các ngành này bị chi phối bởi khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực công. Tuy nhiên, năng suất lao động khu vực tư nhân trong vòng 15 năm qua cũng giảm mạnh, hoạt động kém hiệu quả như khu vưc công.

Một điểm đáng lưu ý, những ngành có năng suất lao động thấp nhất cũng là ngành phân bổ nguồn lực nhiều nhất bao gồm: bất động sản, tài chính ngân hàng, xây dựng. Một số ngành có năng suất lao động cao như: ngành chế biến thực phẩm, dệt may và điện tử - có năng suất, hiệu suất cao hơn thì lại thu hút được ít nguồn lực hơn. Vấn đề ở đây là hệ thống tổng thể không bảo đảm hiệu quả bởi những ngành có hiệu suất thấp nhất lai hút nhiều nguồn lực nhất và ngược lại.

Vị này cũng cho rằng, cần phải tăng tỷ trọng các doanh nghiệp tư nhân lớn với hiệu quả và năng suất lao động cao hơn để tăng năng suất lao động. Tại Việt Nam, có rất ít doanh nghiệp tỷ nhân trong nước có quy mô lớn với khoảng 94% có quy mô dưới 50 nhân viên và người lao động. 

"Tuy nhiên, một điểm cũng đáng lưu ý, tình hình ở Việt Nam cũng rất phức tạp bởi có một số doanh nghiệp tư nhân lớn hoạt động kém hiệu quả hơn doanh nghiệp tư nhân nhỏ. Đây là điều vừa gây ngạc nhiên vừa khiến người ta dễ nản lòng. Cái khiến người ta băn khoăn là ở chỗ: “không biết trông cậy vào đầu để tăng năng suất tổng thể vì họ trông đợi vào những doanh nghiệp lớn kéo năng suất tổng thể lên nhưng doanh nghiệp lớn Việt Nam không làm được nhiệm vụ của mình”", vị này nói.

(Theo Dân Trí)

Trở về

Bài cùng chuyên mục